Tại sao Binance tạo ra Binance Smart Chain (BSC)?
Chào anh em! Binance Smart Chain là một chủ đề nóng hiện nay.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ không nói về các dự án trên hệ sinh thái BSC, mà tìm hiểu sâu về chính mạng lưới này, lí do tại sao Binance tạo ra BSC, ưu, nhược điểm của mạng lưới này,...
Bài viết được mình lược dịch từ bài viết gốc của tác giả Calvin Chu @calchulus, một Crypto KOLs được rất nhiều dự án DeFi lớn theo dõi trên mạng xã hội Twitter, có thể kể đến như 1InchExchange, PancakeSwap, 0xMaki (dev của Sushi), Saffron Finance,....
Anh em tham khảo để có thêm góc nhìn trong đầu tư. Đây không phải lời khuyên đầu tư!
[toc]
Binance Smart Chain là gì?
Tháng 9 năm ngoái, Binance đã ra mắt một chain riêng, Binance Smart Chain (BSC), tương thích với máy ảo EVM của Ethereum. Nhờ đó BSC cũng tương thích với các công cụ hỗ trợ trên Ethereum như Metamask, Trust Wallet,...
Ưu điểm
Nhờ đặc tính tương thích với Ethereum của BSC, người dùng Ethereum không cần phải sử dụng những ví mới, hay công cụ hỗ trợ khác, mà vẫn có thể sử dụng Chain này. Trong khi Blockchain khác như Tronx, người dùng phải tải bộ công cụ mới (TronLink Wallet, Tronscan,...)
Nhược điểm
Binance Smart Chain hiện đang hoạt động với 21 validator, và điểm đặc biệt là 21 validator này đều là do Binance lựa chọn, điều này làm cho Binance Smart Chain trở nên “tập trung”, bị điều khiển bởi một chủ thể thay vì phi tập trung như những Chain khác.
Từ đó, vài người đã cho rằng BSC là Chain đang bị thao túng bởi Binance, họ có thể làm bất cứ điều gì như chiếm lấy quỹ tiền của người dùng, gây ra double spending,...
Tuy nhiên, theo tác giả, Binance sẽ không làm vậy, vì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của sàn Binance. Binance bây giờ đã trở thành một công ty hàng tỷ USD, họ thực sự có thể kiếm nhiều tiền hơn là cố gắng chiếm lấy tiền của khách hàng.
Tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết hơn về Binance Smart Chain với bài viết: Binance Smart Chain 101 - Mọi điều cần biết về BSC
Tại sao Binance tạo ra Binance Smart Chain (BSC)
Không chỉ riêng Binance mà các sàn khác tại Châu Á như ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản đều bị nhiều người cho là “Fake Volume”.
Tuy nhiên, ở đây tác giả đưa ra một dẫn chứng thuyết phục là dù các sàn giao dịch phi tập trung như Uniswap hay SushiSwap đang ngày trở nên phổ biến, thì sàn Binance vẫn là chủ thể sử dụng mạng lưới Ethereum nhiều nhất. Đây rõ ràng không phải “Fake Volume”, Binance đã thực sự phải trả 3% phí gas trên mạng lưới Ethereum, một con số không hề nhỏ để có thể “Fake”.
Và trong khi một số ý kiến cho rằng BSC đang cố gắng đánh bại các đối thủ và buộc mọi người phải sử dụng những công cụ hỗ trợ của BSC, thì theo tác giả, dựa vào những số liệu cho rằng Binance chỉ đang không muốn người dùng của mình phải trả 3% phí gas cho việc rút tiền mà thôi, đó là chưa kể số phí mà người dùng dùng để chuyển tiền đến sàn Binance.
Cá nhân mình thấy ý kiến của tác giả là hoàn toàn hợp lý, một doanh nghiệp đúng là đang làm ăn rất tốt và hoàn thành trách nhiệm với khách hàng, nhưng thấy khách hàng của mình gặp khó khăn và ra tay giúp đỡ thì đó là việc hoàn toàn tốt.
Giống như việc Vingroup xây khu chung cư bán cho người dân, nhà ở rất thoải mái và khiến cho dân hài lòng, nhưng thấy người dân mỗi lần đi chợ, đi học phải đi xa. Ok, Vingroup xây hẳn VinMart, VinSchool trong khu chung cư, chưa xét đến việc lời lỗ nhưng điều này đã tạo nên sự thoải mái, tiện lợi cho người dùng sản phẩm của Vingroup và tăng tính nhận diện thương hiệu.
Ngoài ra, Binance Smart Chain và Binance còn có mối liên kết nhiều hơn thế nữa, mối liên kết đặc biệt giữa một Blockchain và một Sàn giao dịch. Tác giả sẽ đề cập ở phần sau khi chúng ta đi sâu hơn vào mạng lưới BSC.
Điểm mạnh trong cơ chế hoạt động của Binance Smart Chain (BSC)
Bây giờ đến với câu chuyện riêng của Binance Smart Chain.
BSC có thể xem là một phiên bản Folk “tập trung” của Ethereum, tuy nhiên nó hoàn toàn tương thích với Ethereum, điều đó có nghĩa là những nhà phát triển trên Ethereum có thể phát triển trên BSC một cách dễ dàng, các Dapp trên Ethereum cũng chỉ cần sửa đổi đôi chút cũng có thể hoạt động trên nền tảng BSC.
Và đặc biệt, 30% phí giao dịch được sử dụng bởi người dùng sẽ được trả lại cho nhà phát triển, điều này tạo thêm động lực cho các phát triển, tạo thêm nhiều ứng dụng hữu ích hơn trên BSC.
Về chương trình BUIDL Reward Program của BSC, anh em có thể xem thêm tại đây.
Đồng thời, chi phí để triển khai một hợp đồng trên BSC rẻ hơn gấp x200 lần so với trên Ethereum, điều này tạo ra một môi trường thử nghiệm tuyệt vời cho các nhà phát triển, BSC đã cung cấp cho các nhà phát triển đầy đủ các điều kiện bao gồm:
- Lượng người dùng lớn.
- Chi phí xây dựng hợp đồng thông minh rẻ.
- Nhận được phần thưởng nếu hợp đồng thông minh thực sự được sử dụng nhiều.
Contract đang được sử dụng nhiều nhất trên BSC, xét về phí gas sử dụng, đó là 0x05fF2B0DB69458A0750badebc4f9e13aDd608C7F.
Đây là router của PancakeSwap. Trong 19 ngày của tháng 2 (khoảng ⅔ tháng), chỉ riêng contract này đã tạo ra 12,233.34337 BNB phí giao dịch được sử dụng bởi người dùng.
Nếu giá ước lượng của 1 BNB ~ $300, contract này đã tạo ra khoảng $3.6 M, và 30% số này sẽ được trả về cho Devs của Pancake, và theo như dự án Pancake chia sẽ, số tiền đó sẽ được các nhà phát triển mua lại CAKE trên trên thị trường và đem đi đốt, từ đó làm tăng cầu và giảm cung đối với CAKE.
Như vậy, doanh thu 1 tuần của Pancake Swap sẽ khoảng $1.08 M, đó chỉ là doanh thu từ chương trình Rebate fees của BSC, doanh thu hằng năm ~ $60 M sẽ được đem đi mua CAKE và đốt. Không có nhiều dự án DeFi có thể đạt được doanh thu ấn tượng như vậy, ngay cả dự án Lending nổi tiếng Maker, cũng chỉ đạt $70 M doanh thu để mua MKR và đem đi đốt.
Tham khảo thêm: Bí quyết làm giàu cùng PancakeSwap
Binance Smart Chain (BSC) và Binance Exchange
Sự kết hợp giữa Binance Smart Chain và Binance cho phép hoán đổi và lưu trữ những token thuộc các chains khác một cách dễ dàng và ít tốn chi phí hơn, điều mà không hề dễ dàng và khá đắt khi thực hiện trên mạng lưới Ethereum.
Mặc dù đây không phải là một đặc tính phi tập trung và “trustless”, tuy nhiên nó rất rẻ và tiện lợi, mục tiêu cuối cùng của người dùng được đảm bảo.
Đồng thời, BSC cũng sẽ cho phép các nhà phát triển Lending Pools, AMM,... hỗ trợ một loại tài sản “cross-chain” mới, chẳng hạn như DOTB (Binance Wrapped Dot) hay ETHB.
Bên cạnh đó, khi đầu tư vào Binance Smart Chain anh em cũng cần phải chú ý một số điều, trong đó có một vài chỉ số mà mình không thể bỏ qua để giúp cho quá trình đầu tư trở nên hiệu quả hơn. Các chỉ số đó là gì? Tìm hiểu thêm với bài viết: 6 chỉ số không thể bỏ qua khi đầu tư Binance Smart Chain (BSC)
Lời kết
Dù chỉ mới ra mắt được 6 tháng, nhưng những cột mốc Binance Smart Chain đạt được là rất đáng nể, số giao dịch trên BSC hiện nay đã gần bằng 50% số giao dịch trên Ethereum.
Bài viết cũng đã giải thích lí do tại sao các sàn giao dịch như Huobi, Gate, Okex, FTX lại muốn tạo ra một Chain ra riêng của mình như Hecochain, OKExChain, GateChain,...
Sau khi đọc xong bài viết, mình tin anh em đã có thêm gócnhìn về các hệ sinh thái. Anh em nghĩ liệu BSC có là Tương lai của DeFi hay chỉ là Trend nhất thời? Hãy comment ý kiến của anh em ở phần bình luận bên dưới để cùng trao đổi và thảo luận.
Anh em tham khảo bài viết gốc tại đây.