Chiliz Chain ảnh hưởng như thế nào tới $CHZ?
Tổng quan về Chiliz Chain
Chiliz Chain là một dự án đã được ấp ủ rất lâu bởi team Chiliz Labs và Socios. Dự án đã khởi chạy testnet vào năm 2022 với cơ chế đồng thuận là Proof of Staked Authority (PoSA) nhằm tăng tính phi tập trung và mở rộng hơn so với Chiliz Legacy Chain.
Đội ngũ của CHZ đến từ nhiều nơi khác nhau và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành blockchain. Ngoài ra, dự án đã từng được gọi vốn với con số 65 triệu USD từ Binance Labs, Jump Crypto và FBG Capital,...
Một số thông tin về Chiliz Chain:
- Chiliz Chain là blockchain layer 1 với khả năng tương tác EVM.
- Chiliz Chain có tổng cộng 11 validators, một trong số đó là Jump Crypto. Paribu và Meria.
Đọc thêm về Chiliz Chain tại đây.
Thay đổi trong phương thức hoạt động
Trước đây, Chiliz Legacy Chain là một blockchain sử dụng thuật toán Proof of Authority (PoA) làm cơ chế bảo mật và đồng thuận, tương tự blockchain Cronos. Với cơ chế đồng thuận PoA, các giao dịch trên mạng lưới Chiliz Legacy Chain sẽ nhanh hơn so với những thuật toán khác. Ngoài ra, việc sử dụng PoA giúp Chiliz Legacy Chain dễ triển khai và quản lý mạng lưới hơn so với các thuật toán khác.
Tuy nhiên, PoA lại có một nhược điểm chí mạng đó là khả năng phi tập trung. Đối với PoA, quyền lực và quyết định của mạng lưới phụ thuộc vào các Authority Nodes, từ đó, nếu một số các Nodes bị tấn công, mạng lưới Chiliz có thể gặp rủi ro về tính bảo mật và đồng thuận. Ngoài ra, việc sử dụng cơ chế PoA cũng làm mất đi sự công bằng trong việc đưa ra quyết định và quản lý mạng lưới.
Ngoài ra, việc sử dụng PoA làm cho mạng lưới khó có thể mở rộng khi mà bản chất của Chiliz Legacy Chain hoạt động tương đối khá giống một “subnet” của ETH và lấy ETH làm phí giao dịch mà không phải CHZ.
Tìm hiểu thêm về thuật toán PoA.
Vì vậy, giải pháp của Chiliz là cho ra mắt Chiliz Chain với cơ chế đồng thuận Proof of Staked Authority (PoSA) - cơ chế đồng thuận được sử dụng bởi BSC Chain. Đây là cơ chế đông thuận kết hợp giữa PoA và PoS.
Ưu điểm của việc sử dụng PoSA làm cho mạng lưới Chiliz tăng tính phân quyền bằng việc những người nắm giữ CHZ sẽ có quyền tham gia bỏ phiếu để chọn validators. Điều này tạo ra một môi trường công bằng và phân quyền, trong đó quyền lực không tập trung vào một số nhóm cụ thể.
Ngoài ra, việc sử dụng PoSA cũng mở rộng tham vọng của đội ngũ Chiliz , khi mà thuật toán PoSA có tính mở rộng hơn so với PoA. Từ đó, cho phép các nhà phát triển có thể triển khai các Dapps trên Chiliz Chain và hình thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh cho mạng lưới này. Không những thế, Chiliz Chain còn cho ra mắt Incentive program trị giá 50 triệu USD nhằm thu hút thêm các nhà phát triển đến với hệ sinh thái.
Chiliz Chain sẽ ảnh hưởng như thế nào tới $CHZ?
Lịch sử giá của $CHZ
CHZ ra mắt vào tháng 10/2018 và đạt ATH vào tháng 3/2021 với con số là 0.89 USD. Việc đạt con số ATH này có thể là do vào tháng 3/2021, đội ngũ Chiliz đã thông báo đầu tư 60 triệu USD vào các phương tiện truyền thông, quảng bá thương hiệu nhằm thu hút người dùng. Sau khi đạt được ATH 1 tuần, CHZ được giao dịch ở mức giá 0.11 USD và quay lại 0.83 USD vào tháng 4/2021.
Tuy nhiên, vào năm 2022, giới blockchain chứng kiến 2 sự sụp đổ đó là LUNA và FTX. Vào tháng 5/2022, LUNA sụp đổ, dẫn tới việc dòng tiền bắt đầu chảy ra khỏi thị trường, khi đó giá của $CHZ rơi từ 0.12 USD xuống còn 0.08 USD.
Chuyện xấu tiếp nối chuyện xấu, thị trường chưa phục hồi lại được bao lâu, một trong những đối tác chính của Chiliz là FTX tuyên bố phá sản vào tháng 11/2022, khiến cho token CHZ rớt xuống còn 0.14 USD.
Không những vậy, vào cuối năm 2022, World Cup diễn ra và CHZ chỉ đạt được ngưỡng 0.27 USD và rớt xuống 0.13 USD vào tháng 12/2022 (Quãng thời gian vẫn còn World Cup). Và từ đó, token $CHZ gần như không thể vượt được ngưỡng 0.2 USD.
Vậy vì sao CHZ chưa thể tăng mạnh?
Nhược điểm khiến $CHZ khó có thể tăng mạnh có thể đến từ việc có quá ít use case, các use case chỉ gồm mua bán fan token và tham gia voting, dẫn đến việc nhu cầu sở hữu của CHZ chưa thực sự cần thiết. Từ đó, làm cho giá token không thực sự thay đổi nhiều trong khoảng thời gian đây.
Hãy lấy ví dụ, anh A muốn mua token PSG của đội tuyển PSG và tham gia vào các hoạt động của câu lạc bộ, anh A sẽ có hai lựa chọn là mua trên Chiliz thông qua token CHZ hoặc mua trên Binance bằng USDT và chuyển số token PSG qua mạng lưới CHZ để tham gia voting.
Rõ ràng, đa phần người dùng sẽ có xu hướng thực hiện mua bán trên các sàn CEX (Binance, OKX,..) thông qua USDT vì tính tiện lợi và dễ sử dụng. Do đó, dẫn đến việc token CHZ lại thực sự chưa có nhiều tính thực tiễn trên chính mạng lưới cũ của chính họ.
Chiliz Chain liệu có khắc phục được nhược điểm?
Nhận ra điều này, đội ngũ Chiliz đã tập trung phát triển Chiliz Chain nhằm đưa CHZ trở thành native token của mạng lưới. Từ đó, giúp nhu cầu sở hữu CHZ tăng lên và đưa giá của CHZ phục hồi trở lại. Ngoài ra, sau khi thông báo ra mắt Chiliz Chain, lượng người dùng sở hữu CHZ đã tăng lên nhưng con số tăng lên vẫn chưa đáng kể.
Tuy nhiên, giá của CHZ vẫn chưa có sự thay đổi do nhu cầu sử dụng mạng lưới vẫn chưa có và hệ sinh thái của Chiliz Chain vẫn chưa hoàn thiện. Hiện tại, số lượng địa chỉ của Chiliz Chain chỉ đạt khoảng 700 ví.
Tổng kết
Nhìn chung, Chiliz Chain có nhiều tiềm năng phát triển ở nhiều khía cạnh khi mà đối thủ cạnh tranh Chiliz gần như là chưa có. Tuy nhiên, đối với một hệ sinh thái thể thao, việc tạo được tính thực tiễn dành cho token CHZ là một điều hết sức khó khăn và yêu cầu rất nhiều công sức và tâm huyết đến từ đội ngũ.