Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

CZ tố cáo Coinbase "hại" Binance - Động cơ đằng sau là gì?

CZ cáo buộc Coinbase đứng sau chiến dịch bôi nhọ Trump, World Liberty Financial và Binance để ngăn ân xá cho CZ và cản đường Binance phát triển tại Mỹ. Sự thật đằng sau là gì?
Jack Vĩ
Published a day ago
Updated 17 hours ago
13 min read
thumbnail

Drama giữa Coinbase và Binance bắt đầu từ đâu?

Sự việc bùng nổ vào sáng ngày 13/7/2025 khi Matt Wallace, một influencer nổi bật trên X với hơn 2.3 triệu người theo dõi và lập trường ủng hộ Trump, đăng tải một bài viết gây chấn động. Ông cáo buộc Coinbase là "nguồn ẩn danh" đứng sau các chiến dịch truyền thông tiêu cực nhắm vào Trump, WLF, và Binance.

Ông cho rằng Coinbase lo ngại CZ sẽ được ân xá từ Trump, mở đường cho Binance tái nhập thị trường Mỹ một cách hợp pháp. Thông tin này sẽ chẳng có giá trị nếu như CZ không chia sẻ bài viết này để thể hiện ông ủng hộ!

cz tố cáo coinbase chơi xấu binance và cz
CZ retweet bài viết cáo buộc Coinbase "chơi xấu" Binance và CZ.

Cáo buộc cho rằng Coinbase - một sàn giao dịch nổi tiếng với phí cao (2-4%) và dịch vụ khách hàng thường xuyên bị chỉ trích sợ mất vị thế thống trị tại Mỹ nếu Binance trở lại với tư cách hợp pháp.

Theo dữ liệu từ CoinGecko, Binance thống trị 37.5% thị phần volume của top 10 sàn giao dịch tập trung trong Q1 2025, với $2 nghìn tỷ USD spot trading volume, trong khi Coinbase chủ yếu dẫn đầu tại Mỹ nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ hơn toàn cầu.

Drama thực sự leo thang từ bài báo của Bloomberg ngày 11/7/2025 khi cáo buộc Binance đã viết code smart contract cho stablecoin USD1 của World Liberty Finance - dự án có liên hệ trực tiếp với gia đình Tổng thống Donald Trump.

Theo báo cáo, Binance nắm giữ tới 90% nguồn cung USD1, có thể kiếm hàng chục triệu USD lãi suất từ việc giữ coin này, trong khi WLFI đã bán token trị giá 550 triệu USD, mang về khoảng 390 triệu USD cho gia đình Trump.

Mặc dù chưa thể xác nhận số tiền Trump nhận được đến từ sự hỗ trợ của CZ nhưng điều đáng nghi ngờ nhất là vì sao trong 2.2 tỷ USD vốn hóa của USD1 thì chỉ có 50 triệu đô phát hành trên Ethereum còn 2.15 tỷ USD1 còn lại được phát hành trên BNB Chain (chiếm 97%).

Trong một podcast phỏng vấn vào ngày 6/5/2025 trên kênh Rug Radio, CZ đã thừa nhận ông đã nộp đơn xin ân xá lên Tổng thống Mỹ Donald Trump sau án tù 4 tháng vì vi phạm luật chống rửa tiền. Điều này không phải là điều ngẫu nhiên khi đơn ân xá được nộp ngay sau khi Stablecoin USD1 của Trump được Abu Dhabi chọn để đầu tư 2 tỷ đô la vào Binance.

CZ đã phủ nhận và đe dọa kiện Bloomberg vì phỉ báng, đồng thời ám chỉ đây là "một bài tấn công khác được tài trợ bởi đối thủ cạnh tranh", trong trường hợp này là Coinbase.

drama cz vs coinbase bloomberg
CZ cáo buộc Coinbase trả tiền cho Bloomberg nói sai sự thật.

Tuy nhiên, cáo buộc Coinbase đứng sau vẫn chỉ là suy đoán dựa trên nguồn ẩn danh, chưa có bằng chứng cụ thể. Phần này đặt nền tảng cho câu hỏi lớn hơn: Liệu ân xá của CZ có phải là một phần của mạng lưới lợi ích crypto-chính trị?

Tổng thống Mỹ nhưng kiếm tiền từ crypto?

Để hiểu rõ động cơ, chúng ta cần xem xét sự thay đổi trong môi trường pháp lý crypto, tạo nên sự chuyển tiếp logic từ quy định khắc nghiệt sang cơ hội phát triển. Dưới thời Gary Gensler làm Chủ tịch SEC (2021-2025), ngành crypto đối mặt với vô vàn thách thức.

Hàng loạt vụ kiện nhắm vào các công ty crypto như Ripple, Polkadot, Binance, Coinbase và FTX khiến nhiều dự án khó phát triển. Điều này không chỉ làm chậm lại sự bùng nổ ngành mà còn khiến chi tiêu vận động hành lang của ngành đạt kỷ lục năm 2023 sau các vụ kiện.

Paul S. Atkins làm Chủ tịch SEC
Chủ tịch SEC mới mở cửa cho các dự án crypto phát triển.

Tuy nhiên, kể từ khi Trump bổ nhiệm Paul S. Atkins làm Chủ tịch SEC mới vào tháng 4/2025, thị trường crypto đã chứng kiến sự nới lỏng đáng kể. Atkins thân thiện với crypto từ thời làm commissioner SEC dưới thời Bush, đã thúc đẩy đổi mới như phê duyệt thêm ETF crypto và hỗ trợ stablecoin.

Chính Trump cũng tham gia sâu vào ngành để kiếm lợi: Ông thu về hàng trăm triệu USD từ các dự án crypto, với tổng thu nhập từ lĩnh vực này ước tính lên đến 600-620 triệu USD theo các báo cáo tài chính năm 2025.

Cụ thể, Trump kiếm khoảng 57.7 triệu USD từ bán token của World Liberty Financial (WLFI) – dự án DeFi ra mắt tháng 9/2024, gom hơn 500 triệu USD vốn, và nắm 60% quyền kiểm soát bởi gia đình Trump. Quỹ World Liberty Financial đã mua vào các token lớn như ETH, TRX, LINK, AAVE, AVAX,...

Portfolio World Liberty Financial.
Portfolio đầu tư crypto của quỹ World Liberty Financial.

Bên cạnh đó, Trump kiếm bộn từ meme coins như $TRUMP (vốn hóa gần 5.5 tỷ USD, tạo 100 triệu USD phí giao dịch). Stablecoin USD1 ra mắt tháng 10/2024 dưới WLFI đã vượt mốc nguồn cung 2 tỷ USD, lọt top 10 stablecoins, với airdrop cho holder WLFI tháng 4/2025.

Trump còn kiếm hàng triệu từ NFT: Ra mắt 5 bộ sưu tập từ 2022-2025, bán hàng chục nghìn NFT giá từ 99 USD, một số resale lên triệu USD, và hàng xa xỉ như đồng hồ "Crypto President" thanh toán bằng Bitcoin.

donald trump crypto
Ma trận của Tổng thống Donald Trump trong thị trường crypto.

Trở thành Tổng thống đã giúp Trump đa dạng hóa thu nhập, nhưng cũng khơi dậy nghi ngờ xung đột lợi ích, đặc biệt khi chính sách pro-crypto của ông (ví dụ: GENIUS Act cho stablecoin) có thể ưu tiên đối tác như Binance dẫn đến cáo buộc từ Bloomberg và tin đồn về Coinbase. Điều này chuyển tiếp mượt mà đến lịch sử cạnh tranh, nơi các sàn giao dịch sẵn sàng đấu đá nhau để giành lợi thế.

Coinbase "trả đũa" Binance cho FTX?

Drama hiện tại giữa CZ và Coinbase không phải là một sự kiện mới mà có thể bắt nguồn từ những mâu thuẫn lịch sử trong ngành crypto, đặc biệt là vụ sụp đổ của FTX năm 2022 – một minh chứng điển hình cho thấy cạnh tranh khốc liệt của thị trường này.

Để hiểu rõ hơn, hãy quay ngược thời gian: Binance từng đầu tư đáng kể vào FTX. Tuy nhiên, mối quan hệ nhanh chóng rạn nứt do cạnh tranh gay gắt về thị phần toàn cầu. Sự việc bùng nổ vào ngày 6/11/2022, khi CZ tweet công khai rằng Binance sẽ bán hết khoảng 23 triệu FTT để quản lý rủi ro vì lo ngại vấn đề thanh khoản.

Báo cáo từ CoinDesk tiết lộ Alameda Research (quỹ đầu tư & market maker thuộc sở hữu của Sam Bankman-Fried) đang nắm giữ phần lớn tài sản dưới dạng FTT thiếu thanh khoản, tạo ra rủi ro hệ thống lớn.

Thị trường lập tức hoảng loạn, giá FTT lao dốc hơn 80% chỉ trong vài ngày, từ khoảng 22 USD xuống dưới 2 USD, dẫn đến làn sóng rút tiền ồ ạt từ FTX với tổng giá trị khoảng 6 tỷ USD chỉ trong 72 giờ. SBF ban đầu cố gắng trấn an cộng đồng qua tweet "FTX is fine. Assets are fine.", nhưng sau đó thừa nhận sai lầm và tìm kiếm thỏa thuận cứu trợ từ chính Binance.

Tuy nhiên, thỏa thuận nhanh chóng đổ bể chỉ một ngày sau, khi Binance tiến hành thẩm định và phát hiện FTX đã lạm dụng quỹ khách hàng một cách nghiêm trọng, với lỗ hổng tài chính ước tính 8-10 tỷ USD.

Kết quả là FTX nộp đơn phá sản vào ngày 11/11/2022, đánh dấu một trong những vụ sụp đổ lớn nhất lịch sử crypto, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nhà đầu tư và làm rung chuyển toàn bộ thị trường (Bitcoin giảm 20% chỉ trong tuần đó).

SBF bị bắt tại Bahamas tháng 12/2022, dẫn độ về Mỹ, và bị kết án 25 năm tù vào tháng 3/2024 vì tội gian lận, rửa tiền và các cáo buộc liên quan, với lệnh bồi thường hơn 11 tỷ USD.

Binance rõ ràng hưởng lợi lớn từ sự kiện này, khi loại bỏ một đối thủ cạnh tranh trực tiếp như FTX. Từ đó giúp Binance củng cố vị thế dẫn đầu với volume tăng vọt lên 40% thị phần vào cuối 2022.

FTX sụp đổ
Timeline sụp đổ của FTX kể từ khi CZ thông báo bán FTT.

Mặc dù Coinbase hưởng lợi gián tiếp nhưng có lẽ họ không hoàn toàn mong muốn FTX sụp đổ, vì điều này vô tình củng cố vị thế toàn cầu của Binance - một đối thủ lớn hơn nhiều, với phí thấp hơn và sản phẩm đa dạng hơn, khiến áp lực cạnh tranh tại Mỹ tăng cao.

Vụ việc FTX lộ rõ góc tối của cạnh tranh trong ngành: Các sàn giao dịch không chỉ xem nhau là đối thủ mà còn "kẻ thù không đội trời chung", sẵn sàng khai thác điểm yếu để loại bỏ đối thủ. CZ hiếm khi thực hiện hành động công khai như vậy, tweet của ông được coi là hành động tấn công trực diện đối thủ.

Hiện tại, chưa có bài báo nào cho thấy Binance và Coinbase kiện nhau, tấn công nhau nhưng hành động của CZ đã ngầm xác nhận điều này. Liệu Coinbase có đang tấn công CZ và Binance ngầm?

Điều này tưởng chừng không liên quan nhưng nó ảnh hưởng đến sự sống còn của Coinbase trong tương lai trước đối thủ lớn là Binance. Dù không còn là CEO của Binance nhưng CZ đóng vai trò rất quan trọng với sàn này. Kể từ khi CZ lĩnh án tù, Binance dường như bị lu mờ trước các đối thủ. Nhưng sau khi ra tù tháng 9/2024, Binance nhanh chóng bùng nổ với các chiến dịch như Binance Alpha.

Binance wallet binance alpha market share
Binance Wallet nhanh chóng chiếm thị phần khi Binance Alpha ra mắt.

Có lẽ điều Brian Armstrong (CEO Coinbase) lo ngại nhất là "Bộ óc chiến lược" của CZ, người có khả năng lật ngược thế cờ chỉ bằng một tweet hoặc liên minh chính trị, như mối quan hệ với Trump hiện tại.

Cáo buộc Coinbase "trả đũa" qua Bloomberg có thể là cách Binance đánh phủ đầu, nhưng nó phản ánh một thực tế: Trong ngành crypto, nơi thị phần Mỹ trị giá hàng trăm tỷ USD, các ông lớn sẵn sàng sử dụng mọi công cụ từ truyền thông đến vận động hành lang để bảo vệ lãnh địa. Vụ FTX không chỉ là bài học về minh bạch mà còn là tiền đề cho những cuộc chiến ngầm như drama hôm nay.

Đây là lý do khiến các chủ sàn đấu đá nhau!

Drama giữa Coinbase và Binance phản ánh một thực tế cốt lõi trong ngành crypto: Thị trường Mỹ đại diện cho "miếng bánh" hấp dẫn nhất, nhưng cũng là rào cản lớn nhất mà bất kỳ sàn giao dịch nào cũng phải vượt qua để đạt được tăng trưởng bền vững.

Là trung tâm tài chính toàn cầu, Mỹ kiểm soát dòng tiền khổng lồ thu hút các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân giàu có, khiến bất kỳ nền tảng nào cũng phải cạnh tranh khốc liệt để tiếp cận.

Pháp lý Mỹ đặc biệt nghiêm ngặt, tạo nên rào cản chính khiến các sàn phải sở hữu giấy phép riêng biệt, chẳng hạn như Binance.US, OKX.US tuân thủ nghiêm ngặt các quy định KYC/AML từ SEC và FinCEN. Việc có giấy phép không chỉ mở cửa cho hàng triệu người dùng nội địa mà còn phục vụ như "hộ chiếu" để mở rộng quốc tế, nhờ uy tín từ hệ thống pháp lý hàng đầu.

Hơn nữa, đây là cơ hội để chứng minh tính minh bạch và uy tín của công ty, mở đường cho việc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Trong năm 2024-2025, thị trường đã chứng khiến dòng tiền của nhà đầu tư tổ chức đầu tư vào các công ty thực sự tạo ra lợi nhuận như Coinbase, Circle, Robinhood thay vì Altcoin.

chứng khoán crypto
Dòng tiền đổ cổ phiếu của các công ty ăn nên làm ra trong crypto.

Đây chính là lý do Robinhood - nền tảng giao dịch chứng khoán đã chi khoảng 200 triệu USD để mua lại Bitstamp nhằm tiếp cận giấy phép châu Âu và Mỹ, mở rộng số lượng người dùng và tăng cường cạnh tranh với Coinbase cũng như Binance.US. Thị trường Mỹ vì thế trở thành "chiến trường" khốc liệt giữa các ông lớn như Binance, Coinbase, OKX, Kraken, Robinhood.

Tóm lại, trong thời gian tới, pháp lý sẽ kiểm soát thị trường crypto ngày càng chặt chẽ hơn. Để tồn tại và phát triển, các sàn giao dịch buộc phải triển khai mọi chiến lược từ lobby chính trị đến liên minh hoặc các chiến dịch truyền thông nhằm củng cố vị thế, đặc biệt tập trung vào vấn đề pháp lý và giấy phép.

Sắp tới, cuộc chiến này sẽ còn gay gắt hơn với sự tham gia của chính phủ, tổ chức tài chính (như BlackRock với ETF crypto trị giá 100 tỷ USD), truyền thông, và thế lực chính trị (như Trump với lợi ích cá nhân từ WLFI).

Liệu sẽ hình thành bao nhiêu "phe phái"? Một hệ thống đa cực với nhiều liên minh hay đơn cực dưới ảnh hưởng thống trị của Mỹ?

Đây là câu hỏi đáng suy ngẫm cho tương lai ngành.

RELEVANT SERIES