SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Hệ sinh thái Boba Network - Cần động lực phát triển trong thời gian tới

Boba Network là một giải pháp mở rộng Layer 2 trên Ethereum. Liệu DeFi trên hệ sinh thái Boba Network có thực sự tiềm năng?
hieunguyen
Published Oct 29 2021
Updated Apr 08 2023
10 min read
thumbnail

Trong thời gian vừa qua, các hệ sinh thái liên tục thay phiên đạt sự tăng trưởng mạnh, nhất là trong hoàn cảnh phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum đã quá cao. Bởi vậy, các giải pháp Layer 2 tương thích với Ethereum và có thể scale Dapps lên dễ dàng là một trong các lựa chọn vô cùng được ưu tiên ở cả phía dự án lẫn phía người dùng. Bởi vậy, trong số tổng quan hệ sinh thái này, mình sẽ cùng anh em đặt chân tới một hệ sinh thái nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng và sắp có nhiều sự kiện trong thời gian tới, đó chính là Boba Network.

Để giúp anh em bắt kịp với những gì đang diễn ra trong hệ sinh thái Boba Network, mình sẽ cùng anh em lần lượt đi qua các mảng trong hệ sinh thái này, để có cái nhìn tổng quan nhất của hệ, từ đó tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Liệu DeFi trên Boba Network có thực sự tiềm năng? Và DeFi trên Boba Network đang giai đoạn nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Boba Network

Boba Network là gì?

Boba Network là một giải pháp mở rộng Layer 2 trên Ethereum giúp giảm phí, cải thiện quá trình giao dịch và mở rộng khả năng thông lượng của smart contracts. Chi tiết hơn, Boba là một Optimistic Rollup được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa mã nguồn mở của Optimism, được nghiên cứu của đội ngũ Enya & Boba team thuộc đội ngũ OMG Foundation, với các tính năng như swap-based, rút các tài sản crypto trong thời gian ngắn giữa Layer 1 và 2.

Boba Network có độ tương thích cao với máy chủ ảo EVM layer 1 Ethereum, giúp các developers chỉ cần tinh chỉnh code một chút trong sản phẩm của họ (không cần code lại hết từ đầu) là đã có thể đem dự án ban đầu của mình trên Layer 1 lên lớp Layer 2 để hoạt động.

Điểm nổi bật của Boba Network

Các đặc tính nổi bật của Blockchain của Boba Network bao gồm:

  • Chi phí giao dịch: Boba Network giúp giảm chi phí thấp hơn rất nhiều so với phí trên mạng lưới chính Ethereum.
  • Thời gian chuyển tài sản từ layer 2 sang layer 1 nhanh chóng: thời gian rút tài sản sẽ được rút ngắn lại rất nhiều, tính bằng phút thay vì tính bằng ngày như việc rút tiền từ Layer 2 khác về Layer 1.
  • Khả năng mở rộng của smart contracts: Với khả năng mở rộng cao, các nhà phát triển trên Ethereum có thể build các Dapps mà không phải tốn nhiều chi phí và công sức khi scale từ layer 1 lên layer 2.
  • Cầu nối hỗ trợ NFT: Boba Network đã phát triển cầu nối giúp anh em có thể di chuyển, mint, và bán các NFTs giữa layer 2 và layer 1 một cách thuận tiện.
  • Được hưởng chất lượng bảo mật cao từ Ethereum: Một giải pháp mở rộng Optimistic Rollups layer 2 thuộc nhánh non-custodial sidechains (các chain phụ) của Ethereum, nên sẽ được hưởng chất lượng bảo mật của mạng lưới Ethereum.

Các thông số nổi bật

Các thông số nổi bật của Boba Network (17/3/2022):

  • Máy ảo: OVM 2.0 của Optimism Ethereum;
  • TVL: 143 triệu đô;
  • Block time: 21.1 giây;
  • Số giao dịch: 403,793;
  • Số ví: 17,815;
  • Số block: 403,941;
  • Ngày mainnet: 20/9/2021;

Anh em có thể xem thêm các thông tin về mạng lưới này tại đây.

Các cột mốc của Boba Network

Boba Network chạy Mainnet Beta vào ngày 20/8/2021, sau đó 1 tháng, tức ngày 20/9/2021, họ chính thức cho ra mắt Public Mainnet. Sau đó, vào 7/10/2021, họ công bố rằng họ sẽ airdrop token BOBA cho holder của OMG vào ngày 12/11/2021. Các OMG holder trên các layer 1 Ethereum, trên Boba Network và trên các sàn/ dapps sau:

  • FTX (FTX Pro);
  • Woo Network;
  • Upbit;
  • Hanbitco;
  • Binance;
  • C.R.E.A.M. Lending;
  • MEXC Global;
  • Gate.io;
  • BigONE.

Các mảnh ghép trên Boba Network

Anh em hãy cùng mình nhìn vào từng mảnh ghép trên hệ sinh thái Boba Network.

DEX

Hiện tại, trên hệ sinh thái Boba Network có các sàn giao dịch phi tập trung bao gồm:

  • OolongSwap: sàn DEX đầu tiên trên Boba Network, hiện tại sản phẩm vẫn chưa launch và sẽ launch sớm trong thời gian tới. Đây là một bản fork của Uniswap V2 với điểm đặc biệt là cấu trúc phí giao dịch không cố định, giao động từ 0.01% tới 1% dành cho các cặp giao dịch khác nhau. TVL ATH của ứng dụng ở mức 536M khi incentives được chạy, nhưng giờ TVL chỉ còn 22M.
  • Senpaiswap: sàn DEX trên Boba Network, với hứa hẹn sẽ đưa mô hình ứng dụng sở hữu thanh khoản vào dự án. Dự án chưa ra mắt và cũng chưa ra medium post đầu tiên, nên cần follow thêm trong thời gian tới để đưa ra dánh giá;
  • Dodo: Ngoài ra, Dodo Exchange cũng công bố partnership với Boba Network và đưa sản phẩm của mình lên Layer 2 này. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chưa đi vào hoạt động;
  • SakePerp: Đây là một sàn phái sinh và spot trading đã hoạt động trên BSC và Ethereum, dự án đã công bố hợp tác và sẽ triển khai protocol lên Layer 2 này trong thời gian tới. Hiện tại, sản phẩm vẫn chưa đi vào hoạt động trên Boba Network;
  • Zencha Finance: DEX cho stablecoin trên Boba, tuy nhiên chỉ có 1 triệu đô TVL trong giao thức.
  • SwapperChan: Một sàn DEX được launch khi TVL đang dồn vào hệ sinh thái, đạt ATH TVL 69 triệu đô, nhưng hiện tại chỉ có 100k TVL trong giao thức.
  • Unidex, DeGate, Domination Finance: Các dự án DEX khác trên Boba Network.

Hiện tại, mảng DEX trên hệ sinh thái Boba đã phát triển và hoàn thiện tốt, tạo điều kiện cho các mảng khác phát triển. Tuy nhiên, lượng TVL so với ATH đã giảm mạnh do dòng tiền đến với hệ sinh thái chủ yếu tới từ đầu cơ của retail. Lượng TVL ở lại hệ không nhiều khi các incentives đã hết.

Stablecoin/ Lending

Hệ sinh thái Boba Network có các stablecoin sau hoạt động (chủ yếu là các stablecoin từ Layer 1 Ethereum đưa lên Boba Network):

  • USDT: 6 triệu đô USDT;
  • USDC: 15 triệu đô USDC;
  • FRAX: 12 triệu FRAX: Boba Network đã công bố hợp tác với Frax để đưa stablecoin FRAX lên mạng lưới của Boba Network;
  • DAI: 4 triệu đô DAI;

Hiện tại, anh em có thể thấy tổng lượng stablecoin trên Boba Network ở con số khoảng 50 triệu đô - một con số khá khiêm tốn dành cho một hệ sinh thái đã đầy đủ các mảnh ghép cơ bản. Nếu theo dõi hệ sinh thái này trong quá khứ, anh em có thể thấy họ đã launch nhiều chương trình liquidity trên các ứng dụng khi vừa launching, khiến dòng tiền đầu cơ vào nhanh và đi ra cũng nhanh. Bởi vậy, lượng stablecoin còn lại trên hệ khá khiêm tốn.

Ngoài ra, hiện tại trên Boba Network có ứng dụng lending sau:

  • Bodh Finance: Ứng dụng lending đầu tiên trên hệ Boba. TVL hiện tại ở mức 6 triệu đô. Lượng TVL ATH ở 14 triệu đô vào đầu tháng 3/2022, hiện tại ở mức 6 triệu.
  • Tapioca: Lending protocol trên Boba hiện tại chưa ra mắt sản phẩm.
  • HoneyLemon: Lending protocol trên Boba hiện tại chưa ra mắt sản phẩm.

Hiện tại trên Boba đã có 1 lending protocol chính, tuy nhiên nhu cầu cũng như TVL chưa cao. 2 ứng dụng lending nữa sẽ ra mắt trong thời gian tới, anh em hãy cùng mình theo dõi thêm mảng này trên hệ Boba.

Bridge

Hệ sinh thái Boba Network có các giải pháp cầu nối sau tới hệ:

  • Boba Gateway: đây là cổng bridge chính thức do dự án phát triển. Bridge cho phép anh em đưa ETH và các tài sản khác (bao gồm cả NFT) từ Layer 1 Ethereum lên Boba Network;
  • Multichain: Giải pháp cầu nối giữa rất nhiều hệ sinh thái bao gồm Ethereum, BSC, Polygon, Fantom, Avalanche, xDAI, Arbitrum, Celo,... Giải pháp này sẽ lên Boba Network vào thời gian tới, và hiện tại chưa bắt đầu hoạt động.
  • Các bridge khác: cBridge, Synapse, Hop Exchange, BoringDAO, LayerSwap, Across, Poly Network, ...

Anh em có thể thấy, hệ sinh thái đã có khá nhiều lựa chọn cầu nối để đưa dòng tiền từ các chain khác nhau (ngoài ETH) và các loại tài sản khác nhau lên hệ của mình. Boba Network đã được kết nối với BSC, Polygon, Arbitrum, Optimism,... vô cùng dễ dàng.

Ngoài ra, có rất nhiều dự án trên nền tảng đã chọn cách phân phối token là airdrop cho user của bridge chính thức của nền tảng đó. Bởi vậy, anh em có thể thử sử dụng chiếc bridge chính thức trên để tìm cơ hội nhận airdrop token.

Cơ sở hạ tầng

Hệ sinh thái Boba Network đã có các mảnh ghép cơ sở hạ tầng sau:

  • Band Protocol: Oracle top 2 toàn thị trường, để cung cấp data cho các Dapp;
  • Witnet: Một giải pháp oracle khác trong thị trường;
  • API3: Giải pháp cung cấp API cho các ứng dụng trên mạng lưới;
  • Boba Network Explorer: Anh em có thể dễ dàng track token, giao dịch, ví và các thông số khác trên Boba Network Explorer. Tuy cũng đã đầy đủ các tính năng cơ bản, nhưng chưa thể đầy đủ và chi tiết như Etherscan;
  • Polywrap: Giao thức hỗ trợ tương tác với các protocol Web 3 dễ dàng với bất cứ ngôn ngữ.

Theo mình thấy, trên Boba Network đã có các mảnh ghép cơ sở hạ tầng cơ bản để giúp các Dapps trên L2 này phát triển. Tuy nhiên, vẫn cần tích hợp thêm nhiều giải pháp cơ sở hạ tầng như The Graph (để truy vấn dữ liệu), hay các bộ công cụ khác để giúp nhà phát triển và người dùng có thể tìm kiếm thông tin, phát triển các dashboard và ứng dụng dễ dàng hơn.

Các mảnh ghép khác

Hệ sinh thái Boba Network có các mảnh ghép thuộc mảng khác bao gồm:

  • Options: ThetaNuts đã được triển khai trên Boba Network;
  • Yield aggregator: BananaFarm, AutoFarm;
  • Các dự án về NFT, GameFi: Boba Punks, TofuNFT, Boba Apes;

Dự phóng

Hiện tại, anh em có thể thấy hệ sinh thái Boba Network đã tới thời gian bão hòa và cần động lực phát triển mới. Dòng yield khi các dự án trên hệ sinh thái mới launch đã cạn kiệt, TVL đã rút ra, và trong hệ cũng không có những hành động hiệu quả để thu hút lại lượng TVL đã mất.

Thời gian tới, để có thể phát triển hệ sinh thái về lượng TVL và user, họ cần có được những “game" mới trên hệ sinh thái để thu hút dòng tiền, hoặc đơn giản là triển khai các gói incentives để thu hút builder, user về hệ sinh thái như cách các hệ sinh thái khác đã làm vào nửa cuối 2021.

Lời kết

Hi vọng rằng qua bài viết trên, anh em đã có cái nhìn toàn cảnh hơn về hệ sinh thái Boba Network, hiểu về tình hình các mảng trên Boba Network và biết rằng nên đầu tư thời gian tìm kiếm cơ hội ở các mảng nào, ở đâu trên hệ sinh thái này.

RELEVANT SERIES