Alpha Tokenomic: High utilization của Alpha Homora và lợi ích Alpha Stakers
Phần lớn thời gian, Alpha Homora đạt được tỷ lệ sử dụng tài sản (Asset Utilization Rate) từ 80 - 90%, một trong những tỷ lệ sử dụng cao nhất so với bất kỳ giao thức cho vay nào trong DeFi. Tại sao tỷ lệ sử dụng cao đặc biệt quan trọng đối với ALPHA Stakers?
Phân tích sơ bộ
Quy trình này phác thảo tầm quan trọng của tỷ lệ sử dụng cao đối với ALPHA Stakers: Tỷ lệ sử dụng cao ⇒ Volume vay lớn ⇒ nhiều khoản phí được tích lũy ⇒ một phần phí được phân phối trở lại cho các ALPHA Stakers.
Không những thế, quy trình này sẽ giúp anh em hiểu hơn về lợi ích của bên Lenders: Tỷ lệ sử dụng cao ⇒ Volume vay lớn ⇒ lãi suất cho vay cao ⇒ thu hút nhiều người cho vay hơn.
Dành cho anh em chưa biết, thì tỷ lệ sử dụng là tỷ lệ phần trăm tài sản đang được vay (vay để tạo đòn bẩy cho Yield farming) từ tổng nguồn cung tài sản cho vay.
Nhu cầu trên Alpha Homora không chỉ được tạo ra vì đây là sản phẩm Yield farming có đòn bẩy đầu tiên trên thị trường mà còn thông qua mô hình lãi suất Triple-Slope Curve của dự án.
Điều kỳ diệu đằng sau hậu trường của mô hình lãi suất vay độc đáo của Alpha Homora tạo ra tỷ lệ sử dụng cao là gì?
Đọc thêm: Alpha Homora V2 - Đưa việc sử dụng đòn bẩy trong Yield Farming lên tầm cao mới
Mô hình lãi suất chuẩn trong cho vay DeFi
Trước khi đi sâu vào Triple-Slope Curve, chúng ta hãy xem xét mô hình lãi suất hiện tại thường được sử dụng nhất trong DeFi. Thông thường, các giao thức cho vay thiết kế các mô hình lãi suất đi vay nhấn mạnh nhiều vào lãi suất biến đổi.
Điều này có nghĩa là trong mô hình lãi suất chuẩn, chỉ có một điểm tối ưu cho người cho vay và người đi vay là ở mức (80% trong hình trên). Ý tưởng đằng sau khái niệm này đơn giản là tỷ lệ sử dụng cao hơn, nghĩa là nhu cầu vay tài sản cao, sẽ dẫn đến lãi suất vay hoặc chi phí vay cao hơn, với điểm tối ưu là điểm hiệu quả nhất để các giao thức cho vay hoạt động.
Mặc dù tỷ lệ sử dụng và APR đang tăng sau điểm tối ưu, người cho vay phải đối mặt với rủi ro không thể rút tài sản đã cho vay của họ ra ngoài. Mặt khác, tỷ lệ sử dụng tối ưu không dưới 80% vì khi đó có rất nhiều tài sản nhàn rỗi trong nhóm cho vay không tạo ra lãi suất từ người cho vay.
Alpha Homora kết hợp khái niệm lãi suất cố định và lãi suất thay đổi thành một
Lý do cốt lõi khiến Alpha Homora thúc đẩy việc sử dụng vốn hiệu quả hơn so với mô hình tiêu chuẩn là ở mô hình vay sáng tạo của giao thức - kết hợp lãi suất cố định và lãi suất thay đổi.
Alpha Homora tạo ra một phạm vi tối ưu thay vì một điểm tối ưu duy nhất. Nghĩa là lãi suất vay được cố định ở mức 10% khi hiệu suất sử dụng từ 80-90%. Lãi suất đi vay cố định này sau đó chuyển thành lãi suất cho vay cố định 9% mà người cho vay nhận được (10% được chuyển vào dự trữ). Điều này có nghĩa là thay vì chỉ một điểm duy nhất, người cho vay và người đi vay có phạm vi này để họ có thể ở vị trí tối ưu để cho vay hoặc đi vay.
Có một số điểm chính cần làm nổi bật trong mô hình này:
- Phạm vi tối ưu của Triple-Slope Curve là tỉ lệ sử dụng từ 80-90%, với lãi suất đi vay cố định ở mức 10%, vì nó cho phép người cho vay có thể rút ETH đã cung cấp đồng thời sử dụng hiệu quả ETH được cung cấp của họ.
- Mô hình bắt đầu ở mức 0% (thay vì 2-6% tiêu chuẩn trong mô hình truyền thống nói trên) vì khi tỷ lệ sử dụng là 0% và không có nhu cầu vay, chi phí vay cũng phải bằng 0%. Bằng cách này, chi phí tăng cùng với nhu cầu.
- Độ dốc của mô hình lãi suất trở nên dốc hơn sau khi sử dụng 90% để hạn chế tỷ lệ sử dụng quá cao và ngăn chặn tình huống người cho vay ETH không thể rút ETH do đã sử dụng hết mức.
Đọc thêm: Alpha Homora V2 dưới góc nhìn lender
Tổng kết
Mô hình Triple-Slope Curve của Alpha là một trong những lý do cốt lõi khiến Alpha Homora có tỷ lệ sử dụng cao hơn phần lớn thị trường cho vay. Tỷ lệ sử dụng cao liên tục của Alpha Homora sẽ giúp tích lũy nhiều khoản phí hơn, sau đó sẽ cho phép người tạo ALPHA thu thập giá trị tối đa trên token ALPHA của họ.