SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Hướng dẫn sử dụng liquidity pool của Thorchain (RUNE) chi tiết

Việc cung cấp thanh khoản trên Thorchain sẽ có được lợi nhuận cao hơn, ổn định hơn và đạt được mức yield ít giao động hơn.
Avatar
cryptolover994
Published Mar 02 2021
Updated Apr 08 2023
14 min read
thumbnail

Xin chào anh em! Thorchain (RUNE) là một dự án blockchain protocol giúp cải thiện tình trạng kém thanh khoản, giúp swap tức thì các tài sản bên trong mạng lưới của dự án. 

Bài viết này sẽ giúp những anh em nào quan tâm đến việc cung cấp thanh khoản trên Thorchain có được lợi nhuận cao hơn, ổn định hơn và đạt được mức yield ít giao động hơn.

Bài được dịch từ một bài viết trên medium của Bitcoin_Sage - một supporter vô cùng tích cực của dự án Thorchain. Nếu anh em muốn tìm hiểu thêm về những thông tin đáng giá của dự án này, anh em nên follow @Bitcoin_Sage trên trang mạng xã hội Twitter.

Tham khảo thêm: THORChain (RUNE) là gì? Toàn tập về tiền điện tử RUNE

Cung cấp thanh khoản vào liquidity pool

Có hai cách có thể sử dụng để cung cấp thanh khoản. Ở phần giao diện, anh em chọn BEPSwap. 

Cách 1: Cung cấp thanh khoản đối xứng

Ví dụ chúng ta lựa chọn cặp RUNE:BNB. Anh em có thể lựa chọn cung cấp thanh khoản đối xứng bằng cách chọn “ADD BNB + RUNE”. Cách cung cấp thanh khoản này cho phép anh em đưa tài sản của mình vào pool với tỉ lệ 50:50.

Cách 2: Cung cấp thanh khoản bất đối xứng

Rất nhiều người đang nắm giữ tài sản cố định bởi họ không muốn gặp phải những rủi ro thâm hụt tài sản. Các tài sản này thường có chức năng lưu giữ giá trị nhưng không mang lại lợi nhuận nào khác, như phần thưởng từ phí giao dịch,... 

Cung cấp thanh khoản trên Thorchain giúp họ không gặp phải những rủi ro thâm hụt tài sản, nếu họ không phải cân bằng 2 loại tài sản về mức 50:50 trước khi cung cấp thanh khoản.

Nếu anh em đang không nắm giữ 2 loại tài sản tiềm có năng tăng giá trong tương lai, mà chỉ nắm giữ một loại tài sản, anh em có thể tham gia cung cấp thanh khoản bất đối xứng. 

Thorchain sẽ không thay đổi lượng token mà anh em cung cấp. Lượng token chỉ thay đổi nếu anh em rút token ra khỏi pool thanh khoản. Bởi vậy, rủi ro thâm hụt tài sản duy nhất anh em có thể gặp là khi ngừng cung cấp thanh khoản. 

Anh em có thể cung cấp thanh khoản bất đối xứng bằng cách ấn vào “ADD BNB”. Pool thanh khoản này sẽ tự động swap 50% lượng BNB mà anh em cung cấp thành RUNE. 

Hãy cẩn thận và chú ý rằng, không nên làm mất trạng thái cân bằng của pool thanh khoản qua việc cung cấp quá nhiều thanh khoản so với độ sâu của pool. Việc đó sẽ làm thay đổi tỷ giá giữa 2 token, dẫn đến các bên trade chênh lệch giá sẽ làm cân bằng lại tỷ giá, và anh em sẽ bị thâm hụt một lượng tiền.

Với cả hai cách, anh em sẽ đều cung cấp được một tỉ lệ của pool thanh khoản như nhau.

Tìm liquidity pool có lợi nhuận cao nhất

Có năm yếu tố để tìm được pool thanh khoản có lợi nhuận cao nhất:

Phần trăm lượng thanh khoản trong pool 

Nếu nhà cung cấp thanh khoản (LP) cung cấp thêm $1000 thanh khoản trong pool thanh khoản có tổng giá trị 10000 đô, tức là họ đã cung cấp 10% thanh khoản của pool đó. Bởi vậy, họ nhận được 10% phí giao dịch của pool thanh khoản. Nếu tiếp tục thêm thanh khoản vào pool, con số 10% của nhà cung cấp kia sẽ bị giảm.

Khối lượng giao dịch trong pool 

Mỗi giao dịch đều cần chi phí cho mạng lưới và một RUNE. Một RUNE này được gửi thẳng tới các nhà cung cấp thanh khoản. Càng nhiều giao dịch trong pool thì càng nhiều phí giao dịch được đưa tới tay các nhà cung cấp.

Phần trăm chênh lệch giá của các giao dịch

Các giao dịch đều phải trả 2 loại phí cho mỗi giao dịch, đó là phí mạng lưới và phí chênh lệch giá. Phí chênh lệch này dựa trên tỉ lệ khối lượng giao dịch với độ sâu của pool thanh khoản. Các giao dịch lớn trong các pool thanh khoản nông có thể khiến mức độ chênh lệch giá lên đến 10%.

Một phần của phí chênh lệch này được giữ trong các pool thanh khoản. Phần còn lại được đưa tới các nhà cung cấp thanh khoản dưới dạng yield họ nhận được.

Để tính phí chênh lệch, tác giả thường sử dụng công cụ tính chênh lệch giá Delphi.

Tỷ giá giữa 2 loại tài sản

Nếu tỷ giá giữa 2 tài sản thay đổi, các nhà cung cấp thanh khoản có thể nhận được lượng tài sản nhiều hơn hoặc ít hơn lượng họ cung cấp tùy vào từng trường hợp. Lượng yield có thể thay đổi nếu nó được định giá trên một tài sản khác (ví dụ như USD).

Phần thưởng khuyến khích của pool thanh khoản

Phần thưởng khuyến khích là một phần không thể thiếu trong hệ thống của Thorchain. Nó khuyến khích người dùng giữ mạng lưới an toàn và ổn định. Nó thực hiện điều này bằng cách khuyến khích các nhà cung cấp thanh khoản và các bên chạy node qua các phần thưởng, dựa trên tình trạng của mạng lưới. Ở các bài viết tiếp theo, tác giả sẽ nói chi tiết hơn về phần này.

Hãy xem phần thưởng khuyến khích trong công cụ Delphi Digital dashboard tại đây.

Sử dụng công cụ

Bây giờ chúng ta đã biết yếu tố nào ảnh hưởng tới lượng yield, hãy cùng nhìn vào hai tính năng quan trọng giúp chúng ta tìm được pool thanh khoản nào có lợi nhuận cao nhất: Delphi Digital’s dashboard và runedata.info.

Giao diện công cụ Delphi Digital

Delphi vẫn đang trong quá trình phát triển và nhiều tính năng sẽ được cung cấp thêm. Hiện tại, ứng dụng vẫn cung cấp các công cụ rất hữu ích cho các nhà cung cấp thanh khoản. Bằng cách sắp xếp các pool dựa trên yếu tố phí giao dịch trung bình, anh em có thể tìm được pool có phí chênh lệch cao nhất.

Một pool với phí chênh lệch trung bình cao và khối lượng giao dịch cao sẽ có lợi nhuận lớn. Ở hình bên trên, có một pool thanh khoản hoàn toàn nổi bật, đó là pool BULL, token 3x long của Bitcoin. Pool FRM, ETHBULL, SWINGBY cũng khá hấp dẫn.

Ở công cụ runedata, chúng ta có thể chứng minh các quan sát trước đây qua việc so sánh phí giao dịch trong từng pool trong các tuần, tháng vừa qua. Dưới đây, anh em  có thể nhìn thấy pool BTCBULL đã tăng lượng tài sản bị khóa bên 19% với lợi nhuận hàng năm lên tới 87% (chưa tính tới yếu tố tổn thất vô thường).

Ví dụ về hoạt động của pool thanh khoản trong điều kiện thị trường khác nhau

Các pool thanh khoản giống nhau giữa những nền tảng khác nhau được giữ cân bằng bởi các trader chênh lệch giá. Họ là người giữ cho tỉ lệ 2 loại tài sản trong pool luôn ở sát tỉ lệ 50:50. 

Nếu một tài sản tăng giá, tổng tài sản của hai loại đó cũng tăng theo. Từ đó, các trader chênh lệch giá sẽ swap một loại tài sản khỏi pool, đem đi swap lại ở các pool khác cho tới khi giá được cân bằng trở lại.

Tuy nhiên, các trader chênh lệch giá này lại là nguồn doanh thu tuyệt vời dành cho những nhà cung cấp thanh khoản và những bên chạy node trên Thorchain. Sự biến động mạnh của giá tạo ra nhiều giao dịch, nhiều pool thanh khoản cần phải cân bằng giá, làm lượng phí thu được từ các giao dịch tăng lên đáng kể.

Trong các ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ xét pool thanh khoản RUNE:ASSET (RUNE và một loại tài sản ngẫu nhiên tượng trưng dưới tên ASSET).

Ví dụ 1: RUNE tăng so với ASSET

Giả sử chúng ta cung cấp thanh khoản trong pool RUNE:BTC. Trong vài tuần vừa qua giá của RUNE tăng đáng kể. Điều này khiến các trader chênh lệch giá swap RUNE ra khỏi pool và đem đi trade ở những nơi khác.

Nhà cung cấp thanh khoản sẽ nhận ra việc này dựa trên theo dõi phần trăm tài sản của họ trong pool. Số lượng token RUNE giảm đi và số BTC tăng lên so với thời điểm ban đầu.

Ví dụ 2: RUNE giảm so với ASSET

Giả sử chúng ta cung cấp thanh khoản trong pool RUNE:ETH. Trong vài tuần vừa qua giá của ETH tăng gấp đôi. Điều này khiến các bên trader chênh lệch giá swap ETH ra khỏi pool và đem đi trade ở những nơi khác.

Nhà cung cấp thanh khoản sẽ nhận ra việc này dựa trên theo dõi phần trăm tài sản của họ trong pool. Số lượng token RUNE tăng lên và số ETH tăng lên so với thời điểm ban đầu.

Ví dụ 3: RUNE không giao động so với ASSET

Nếu giá của RUNE không giao động so với ASSET, các trader chênh lệch giá sẽ không có lí do để swap, từ đó lượng phí giao dịch nhà cung cấp thanh khoản nhận được sẽ ít hơn.

Các chiến lược để kiếm được lợi nhuận cao hơn, ổn định hơn và ít rủi ro hơn

Các nhà cung cấp thanh khoản có thể tập trung vào 3 chiến lược chính: 

Lợi nhuận tối đa

Để các nhà cung cấp thanh khoản đạt được lợi nhuận tối đa, họ nên chuyển đổi liên tục tài sản của họ giữa các pool. Như đã đề cập ở phần đầu của bài, độ biến động, độ sâu của pool, khối lượng giao dịch và phí chênh lệch là các yếu tố cần quan tâm tới. Hai công cụ đã đề cập bên trên sẽ giúp anh em dễ dàng tìm ra đâu là pool có lợi nhuận cao nhất.

Nếu anh em đang tính toán để so sánh nên cung cấp thanh khoản hay chỉ nên nắm giữ đơn thuần, anh em nên tính cả yếu tố tổn thất vô thường (Impermanent loss). Ngoài ra, anh em cũng có thể dùng các công cụ trên và chú ý vào đường màu đỏ mang tên tổng lợi nhuận.

Bởi tổn thất vô thường là một chủ đề khá phức tạp, nên tác giả không đề cập trong bài viết lần này.

Lợi nhuận ổn định

Các pool thanh khoản có lợi nhuận ổn định là các pool có độ sâu thanh khoản cao, không chỉ ở trên Thorchain mà ở cả các nền tảng khác. BTC, ETH và BNB là 3 ví dụ điển hình. 

Thanh khoản có sẵn ở trong pool Thorchain và các pool khác là điều kiện bắt buộc để có mức lợi nhuận ổn định và hấp dẫn. Độ sâu thanh khoản cao giúp các nhà giao dịch chênh lệch giá có thể swap lượng token lớn hơn và swap nhiều lần hơn, từ đó cung cấp nguồn doanh thu dồi dào cho các nhà cung cấp thanh khoản, đặc biệt là trong thời điểm biến động giá cả mạnh.

Hãy nhìn vào biểu đồ phía dưới (biểu đồ về mức lợi nhuận trong quá khứ của các nhà cung cấp thanh khoản). Nếu anh em tìm kiếm mức lợi nhuận ổn định, các pool với độ sâu thanh khoản cao là những lựa chọn hoàn toàn hợp lý.

Cặp token tăng giá

Những ý kiến dưới đây mang tính chủ quan của tác giả, phụ thuộc vào thời gian hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử và mức chịu rủi ro của riêng tác giả. 

Nếu anh em dự đoán giá của cả 2 token cung cấp thanh khoản đều tăng và tin rằng chúng có tốc độ như nhau (giả sử anh em nghĩ chúng sẽ đều tăng 1000% trong năm tiếp theo và sẽ kiếm được lợi nhuận tốt nếu là một nhà cung cấp thanh khoản), thì anh em sẽ nắm giữ cả 2 tài sản.

Lúc này pool thanh khoản sẽ tự động cân bằng 2 loại tài sản mà anh em đã cung cấp, nếu một token tăng giá so với token còn lại, tất cả những gì anh em cần làm là nhận phí giao dịch. Tổn thất vô thường sẽ không phải là yếu tố đáng lo ngại, bởi anh em cho rằng tốc độ tăng trưởng trong dài hạn của hai token sẽ bằng nhau.

Cách theo dõi lợi nhuận của anh em 

Cộng đồng đã thiết kế một vài công cụ để các nhà cung cấp thanh khoản có thể dễ dàng theo dõi lợi nhuận của mình. Tác giả khuyên chúng ta nên sử dụng một trong số đó, bởi chúng giúp người dùng dễ dàng hiểu được tình trạng hoạt động của pool thanh khoản bất cứ thời gian nào. 

Tuy nhiên, những công cụ này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và có thể xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng. Dù sao, đó vẫn là các công cụ cần thiết cho các nhà cung cấp thanh khoản:

Một công cụ nữa đáng để nhắc tới là runedata.info. Công cụ này cho phép anh em  theo dõi dữ liệu quá khứ của từng pool thanh khoản, so sánh lợi nhuận với việc nắm giữ đơn thuần. Anh em có thể tính lợi nhuận trong tương lai. 

Lời kết

Qua bài viết vừa rồi, anh em đã hiểu được các hoạt động của các pool thanh khoản trên Thorchain, các yếu tố tác động lên lượng phí các nhà cung cấp thanh khoản thu được, các chiến lược và cách theo dõi lợi nhuận của các nhà cung cấp. Chắc chắn, đây sẽ làm cẩm nang vô cùng cần thiết cho anh em nào muốn cung cấp thanh khoản, không chỉ trên Thorchain mà còn ở trên các nền tảng khác.

Anh em đã từng cung cấp thanh khoản trên nền tảng này chưa? Liệu có kinh nghiệm hay chiến lược nào anh em muốn chia sẻ không? Hãy comment ở phía dưới và cùng thảo luận nhé!

Anh em tham khảo bài viết gốc tại đây.

RELEVANT SERIES