Nillion (NIL) là gì? Mạng lưới tính toán phi tập trung Nillion
Nillion là gì?
Nillion là mạng lưới blockchain hoạt động theo cơ chế tính toán phi tập trung được xây dựng trên Cosmos SDK.
Theo đó, ở các kiến trúc blockchain thông thường, mạng lưới bảo mật cho dữ liệu giao dịch. Đối với mạng Nillion, thiết kế nền tảng tập trung vào việc bảo mật cho dữ liệu cấp cao thông qua công nghệ như MPC, FHE, ZKP...
*Dữ liệu cấp cao: là những thông tin cực kỳ quan trọng đối với một tổ chức hoặc cá nhân. Trong trường hợp bị rò rỉ hoặc sử dụng sai mục đích có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, như vi phạm quyền riêng tư, thiệt hại tài chính…
Nillion giải quyết vấn đề gì?
Trong công nghệ truyền thống, việc xử lý nguồn dữ liệu cấp cao thường phải đối mặt với vấn đề đánh đổi giữa bảo mật và tính khả dụng. Có nghĩa là, để dữ liệu được bảo mật, các thông tin sẽ được mã hoá trước khi lưu trữ.
Việc mã hoá sẽ hiệu quả trong trường hợp dữ liệu ở trạng thái nghỉ. Tuy nhiên khi cần được sử dụng, chúng phải được giải mã để thực hiện các tính toán cần thiết. Điều này có thể dẫn đến các rủi ro rò rỉ thông tin, lỗ hổng bảo mật…
Sự phát triển của Nillion nhằm giải quyết vấn đề đặt ra tại quy trình mã hóa - giải mã thông qua bộ công cụ như: Nada Numpy, Nada AI…
Theo đó, Nillion sử dụng công nghệ bảo mật như FHE, MPC… cho phép nhà phát triển có thể sử dụng trực tiếp nguồn dữ liệu được mã hóa. Điều này loại bỏ quy trình giải mã dữ liệu, từ đó duy trì được tính riêng tư và bảo mật cho nguồn dữ liệu được sử dụng.
Mô hình hoạt động của Nillion
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, kiến trúc của Nillion bao gồm 2 thành phần chính: Coordination Layer và Orchestration Layer. Hai lớp này hoạt động song song và hỗ trợ lẫn nhau, cụ thể:
- Coordination Layer (có tên gọi khác là NilChain): Được xây dựng trên bộ công cụ Cosmos SDK, đóng vai trò là cơ sở hạ tầng cho các nhà phát triển xây dựng blind app. Blind app là cụm từ được giới thiệu bởi Nillion, với mục tiêu đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.
- Orchestration Layer (có tên gọi khác là Petnet): Áp dụng các công nghệ như MPC, ZKP, FHE… để bảo vệ dữ liệu khi đang lưu trữ và cho phép thực hiện các tính toán trực tiếp mà không cần giải mã.
Token của Nillion là gì?
NIL Token Key Metrics
- Token Name: Nillion
- Ticker: NIL
- Blockchain: Nillion
- Token type: Utility & Governance
- Total Supply: 1,000,000,000 NIL
NIL Token Allocation
Tỷ lệ phân bổ token NIL như sau:
- Early Backers: 21.5%
- Ecosystem & Partners: 21%
- Community: 20%
- Core Contributors: 20%
- Treasury: 17.5%
NIL Token Release Schedule
Lịch phát hành token NIL như sau:
NIL Token Use Cases
Token NIL được sử dụng cho các trường hợp sau:
- Staking để tham gia bảo mật mạng
- Thanh toán cho các hoạt động trong dự án
- Phần thưởng cho thành viên đóng góp sớm
- Tham gia quản trị cho những đề xuất của dự án
NIL Token Sale
Nillion đã mở bán token sale NIL qua vòng ICO trên Coinlist. Cụ thể:
- Thời gian: 19/06/2024 - 26/06/2024
- Nền tảng: Coinlist
- Giá: 0.4 USD
- Số vốn gọi được: 20,000,000 USD
Đội ngũ, nhà đầu tư và đối tác dự án
Đội ngũ dự án
Đội ngũ phát triển đằng sau Nillion là những thành viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công nghệ. Đa phần đều đến từ những công ty nổi bật như Uber, Indiegogo, Hedera Hasgraph, Coinbase và Nike. Trong đó:
- Alex Page: CEO của Nillion. Anh từng là cựu nhân viên ngân hàng tại Goldman Sachs và là đối tác quản lý của Hedera SPV.
- Conrad Whelan: CTO của Nillion. Trước đây, anh đã có thời gian đảm nhận vị trí kỹ sư tại Uber và cổ đông sáng lập nên Spirit River Atlas.
Nhà đầu tư và đối tác
Tháng 12/2022, Nillion đã gọi vốn thành công 20 triệu USD tại vòng Seed round. Dẫn đầu vòng gọi vốn là Distributed Global, cùng với sự tham gia của các quỹ khác như: Haskey Capital, AU21 Capital, Big Brain Holdings…
Dự án tương tự
Fluence: Cơ sở hạ tầng dữ liệu cung cấp hai sản phẩm: nền tảng điện toán phi tập trung và thị trường giao dịch điện toán.
KIP Protocol: Cơ sở hạ tầng tập trung vào việc triển khai, quản lý và tạo ra giá trị kinh tế cho các bên tham gia vào quá trình đóng góp nguồn dữ liệu trong lĩnh vực AI.