Vụ ồn ào giữa Reef Finance (REEF) & Alameda Research
Chắc hẳn những anh em quan tâm tới đồng REEF đều có cho mình một câu hỏi là tại sao trong những khoảng thời gian gần đây giá của token này lại giảm một cách thê thảm đến như vậy?
Cụ thể, chỉ trong vòng 1 tuần trở lại đây, giá của đồng REEF này đã giảm tới hơn 40% và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Để lý giải cho sự việc này, gần đây Reef Finance có gặp phải một vài chuyện ồn ào với quỹ đầu tư nổi tiếng có tên là Alameda Research.
Vậy thực hư câu chuyện này là như thế nào? Mời anh em cùng tham khảo!
Bài viết được lược dịch từ bài gốc của Alameda Research, nên có thể sẽ là góc nhìn từ phía Alameda. Các thông tin nên được dùng với mục đích tham khảo.
[toc]
Đầu tiên, mình sẽ dành một chút thời gian để giới thiệu những thông tin cơ bản về 2 dự án này cho những anh em nào chưa biết.
Alameda Research là gì?
Alameda Research là một quỹ đầu tư các loại tiền điện tử được thành lập vào năm 2017. Hiện tại, họ đang quản lý hơn 100 triệu đô các loại tài sản điện tử, đồng thời cũng đang giao dịch từ 600 triệu đến 1.5 tỷ đô mỗi ngày thông qua các đồng tiền kỹ thuật số cũng như các hợp đồng phái sinh.
Đây được coi là một trong những quỹ đầu tư có tiếng và có tầm ảnh hưởng trên thị trường cryptocurrency.
Đọc thêm: Alameda Research Portfolio - Tổng quan về portfolio của Alameda Research
Reef Finance (REEF) là gì?
Reef Finance (REEF) là một dự án được thiết kế nhằm kết hợp giữa công cụ tổng hợp thanh khoản và các nền tảng Yield Farming, xây dựng trên hệ sinh thái của Polkadot.
Cụ thể, Reef Finance (REEF) tổng hợp thanh khoản từ CEX và DEX giúp cho người dùng được tiếp cận với thanh khoản của toàn bộ thị trường tiền điện tử và giao dịch với mức giá tốt nhất.
Ngoài ra, Reef Finance (REEF) còn hỗ trợ người dùng tiết kiệm tài nguyên (tiền bạc, công sức, thời gian) khi tham gia hoạt động Yield Farming và vẫn có thể đạt được lợi nhuận tương đối thông qua các chiến lược Farming được cá nhân hóa và điều khiển bởi AI.
Hiểu rõ hơn về nguyên nhân vụ ồn ào giữa Reef Finance và Alameda
Nguyên nhân
Vụ việc này bắt nguồn từ ngày 08/03, khi một thành viên của Alameda đã nhắn tin với người đại diện bên phía Reef Finance về việc hỏi mua token REEF với số lượng lên tới 2,702,702,703 đồng với mức giá 0.0296 (tương đương với 80 triệu đô la).
Sau đó hai bên đều đồng ý và thoả thuận với nhau là Alameda sẽ thanh toán theo từng đợt.
Cụ thể, vào đợt 1, Alameda Research sẽ thanh toán trước 25% tổng số tiền (tương đương với 20 triệu đô) và nhận lại tương ứng 675,675,675 đồng REEF trước. Sau đó sẽ thanh toán nốt phần còn lại và nhận số token tương ứng.
Diễn biến
Trong đợt 1, mọi việc diễn ra bình thường, hai bên đều nhận được những thứ mình muốn. Sau đó, trang chủ twitter của Reef Finance thông báo dự án đã chính thức nhận được khoản đầu tư từ bên phía Alameda Research. Ngay lập tức, giá cả của đồng REEF phản ứng vô cùng tích cực đối với sự kiện này.
Tuy nhiên, mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi các nhà phát triển của dự án Reef Finance kiểm tra trên mạng lưới blockchain và phát hiện ra toàn bộ số lượng token REEF chuyển sang ví Alameda đều bị chuyển lên sàn Binance và bán ngay sau đó.
Như anh em có thể thấy trong hình, bên phía Reef Finance đã hoàn tất giao dịch khi họ đã gửi số token REEF (như thỏa thuận đợt 1) từ ví của họ sang địa chỉ ví của phía Alameda Research. Mặc dù vậy, ngay sau đó, địa chỉ ví của phía Alameda Research đã ngay lập tức chuyển toàn bộ số token đó lên sàn Binance để bán.
Bên phía Reef Finance đã vô cùng tức giận và huỷ bán số token REEF còn lại trong đợt 2 cho Alameda (tương ứng với 60 triệu đô). Đồng thời, họ cũng đăng lên trên Twitter thông báo về việc này tới cộng đồng.
Sau khi nhận được thông tin trên, phía Alameda đã phản hồi rằng họ không hề xác nhận đầu tư vào dự án Reef Finance này mà chỉ xác nhận mua số lượng token REEF đó để giao dịch OTC trên thị trường nhằm ăn chênh lệch giá.
Hậu quả
Dưới góc nhìn của mình, bên phía Alameda mới chỉ đề nghị mua đồng REEF chứ chưa hề đề cập với việc đầu tư vào dự án một cách dài hạn. Bên cạnh đó, 2 bên cũng chưa hề ký kết bất kỳ hợp đồng đầu tư nào liên quan tới thương vụ này.
Thế nên, đây có thể nói là một bài học vô cùng lớn đối với các nhà sáng lập của Reef Finance. Và có thể nói, nước đi “không chính xác” này của dự án đã khiến con đường trở thành một công cụ tài chính hàng đầu trên Polkadot của họ gặp phải nhiều khó khăn hơn bao giờ hết, cụ thể:
Token REEF có nguy cơ bị delist
Ngay sau khi vụ lùm xùm này nổ lên, sàn FTX - một sàn giao dịch chuyên về các hợp đồng phái sinh, cũng là công ty mẹ của Alameda Research đã đăng dòng tweet úp mở về việc sẽ delist token REEF trong tương lai.
Hiện tại, họ đã xoá dòng tweet đề cập tới vấn đề này, tuy nhiên cộng đồng vẫn rất hoang mang chưa rõ thực hư liệu token REEF có bị delist trong tương lai bởi sàn FTX hay không.
Giảm uy tín của dự án
Đây được coi là một nhầm lẫn tai hại bên phía các nhà sáng lập của dự án Reef Finance khi họ không thông qua các hợp đồng ràng buộc rõ ràng mà đã ngay lập tức thông báo tới cộng đồng rằng đã được quỹ Alameda rót vốn.
Thế nên, sự uy tín của Reef Finance đã giảm đi đáng kể trong mắt của các nhà đầu tư.
Tác động không tốt tới giá cả
Như một điều tất yếu, khi các nhà đầu tư bị mất niềm tin vào những thông tin mà dự án cung cấp thì dù dự án có tiềm năng hay có phát triển đến đâu thì cũng rất khó để lấy lại được sự tin tưởng của các nhà đầu tư trên thị trường.
Chính bởi vậy, ngay sau khi bên phía Alameda công bố toàn bộ thông tin về thương vụ này, giá cả của đồng REEF đã trải qua một đợt bán tháo rất mạnh với mức giảm lớn nhất lên tới hơn 40%.
Lời kết
Đây có thể được coi là bài học xương máu đối với đội ngũ phát triển dự án Reef Finance nói riêng, cũng như bất kỳ các dự án trong thị trường cryptocurrency này nói chung.
Hy vọng rằng, các nhà phát triển của dự án sẽ rút kinh nghiệm
Liệu Reef Finance có thể đứng vững sau vụ lùm xùm này hay gục ngã bởi ánh nhìn không tốt từ cộng đồng? Chúng ta cùng chờ câu trả lời thông qua những
Anh em nào quan tâm, có thể tham khảo thông tin phản hồi chính thức từ phía Alameda tại đây.
Xin chào và hẹn gặp lại anh em trong những bài viết lần sau.