SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

4 năm trong thị trường mình đã gồng lãi, hold coin như thế nào?

Bài viết sẽ chia sẻ với anh em cách gồng lời, hold coin của một nhà đầu tư trong suốt 4 năm tham gia thị trường Crypto.
Viet
Published Feb 22 2021
Updated Aug 01 2022
13 min read
thumbnail

Sau 3 bài viết trong series Tâm sự - Mỗi tuần một câu chuyện, đã rất nhiều anh em bày tỏ đồng cảm với các tác giả bài viết về những trải nghiệm, cảm xúc khi tham gia market. Bên cạnh đó, mình cũng tiếp tục nhận được những băn khoăn của anh em về nhiều chủ đề. Một trong những chủ đề anh em rất quan tâm, đó là “Bí quyết gồng lời, hold coin để đạt lợi nhuận cao nhất, x10, x100…”

Trong bài viết này, tác giả Hieu Dang sẽ chia sẻ với anh em cách gồng lời, hold coin của chính anh ấy trong suốt 4 năm tham gia thị trường. Anh cũng là tác giả của bài viết Tâm sự về quả ngọt sau 3 năm trong thị trường Crypto, anh em có thể xem lại bài viết này trước khi đọc tiếp nội dung bên dưới tại đây.

Tác giả là 1 holder chính hiệu

Chào các bạn, bạn đã từng rơi vào trường hợp cầm trong tay một mã coin có giá trị kim cương nhưng lại bán giá của một đống sắt vụn, khi bán cắt lỗ, hòa vốn hoặc mới x2, rồi sau đó x5,10,20, kế tiếp ngẩn ngơ tiếc nuối và những từ như “nếu”, “biết vậy”, “giá như”,… chưa?

Mình đã từng như vậy, cũng từng trải qua những cảm giác như trên, vậy căn nguyên do đâu, trên cộng đồng Coin98 đã có rất nhiều bài viết về vấn đề này rồi. 

Trong phạm vi bài viết này, mình muốn chia sẻ một số Tips để Buy và Hold đồng coin được tốt hơn. Mình phân tích dưới góc nhìn của một Holder.

Ba bước cơ bản phân tích dự án, tìm điểm vào

Bước 1: Phân tích cơ bản - những câu hỏi cần giải đáp

Phân tích cơ bản dự án, các bạn có thể tham khảo nhiều bài viết hoặc video phân tích trên website và youtube của Coin98. Mình chỉ tập trung vào một số câu hỏi cơ bản và tìm câu trả lời:

  • Dự án nằm trong nhóm dự án gì?
  • Trong phân khúc đó hãy liệt kê các dự án cạnh tranh?
  • Điểm nổi bật dự án bạn đang phân tích là gì?
  • Dự án có đưa ra được những lời giải cho các vấn đề đang tồn tại trong ngách?
  • Dự án đã có sản phẩm thực tế chưa?
  • Roadmap triển khai của dự án?
  • Dự án được hậu thuẫn của các quỹ lớn trong mảng crypto như thế nào?
  • Team phát triển dự án ra sao? Và những con người đó có phù hợp đi đường dài với dự án?

Thật sự thì khi đầu tư, mọi người sẽ ít quan tâm lắm về việc dự án làm về gì, họ đang phát triển gì và tiến độ ra sao,… mà vấn đề mọi người quan tâm nhất vẫn là giá nó như thế nào và khi mua vào là nó phải bay liền, và xx được bao nhiêu lần. 

Mình hoàn toàn đồng ý, bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của việc đầu tư vẫn là kiếm tiền và lợi nhuận. Nhưng khi đầu tư mà các bạn chỉ chăm chăm vào xem giá của dự án thì có giúp các bạn tự tin vào dự án mình đang đầu tư và có thể tự tính toán được mức TP hợp lý?

Bước 2: Phân tích kỹ thuật - chọn điểm vào & chốt lời

Sau bước 1, bạn thực sự ưng ý và quyết định xuống tiền đầu tư, thì câu hỏi tiếp theo bạn cần trả lời đó là: Điểm giá vào và Target là bao nhiêu? 

Điều này vô cùng quan trọng, bởi lẽ vị thế vào sẽ quyết định tâm lý Hold, thực sự là như vậy.

Để tìm điểm vào bạn có thể dựa vào một số điểm như:

  • Phân tích kỹ thuật.
  • Cap hiện tại.
  • Định cỡ Cap tương lai.

Chính vì vậy, khi đã vào vị thế đẹp thì cứ để market diễn kịch với nhau, khi nào đến Target sẽ bán! 

Bước 3: Theo dõi và kiểm soát cảm xúc

Cá nhân mình đánh giá, bước thứ 3 nhìn qua có vẻ dễ nhưng thực sự rất khó.

Coin bạn Hold mãi không thấy xx, mà nhìn sang các mã bên cạnh cứ bay tung nóc, bạn hoang mang, hoài nghi, sợ sệt,…

Những cảm xúc đó sẽ đưa ra những quyết định sai lầm. Vậy nên, mới có kiểu giữ mãi không bay, một phút yếu lòng buông tay thì nó bay phấp phới.

Bước 1 và 2 là dựa vào kiến thức phân tích và quyết định xuống tiền đầu tư, vậy nên hãy tôn trọng, và thoải mái với các quyết định của mình. Tuy nhiên, ở bước này thì những việc mình hay làm là:

  • Follow các kênh Social của dự án để cập nhật tình hình (Twitter và Telegram).
  • Tuyệt đối không là FAN của dự án, mà cố đứng trung lập để nhìn nhận vấn đề, nếu bạn đánh đồng là FAN của dự án, đôi khi những khiếm khuyết dự án bạn sẽ tìm cách khỏa lấp chúng, điều này thực sự tai hại.
  • Hạn chế nhìn giá, soi chart, mà cần học cách kỷ luật hơn với bản thân, vị thế vô đẹp thì kiên định Hold tới Target đã đề cập trên.
  • Tiếp tục dành thời gian học, đọc và tìm hiểu những dự án khác.
  • Khi cập nhật và thấy dự án ngày càng một phát triển hơn thì TP của chúng ta sẽ ngày càng một cao hơn. Đơn cử SOL, lúc đầu entry mình mua 0.6$ và Target là 2$, nhưng sau đó mình đã nâng lên TP1 5$, TP2 10$ và TP3 20$ hoặc list coinbase.

Đọc thêm: Solana là gì? Những điều anh em chưa biết về Solana

Case Study kinh nghiệm - người thật việc thật

Câu chuyện 1: NEAR

Tại sao mình đầu tư vào NEAR

Để tiện các bạn theo dõi, mình ánh xạ 1 - 1 theo 3 bước được đề cập ở trên.

Bước 1: Phân tích cơ bản

  • Near nằm trong nhóm dự án Layer 1, Platform.
  • Trong phân khúc này những đối thủ cạnh tranh nổi bật được kể đến gồm: ETH, SOL, DOT, LUNA,…
  • Điểm nổi bật của NEAR so với các đối thủ trong ngách: Near sử dụng thuật toán đồng thuận mới PoS. Trong đó, nơi mà người tham gia có thể staking và nhận lợi nhuận trên mạng lưới. Near sử dụng kiến trúc phân mảnh (Sharding) để có thể mở rộng, sự đơn giản trong việc xây dựng Dapp, điều đặc biệt sử dụng NEAR Raibow Bridge để tương tác với mạng lưới của ETH.
  • Các vấn đề tồn tại trong nhóm dự án Layer 1 là khả năng mở rộng và tốc độ giao dịch, thì NEAR là một trong số những dự án đang làm khá tốt trong việc khắc phục các vấn này.
  • Dự án đã có các sản phẩm thực tế, gồm: NEAR SDK, NEAR WALLET, NEAR Explorer, NEAR Command Line Tools.
  • Lộ trình phát triển đã ra mắt Mainnet ngày 22/4/2020, và đang tiếp tục cập nhật Roadmap trong giai đoạn tiếp theo.
  • Near được hỗ trợ từ nhiều quỹ lớn, trong đó có Coinbase.
  • Team phát triển dự án: Đồng sáng lập Alex Skidanov và IIIia Polosukhin trước khi kết hợp với nhau xây dựng NEAR đã từng gắn bó với công ty MemSQL và Machine Learning TensorFlow. Ngoài ra, đội ngũ phát triển của NEAR có rất nhiều kỹ sư kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain, sẽ là điều kiện để đi đường dài và giúp dự án phát triển.
  • Hiện tại rất nhiều dự án trên nền ETH đã bắt đầu triển khai trên NEAR. GRT là một ví dụ đầu tiên, và mọi người sẽ thấy lần lượt các tin về các dự án triển khai trên NEAR release.
  • NEAR cũng nhận thấy được sự lớn mạnh của DOT và vẫn đang triển khai để hỗ trợ cả các dự án của DOT trên NEAR. Dự án càng Scale, càng giải quyết nhiều vấn đề thì dự án càng giá trị để đầu tư.

Bước 2: Phân tích kỹ thuật

  • Đối với NEAR là một dự án mới, nên thời điểm mình biết đến khi Near đã lên sàn khoảng 1 tháng, với dữ kiện như vậy mình không áp dụng phân tích kỹ thuật để tìm điểm vào.
  • Giá khi đó mình quan sát là 0.7$ - 1$ ứng với tổng cap khoảng 300 triệu $, mình đã so sánh tính toán với Cap của SOL, DOT, ETH, LUNA, và quyết định trung bình giá để vào dự án.
  • Ước tính Cap của Near có thể đạt tới 2 tỷ - 3 tỷ $, tức cơ hội xx tài sản của mình là có, nên đã vào Near với các vùng giá 0.7$, 1$.

Bước 3: Diễn biến chi phối cảm xúc

Khi đã quyết định xuống tiền đầu tư, với việc phân tích ở trên, mình thực sự thoải mái, việc hàng ngày của mình là cập nhật thêm những thông tin của dự án qua các kênh truyền thông.

Tuy nhiên, lúc này có những Fud từ thị trường, nào là điều chỉnh sâu, sập giống như hồi 2018, giá giảm dưới điểm mua thì thế nào,... Những lúc này, hãy bình tâm hít thở sâu và kiên định với những target mình đặt ra. Trong quá trình đến Target sẽ có tăng giảm liên tục, nhưng đích đến là cái kết quả cuối cùng. Một điều mình luôn tâm niệm là sẽ không ai mua được đáy bán được đỉnh, ở thị trường như Crypto kể cả sau mua /2 /3 mình không sợ, vì khi bán mới là câu trả lời, là kết quả cuối cùng.

Đọc thêm: FOMO & FUD là gì? Cách tránh bị FOMO, FUD khi đầu tư tiền điện tử

Mình set sẵn Target bán và check giá 1 tuần 1 lần vào dịp cuối tuần. Thời gian còn lại mình tiếp tục đọc và đọc, để bản thân cập nhật những điều mới, sự chuyển dịch mới trong thị trường. Với mình 1 tuần trong thị trường bằng 1 năm ngoài đời thực. Do vậy phải liên tục cập nhật.

Câu chuyện 2: SUSHI

Bên cạnh thông tin Coin98 đã đưa, mình còn research một số thông tin trước khi quyết định đầu tư, bao gồm:

Bước 1: Phân tích cơ bản

  • Sushiswap là 1 Fork của Uniswap, là 1 giao thức tạo lập thị trường tự động AMM. Cho phép người dùng swap bất kỳ token ERC-20 nào qua Pool thanh khoản thay vì sổ lệnh.
  • Sushiswap giải quyết vấn đề cụ thể trong defi chính là việc chia sẻ Incentive không đồng đều giữa các Liquidity Providers.
  • Thay vì dùng ETH Token làm trung tâm như Uniswap, thì Sushiswap có Native Token riêng là Sushi. Sushi Token dùng cho 2 mục đích: Reward for Liquidity mining và Sharing Fee for SUSHI Miner.
  • Mô hình thiết kế Sushi giúp Holder được chia sẻ một ít Incentive từ sàn Sushiswap. Điều này khiến Buy Demand của Sushi Token.
  • Khía cạnh team, mình không tìm được thông tin chính thức về Team của dự án, tuy nhiên dự án là mã nguồn mở và các Source Code được Public trên Github.
  • Sushi đang move qua Pokadot, vì DOT chưa có giải pháp AMM hoàn thiện.
  • SUSHI có tốc độ phát triển rất nhanh, sắp tới là IEO trên SUSHI, Insur, Order Trading và Margin Trading.

Bước 2: Phân tích kỹ thuật

  • Mình dựa vào trang thống kê Defipluse.com để so sánh giữa Sushiswap và Uniswap, gồm TVL và cap của dự án.
  • Từ đó mình định cỡ Cap dự án sẽ đạt được.
  • Quá trình diễn biến chi phối cảm xúc cũng tương đồng với dự án Near ở trên, kiên định với những nhận định của mình từ những điều thu thập phân tích được.

Từ những thông tin tìm hiểu được như vậy. Mình quyết định đầu tư vào SUSHI với Entry 1.3$, với Target ngắn hạn 10$ và dài hạn 15$-20$. 

Tạm kết

Đối với mình, thời gian ngồi trade tối ưu 40-50%, nhiều khi không tối ưu được còn lỗ, thì mình nghiên cứu thị trường và dự án để đầu tư vào sẽ hiệu quả hơn.

Quá trình Hold là một sự kết hợp rất nhiều yếu tố, trong đó may mắn đối với mình là 20%, 80% còn lại là sự chủ động nạp kiến thức, phân tích, niềm tin, và nhìn nhận các góc cạnh vấn đề, tầm nhìn xa hơn từ thị trường.

Tất nhiên, đầu tư sẽ luôn gặp rủi ro, nhưng nếu dành thời gian research sẽ giảm xác suất thua hơn. Bài viết là chia sẻ trải nghiệm cá nhân với góc nhìn của một Holder. Mình hy vọng các bạn mới vô thị trường sẽ có thêm một số thông tin hữu ích trong quá trình đầu tư trong một thị trường đầy rủi ro như Crypto.

Các anh em muốn chia sẻ những câu chuyện, bài học của chính mình khi tham gia thị trường crypto thì hãy viết & gửi trực tiếp vào email của mình: [email protected]

Hàng tuần mình sẽ tổng hợp lại & đăng lên chia sẻ với anh em cộng đồng.

RELEVANT SERIES