SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

3 rủi ro khi Farming: Tại sao Farming lãi suất cao vẫn lỗ?

Liệu Farming có hoàn toàn an toàn? Đâu là những rủi ro khi Farming? Tại sao Farming với APR cao nhưng vẫn bị lỗ? Xem ngay bài viết này.
trangtran.c98
Published Apr 18 2022
Updated Jul 16 2024
7 min read
rủi ro khi farming

Khái niệm Farming (Yield Farming)

Farming (hay Yield Farming) là thuật ngữ chỉ việc người dùng cố gắng tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể từ tài sản crypto của họ, thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi (Decentralized Finance - Tài chính Phi tập trung).

  • Yield tạm dịch là lợi nhuận.
  • Farming tạm dịch là canh tác.

⇒ Yield Farming tạm dịch là "canh tác lợi nhuận".

Trong bài này mình sẽ giữ nguyên thuật ngữ “Yield Farming”, “Yield”, “Farming”, “Farm”.

Nếu như anh em muốn xem dưới dạng video trực quan hóa thì đừng bỏ qua video dưới đây:

Đọc thêm: Hiểu về Yield Farming trong Crypto

advertising

3 lợi ích & rủi ro khi Farming bạn phải biết

Lợi ích

Để thu hút được lượng lớn người dùng trong thời gian ngắn, không thể phủ nhận được Yield Farming là giải pháp hàng đầu giải quyết các vấn đề nhức nhối của DeFi, đặc biệt là vấn đề về thanh khoản.

Một số lợi ích mà Yield Farming mang lại được kể đến như sau:

  • Từ phía dự án: Tạo thanh khoản cho các sàn CEX, gián tiếp giúp dự án tăng trưởng.
  • Từ phía người dùng:

    Rủi ro

    Yield Farming tồn tại các rủi ro tiềm ẩn nhưng có tác động khá lớn với người dùng, và nếu họ vô tình rơi vào các "cạm bẫy" thì việc "mất trắng" hoàn toàn có thể xảy ra.

    Một số rủi ro được đề cập đến như sau:

    • Rủi ro bị hack Smart Contract (Không cố ý): Bị hacker tấn công. Hacker lợi dụng các lỗ hổng trong bảo mật, các khả năng bị bug trong Smart Contract để tấn công giao thức và "đánh cắp" tài sản.
    • Rủi ro bị Rug Pull (Cố ý): Đây là rủi ro do chính các giao thức tự tạo ra. Dự án có thể rút toàn bộ thanh khoản và "bỏ trốn".
    • Rủi ro Impermanent Loss: Là những khoản tổn thất tạm thời của các nhà cung cấp thanh khoản khi tham gia đóng góp thanh khoản trên các sàn AMM.

    Khoản lỗ này được tính dựa trên cơ chế chênh lệch giá trị của một loại token khi người dùng tham gia cung cấp thanh khoản và không cung cấp thanh khoản. Khi biến động giá của cặp tài sản càng cao thì impermanent loss người dùng phải chịu càng cao.

    Một số nền tảng giảm thiểu rủi ro cho người dùng thông qua việc lựa chọn các cặp tài sản với tỉ lệ tài sản trong pool khác nhau: 95/5, 80/20, 50/50. Tuy nhiên, phần reward nhận được cũng sẽ tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro phải chịu.

    Ví dụ: Anchor Protocol, Balancer Protocol, Mirror Protocol...

    Rủi ro khác về DeFi: Một số rủi ro có thể xuất hiện như rủi ro bị thanh lý tài sản. khi thị trường biến động mạnh, các tài sản thế chấp có thể bị thanh lý dẫn đến việc vị thế của người dùng cũng bị thanh lý theo.

    Lựa chọn token như thế nào để tránh rủi ro khi Farming?

    Chiến lược lựa chọn token

    Để tham gia farming với một chiến lược đúng đắn thì người dùng cần chú ý tới một số vấn đề sau:

    Nên Farm khi 2 tài sản biến động cùng chiều.

    • Tăng giá chung: Giá trị token tăng, đồng thời giá trị reward nhận được cũng tăng theo.
    • Giảm giá chung: Khi cặp token giảm giá cùng nhau, người dùng có thể tiếp tục farm để nhận các khoản reward.
    • Lưu ý: Người dùng tham gia farming với các cặp tài sản đầu tư dài hạn.
    • Giữ nguyên: Với các cặp tài sản ổn định giá trị, mức Impermanent Loss sẽ không cao, giảm thiểu rủi ro cho người dùng.

    Không nên Farm khi 2 tài sản biến động ngược chiều. 

    Token A tăng, token B giảm hoặc ngược lại: Sự biến động của các token với chiều hướng ngược nhau sẽ có các tác động mạnh lên giá trị reward người dùng có thể nhận trong các pool farming, đồng thời chiụ các rủi ro Impermanent Loss cao.

    Làm thế nào để tránh rủi ro Impermanent Loss?

    Để tránh rủi ro Impermanent Loss, người dùng có thể tham khảo các cách sau:

    • Farming các cặp ổn định về giá: Người dùng có thể farming các cặp stablecoin với mức reward nhận được có thể sẽ thấp hơn, tuy nhiên, đây lại là những cặp có yếu tố an toàn cao, không chịu ảnh hưởng từ các biến động thị trường.
    • Không rút thanh khoản khi giá token không hồi phục về khoảng giá cũ: Đối với các cặp token đầu tư dài hạn, khi token giảm giá dưới mức mà người dùng đã mua, anh em có thể tiếp tục farming và chờ đến khi giá token hồi về để không chịu các khoản lỗ mà vẫn nhận được reward từ giao thức.
    • Không cung cấp thanh khoản khi thị trường biến động mạnh: Khi thị trường biến động mạnh, sự chênh lệch về giá lớn sẽ xảy ra, các token dùng để farming đồng thời cũng sẽ chịu ảnh hưởng, anh em cần cân nhắc kĩ khi cung cấp thanh khoản tại các thời điểm này.
    • Farming như "cá mập" trong thị trường.

    Farming như "cá mập" trong thị trường - Các tips tối ưu hoá lợi nhuận

    Để farming như một "cá mập" trong thị trường, anh em cần nhớ một vấn đề sau: Làm sao để Rewards > Impermanent Loss?

    Tại sao làm Farming với APR > 1,000% nhưng vẫn lỗ?

    Khi anh em farming với APR cao nhưng vẫn bị lỗ, dưới đây là một số lí do để tham khảo cho vấn đề này:

    • Impermanent Loss quá cao: APR cao, tuy nhiên, giá token liên tục giảm.
    • Khi tài sản Farm bị giảm giá trị.
    • Khi tài sản Reward bị giảm giá trị.
    • Khi Reward bị giảm do TVL tăng.

    Khi nào nên bắt đầu Farming?

    Bước 1: Tìm các pool có Reward cao .

    Bước 2: Chọn các tài sản có biến động thấp (tại một khoảng thời gian).

    Bước 3: Deposit vào thật nhanh, trước khi TVL tăng ⇒ Reward cao.

    Bước 4: Có Reward token rồi có thể chốt 50% về Stablecoin.

    Bước 5: 50% còn lại có thể canh chốt theo TVL.

    Khi nào nên rút pool Farming?

    2 trường hợp anh em nên rút pool Farming là:

    • Khi TVL của pool tăng nhanh ⇒ Reward giảm.
    • TVL không tăng nữa, đảo chiều giảm dần: Người dùng farming trước với số lượng tài sản lớn đã bắt đầu "chốt lời" để bảo toàn vốn, người dùng tham gia farming sau thì sẽ không còn kiếm được nhiều lợi nhuận nữa.
    RELEVANT SERIES