SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tổng quan về Aave V3 và Compound Chain

Aave & Compound hiện đang là những lending protocol hàng đầu thị trường. Vậy chúng có những ưu điểm và hạn chế gì? Tìm hiểu tại đây!
Avatar
vinhvo
Published Nov 28 2021
Updated Jul 13 2022
12 min read
thumbnail

Aave & Compound đều là những lending protocol hàng đầu thị trường, cả hai đều có những dự định phát triển riêng trong tương lai lần lượt là Aave V3 & Gateway (Compound Chain).

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét, phân tích & đánh giá ưu và hạn chế của Aave V3 & Gateway (Compound Chain).

Tổng quan về Aave V3

Aave Request for Comment (ARC) đề xuất về một phiên bản nâng cấp mới mang tên Aave V3, đề xuất đã được cộng đồng Aave hưởng ứng nhiệt tình và thông qua gần đây. Dưới đây là một số tính năng nổi bật mà Aave V3 hứa hẹn cung cấp:

Portal

Bằng cách kết hợp với các cross chain bridge như Connext, Hop Protocol, Anyswap, xPollinate, Aave V3 cho phép tài sản của người dùng có thể dễ dàng lưu chuyển liền mạch giữa các thị trường Aave V3 qua các mạng khác nhau.

Aave V3 Portal

Ví dụ: Trong phiên bản Aave V2, người dùng deposit ETH trên Ethereum thì họ chỉ có thể nhận lại aETH trên Ethereum. Trong V3, người dùng deposit ETH trên Ethereum thì có có thể dễ nhận aETH trên Polygon hay aETH trên Avalanche C - Chain.

High Efficiency Mode (eMode)

Hiểu một cách đơn giản, tính năng này cho phép người vay có thể đạt được khả năng vay cao nhất với tài sản thế chấp của chính họ.

Aave V3 eMode

Để làm được điều này, Aave V3 hỗ trợ phân loại các tài sản theo các thông số sau;

  • LTV.
  • Liquidation threshold.
  • Liquidation bonus.
  • A custom price oracle (optional).

Trong trường hợp, tài sản người dùng sử dụng làm thế chấp và tài sản họ vay nằm cùng một doanh mục, eMode có thể cung cấp cho người vay khả năng tiếp cận vốn nhiều hơn.

Ví dụ: USDT, USDC, DAI nằm trong danh mục Stablecoin eMode. Nếu người dùng deposit USDT làm collateral và vay DAI thì họ có thể sẽ vay được nhiều DAI hơn và phí thanh lý cũng thấp hơn, CF = 98% & LP = 1%.

Isolation Mode

Các money market dành cho các tài sản mới trên Aave V3 chỉ cho phép người dùng vay đến mức trần nợ cụ thể, chế độ này giúp hạn chế rủi ro đối với người dùng & giao thức từ các tài sản mới được liệt kê trên Aave.

Aave V3 Isolated mode

Cụ thể hơn, khi một tài sản được liệt kê trong “Isolated”, người dùng chỉ có thể vay stablecoin mà Aave Governance đã thông qua, sẽ có hạn chế mức nợ trần nhất định.

Ví dụ: TOKEN2 là một tài sản được liệt kê trong chế độ Isolated với USDC, USDT, DAI và mức nợ tối đa là $10M. Sau khi cung cấp TOKEN2 làm tài sản thế chấp, người vay sẽ có thể vay tới $10M dưới dạng USDT, DAI và USDC.

Risk management mechanisms: Aave V3 cung cấp các cơ chế quản lý rủi ro nâng cao hơn để bảo vệ Aave khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán theo giao thức. Một số điều chỉnh bao gồm:

  • Supply & Borrow Caps: Aave Governance sẽ quyết định giới hạn vay và cho vay. Giới hạn khoản vay giảm thiểu khả năng mất khả năng thanh toán của nhóm thanh khoản, trong khi giới hạn nguồn cung cấp (supply) làm giảm mức độ tiếp xúc của giao thức đối với một tài sản nhất định và giúp ngăn chặn các cuộc tấn công như infinite minting hoặc thao túng price oracle.
  • Collateral factor control: Aave Governance sẽ có khả năng thay đổi collateral factor cho các giao dịch vay trong tương lai mà không ảnh hưởng đến các vị thế vay hiện có hoặc kích hoạt thanh lý.
  • Risk Admins: Các thực thể có khả năng thay đổi các thông số rủi ro nhất định mà không yêu cầu biểu quyết của ban quản trị (ví dụ: RiskDAO, Gauntlet). Đương nhiên, Bất kỳ ai muốn được thêm vào “Risk Admins” đều phải được thông qua quy trình đề xuất quản trị thông thường.

Tổng quan về Gateway (Compound Chain)

Vào cuối năm 2020, Compound Finance đã đưa ra lộ trình tiếp theo của họ - Compound Chain. Mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh Compound Chain nhưng cá nhân mình nghĩ đây vẫn là một bước đi cực kỳ tham vọng của Compound Finance mà chúng ta cũng nên xem xét kỹ lưỡng. Compound chain có một số component quan trọng sau đây:

Gateway (Compound Chain)

Gateway là một money market được xây dựng trên Substrate framework của Polkadot và được viết bằng RUST. Gateway là một App Chain.

Gateway (Compound Chain)

Gateway sử dụng đồng thuận PoA (Proof of Authority), một biến thể của cơ chế đồng thuận PoS (Proof of Stake), trong đó các validators được lựa chọn dựa trên danh tính & danh tiếng của những người tham gia, chứ không dựa trên giá trị token mà họ nắm giữ.

Nhiệm vụ của các Validator giữ cho Gateway network an toàn. Đổi lại, Validator nhận được một phần lãi suất mà người vay trả (dưới dạng dạng CASH token). Để trở thành validators chính thức, một node phải được cộng đồng Compound Finance thông qua trong Compound Governance Proposal.

CASH

CASH là một loại stablecoin được peg vào 1$, CASH token được phát hành bởi Gateway thông qua quy trình thế chấp và vay, tương tự với Maker & DAI.

Mặc dù vậy, CASH có một chút khác biệt so với DAI, ngoài việc có thể được sử dụng như một Stablecoin nó còn được sử dụng để thanh toán phí giao dịch trên Gateway (Compound Chain) và Validator sẽ kiếm được một phần lãi suất mà người vay trả dưới dạng CASH token. 

Starport

Starport là tập hợp các hợp đồng thông minh trên các Blockchain khác, nó đóng vai trò như là giao diện trên Blockchain được hỗ trợ để tạo điều kiện cho việc chuyển giao tài sản cross chain một cách dễ dàng và thuận lợi.

Mỗi L1 được hỗ trợ đều có Starport riêng được sử dụng để khóa và trích xuất các tài sản có nguồn gốc từ L1 đó để kết nối với Gateway.

Một số điểm nổi bật & hạn chế của Aave V3 & Gateway (Compound Chain)

Điểm nổi bật của Aave V3 & Gateway (Compound Chain)

Với Aave V3, họ tận dụng các cơ sở hạ tầng Cross Chain Bridge để đạt được khả năng tương tác xuyên chuỗihiệu quả sử dụng vốn. Hai tính chất này được làm nổi bật thông qua 3 tính năng chính của Aave V3:

  • Portal: Hỗ trợ cho vay & đi vay xuyên chuỗi.
  • Emode: Hỗ trợ người dùng có thể vay được số vốn nhiều nhất với tài sản thế chấp của họ.
  • Isolation Mode: Cho phép tạo ra các money market khác nhau với các tài sản mới. Đồng thời hạn chế một phần rủi ro của chúng.

Với Gateway, họ đạt được khả năng tương xác xuyên chuỗi bằng cách sử dụng Starport, một sản phẩm mà team Compound tự xây dựng. Ngoài ra, Compound Finance cũng rất tham vọng khi lựa chọn xây dựng một App Chain trên Polkadot, lựa chọn này mang lại cho một số ưu và hạn chế nhất định;

Ưu điểm: Tự chủ nhiều thứ như công nghệ, phương hướng phát triển sản phẩm.

Hạn chế:

  • Khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi trình độ và năng lực của team phải rất cao.
  • Phụ thuộc vào tiến độ phát triển Polkadot.
  • Gateway chain cũng sẽ rất centralized, điều này càng trầm trọng hơn khi họ chọn sử dụng đồng thuận PoA.
  • khả năng kết hợp và giao tiếp với các giao khác sẽ bị hạn chế vì họ không phải là EVM chain.

Trước đó cũng có những dự án vô cùng thành công khi lựa chọn một con đường thách thách như Compound Finance:

  • Terra: Họ bắt đầu xây dựng một App Chain ngay từ đầu, một specific L1 dành cho việc thanh toán thương mại điện tử ở Hàn Quốc.
  • Axies: bắt đầu từ một GameFi trên Ethereum, sau đó xây dựng app chain cho mình để mở rộng.

Cá nhân mình thấy vị thế của Compound khá giống Axies khi họ đã có sản phẩm và người dùng trước trên Ethereum, sau đó mới bắt đầu xây dựng App Chain riêng với sản phẩm trọng tâm là đồng Stablecoin CASH. Bạn muốn biết tiềm năng phát triển của CASH? Hãy quan sát hệ sinh thái Terra!

Tham khảo thêm: Tổng quan về hệ sinh thái Terra

Hạn chế của Aave V3 & Gateway (Compound Chain)

Về cơ bản, khi giao thức của bạn càng phức tạp thì khả năng có bug tiềm ẩn trong code của bạn càng lớn, Aave V3 & Compound chain không ngoại lệ, khi sản phẩm cuối cùng của chúng là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau.

Ngoài ra, rủi ro còn đến từ các giao thức bên thứ ba. Trong trường hợp của Aave V3, họ sử dụng các Cross Chain Bridge từ bên ngoài. Đa phần chúng đều hoạt động dựa trên nguyên lý đơn giản lock-mint-burn.

Cross chain Bridge
  • Người dùng deposit token ở chain A vào bridge.
  • Bridge khi nhận được tài sản sẽ mint bản wrapped của token trên chain B cho địa chỉ ví tương ứng.
  • Khi cần rút tài sản, người dùng gửi lại số wrapped token vào bridge.
  • Số token đó sẽ bị đốt và bridge sẽ mở khóa token trên chain A cho người dùng.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với Aave và người dùng của họ khi bridge mà Aave tích hợp bị exploited hay bị lỗi khiến token được unlock trên các blockchain khác nhau mà không cần lock số tiền tương ứng trên các blockchain tương ứng?

Đương nhiên mình nghĩ các rủi ro này thì bên Aave đã nghĩ tới và có cái kế hoạch dự phòng cho chúng nên chúng ta cũng không cần cân nhắc nhiều. Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là rủi ro khi tích hợp sâu một giao thức của bên thứ 3 là tồn tại.

Đối trường hợp của Gateway thì hạn chế & thách thức của họ gặp phải nhiều hơn Aave V3, như mình trình bày ở phần trên, một trong những hạn chế lớn nhất là Gateway phải phụ thuộc vào tiến độ của Polkadot.

Nếu muốn đi vào hoạt động, Gateway sẽ phải một đấu giá được một slot parachain trên Polkadot, tiếp sau đó họ phải chờ Polkadot update một số tính năng quan trọng như XCMP và Parathread để mạng Polkadot hoạt động trơn tru. Theo ý kiến của mình, điều này có thể mất tầm 1 - 1.5 năm để hoàn thành.

Tiếp theo, Gateway sử dụng PoA, mặc dù lựa chọn này sẽ giúp Gateway có phí thấp nhưng bù lại nó sẽ ít phân cấp hơn vì các validators được lựa chọn bởi COMP whales. Liệu sự đánh đổi sự phân cấp, bảo mật lấy khả năng mở rộng có phải lựa chọn chính xác trong trường hợp của Compound?

Tương lai của Aave V3 & Gateway (Compound Chain)

Để hình dung đơn giản, các bạn có thể tưởng tượng rằng:

Aave V3 đang cố gắng trở thành một “cửa hàng trà sữa ngon nhất”, trà sữa của họ có thể làm hài lòng bất cứ thực khách nào, còn Gateway (Compound Chain) họ đang cố gắng để tạo ra “một chuỗi cửa hàng trà sữa”, trà sữa của họ có thể không ngon bằng Aave V3 nhưng được cái tiềm năng mở rộng rất lớn, họ có thể bán nhiều sản phẩm khác không phải trà sữa, miễn là nó đắt hàng, tạo ra doanh thu là được.

Đương nhiên thách thức của Gateway phải đối mặt lớn Aave V3 nhiều, cả chủ quan và khách quan. Ở thời điểm hiện tại khó có thể là ai hơn ai vì cả hai đều chưa ra mainnet, tất cả phân tích và đánh giá đều dựa trên những tài liệu cơ bản mà Aave & Compound cung cấp.

Nhưng theo mình, cả Aave V3 và Gateway (Compound Chain) đều là các kế hoạch khả thi, nếu họ kiên trì làm và cho ra kết quả tương tự như mô tả thì mình tin cả hai xứng đáng có mặt trong top 20 token có vốn hóa cao nhất thị trường.

Tổng kết

Phía trên là một số phân tích, đánh giá ưu và hạn chế của Aave V3 & Gateway (Compound Chain). Nếu các bạn có những câu hỏi khác liên quan đến chủ đề trên, hãy bình luận ở phía dưới để Coin98 hỗ trợ ngay nhé!

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Coin98 Insights dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng:

  • Group Chat Telegram: t.me/Coin98Insights_Chat
  • Channel Telegram: t.me/Coin98Insights
  • Youtube: youtube.com/coin98
  • Group Facebook: www.facebook.com/groups/Coin98.Net
  • Twitter: twitter.com/Coin98Insights

Disclaimer: Tất cả những thông tin trên bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ những trải nghiệm trên thị trường và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư mạo hiểm và chỉ nên tham gia với số vốn có thể mất.

 

RELEVANT SERIES