SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Asset caps - Tấm khiên bảo hộ của Cream

Qua bài lược dịch từ dự án, mình sẽ cùng anh em tìm hiểu Asset Caps là gì, nó mang lại lợi ích gì cho người dùng.
bdapnews
Published Jan 22 2021
Updated Jul 13 2022
5 min read
thumbnail

Cream là một trong những thị trường tiền tệ (money market) hỗ trợ nhiều loại tài sản nhất. Dự án có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những tài sản mới và đóng góp thanh khoản cũng như sự linh hoạt trong DeFi.

Bên cạnh sản phẩm chủ chốt Iron Bank, hứa hẹn sẽ là con bài chủ chốt trong việc cung cấp thanh khoản cho cả hệ sinh thái DeFi, Cream cũng rất chú trọng vào việc hạn chế tối đa rủi ro cho người dùng và qua Asset Caps, sản phẩm hứa hẹn sẽ thêm một lớp bảo hộ cho Cream.

Đọc thêm về Iron Bank tại: Cream V2 - Làn gió mới trong DeFi Lending (Phần 2)

Qua bài lược dịch hôm nay từ dự án, mình sẽ cùng anh em tìm hiểu Asset Caps là gì, nó mang lại lợi ích gì cho người dùng và các ví dụ liên quan.

Cùng bắt đầu nhé!

[toc]

Vấn đề đối mặt

Để giúp bảo đảm với lượng tài sản đang ngày tăng, Cream đã có:

  1. The Collateral Factor - Hạn chế số tài sản mà một người dùng có thể mượn dựa vào giá trị tài sản mà người dùng thế chấp. Nhằm bảo vệ platform từ sự biến động của tài sản thế chấp.
  2. The reserve factor - Thông số kiểm soát bao nhiêu % lãi suất được người vay trả sẽ được chuyển về Reserve Pool của tài sản đó. Reserve Pool như một quỹ dự phòng và phát triển cùng protocol.

Tuy nhiên còn một vấn đề lớn nữa protocol đang đối mặt đó chính là một tài sản thế chấp được cung cấp quá nhiều so với các loại tài sản khác và đó chính là lý do cho sự ra đời của Asset Cap.

Asset Cap là gì?

Asset Cap giúp hạn chế lượng tài sản mà một loại tài sản thế chấp có thể được cung cấp cho toàn bộ Cream platform.

Ví dụ: Asset Cap 1 triệu đô trị giá ETH có nghĩa là tất cả số người cho vay trong protocol không thể cung cấp nhiều hơn 1 triệu đô trị giá ETH cho cream. Điều này có nghĩa là ETH có thể được cung cấp bởi một hoặc hàng trăm ví miễn là không vượt quá Asset Cap.

Ví dụ với DDTG

Tưởng tượng trader nổi tiếng Davey tạo ra một social token mới tên DDTG, một token cho phép holder được vào phòng chat và nghe Davey chia sẻ top 5 cổ phiếu hàng ngày. DDTG holder cũng nhận được % phí quảng cáo hàng năm từ Davey.

Code đã được audit cẩn thận và token được giao dịch ở giá $1/USDT. Tổng cung 200 triệu và Davey giữ 100 triệu token.

CREAM holder thích Davey và cho phép DDTG làm tài sản thế chấp, và vài ngày sau cộng đồng đồng ý để Collateral factor lên 50%.

Vấn đề #1 - Vay hết phần người khác

Davey muốn mua một căn biệt phủ mới và muốn sử dụng DDTG để vay. Davey thế chấp 100 triệu đô vào Cream và theo lý thuyết anh ta có thể mượn về 50 triệu đô (tất nhiên tỷ lệ bị thanh lý nếu vay như vậy là rất cao).

Như anh em thấy nếu vay với một giá trị lớn như vậy, Davey có thể lấy hết lượng tài có thể cho vay trong protocol và người dùng còn lại chỉ có thể vay DDTG.

Vấn đề #2 - Tài sản trở nên vô giá trị 

Davey gặp tai nạn và về với ông bà.

Lúc này mọi lợi ích liên quan đến DDTG đều không còn (không có chọn cổ phiếu, không chia sẻ doanh thu quảng cáo,...) và giá DDTG về 0.

Collateral Factor có thể bảo vệ protocol ở một mức độ nào đó, nhưng với những trường hợp tài sản đột ngột mất giá trị và không bán được thì gần như không có tác dụng. Tồi tệ nhất sẽ dẫn đến trường hợp tài sản đã cho vay > tài sản cung cấp.

Vấn đề #3 - Infinite Mint

Davey tạo ra một protocol để có thể đào một lượng DDTG vô tận sau đó cung cấp trên Cream như tài sản thế chấp và vay tài sản TRƯỚC khi thị trường kịp phản ứng với nguồn cung mới.

Điều này sẽ rút cạn số tài sản quý giá của Cream.

Giải pháp của Asset Cap

Asset Cap có thể giới hạn lượng DDTG có thể được cung cấp trên platform.

Ví dụ: Cộng đồng cho DDTG có tỷ lệ thế chấp là 50% với Asset Cap là 10 triệu đô trị giá DDTG. Có nghĩa là Davey lúc này nếu cung cấp tối đa thì cũng chỉ vay được 5 triệu đô, đồng thời người khác cũng không thể cung cấp DDTG trên platform được nữa.

Với Asset Cap:

  • Sẽ luôn còn đủ chỗ cho người vay khác.
  • Nếu có bất kỳ một sự kiện xấu xảy ra và khiến tài sản mất giá trị thì cũng không ảnh hưởng quá lớn đến protocol.

Lời kết 

Cream là một trong những dự án đầu tiên áp dụng khái niệm Asset Cap và Iron Bank cho thấy tính innovation từ dự án là rất cao. Nếu sản phẩm thành công sẽ là cú huých lớn giúp dự án đi đầu và tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên những ý tưởng mới cũng là những thứ có độ rủi ro cao nhất và cần được thử nghiệm, chứng minh. Như với Asset Cap sẽ thế nào nếu như gặp phải vấn đề độc quyền, một vài whale bao trọn mảng lending trong protocol?. Hãy cùng xem những nước đi tiếp theo của dự án để chúng ta có thể biết được liệu đây có phải là một giải pháp tiềm năng hay không.

RELEVANT SERIES