SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Bytom (BTM) là gì? Toàn tập về tiền điện tử BTM

Bytom (BTM) là Native Currency chính trong Blockchain của Bytom. BTM là mạch máu duy trì các hoạt động trong Blockchain của Bytom.
Avatar
anh
Published May 13 2019
Updated Nov 29 2022
5 min read
thumbnail

Nối tiếp chuỗi những bài viết về Coin và Token Của Coin98, ngày hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về đồng Bytom (BTM) nhé!

Bắt đầu thôi!

Bytom (BTM) là gì?

Bytom (ký hiệu: BTM) là Native Currency chính trong mạng Blockchain của Bytom. Ban đầu, Bytom (BTM) được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20 của Ethereum. Cho đến ngày 24/4/2018, Bytom chính thức Launched Mainnet và BTM đã chuyển sang chạy trên Blockchain của Bytom.

Thông tin cơ bản về đồng Bytom (BTM)

  • Ticker: BTM.
  • Blockchain: Bytom.
  • Consensus: Proof of Work (PoW).
  • Token type: Coin/Mineable.
  • Mining Algorithm: Tensority.
  • Avg. Block time: 2m 28s.
  • Block Reward: 412,5 BTM.
  • Total Supply: 2,100,000,000 BTM.
  • Circulating Supply: 1,502,176,950 BTM.

Token Allocation

Bytom phân bổ toàn bộ nguồn cung của BTM coin theo tỷ lệ như sau:

  • 7% được nắm bởi các Private Equity Investors.
  • 30% phát hành thông qua gọi vốn ICO.
  • 20% do Bytom Foundation nắm giữ với thời gian locked 1 năm đầu và giải ngân 5% trên tổng cung mỗi năm.
  • 10% là ngân sách Business Development.
  • 33% sẽ được tung ra thị trường thông qua việc khai thác (Mining). 

Trong năm đầu tiên sẽ đào được 86,5 triệu BTM và sẽ Halving để giảm khối lượng 4 năm mỗi lần.

token allocation bytom btm

Bytom (BTM) được dùng để làm gì?

Có thể nói, Bytom (BTM) là mạch máu có vai trò duy trì các hoạt động trong mạng lưới blockchain của Bytom.

Với 4 chức năng chính:

  • Transaction Fees: BTM được dùng làm phí giao dịch trong Blockchain của Bytom.
  • Dividends of Income Assets: Người phát hành tài sản trên Bytom Blockchain có thể trả cổ tức bằng BTM.
  • Asset Issuance Deposits: Khi người nào muốn phát hành Digital Asset trên Bytom phải trả phí bằng BTM.
  • Block Rewards: BTM được làm phần thưởng khối dành cho Minners giúp cho việc vận hành, bảo mật của mạng lưới Bytom được diễn ra ổn định.

Phí giao dịch Bytom (BTM)

Khi giao dịch BTM trong mạng Blockchain của Bytom anh em sẽ tốn chỉ tốn Transaction Fees.

Và...

Transaction Fees của Bytom có 3 loại: Stardard, Fast and Customize.

  • Standard: Được tính tự động.
  • Fast: Gấp đôi phí Standard và được xác nhận giao dịch nhanh hơn.
  • Customize: Anh em có thể tự điền mức phí vào để được xác nhận nhanh hơn nhưng tối đa là 0,4 BTM.

Ngoài ra, anh em phải trả phí khi anh em nạp hoặc rút BTM ở các sàn giao dịch. Loại phí này được quy định bởi sàn nên anh em lưu ý và tham khảo trước khi nạp rút BTM.

Cách kiếm và sở hữu đồng Bytom (BTM)

Hiện tại, Bytom vẫn đang chạy rất nhiều chương trình Bounty dành cho các anh em lập trình viên. Anh em có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.

Ngoài ra, anh em có thể kiếm BTM thông qua Mining để nhận phần thưởng khối (Block Rewards). Anh em nào không có thời gian để kiếm miễn phí BTM thì có thể lên sàn giao dịch để mua BTM.

mua bytom btm

Đào Bytom (BTM) như thế nào?

Bytom (BTM) chạy thuật toán đào Tencitory nên BTM có thể được đào bằng các loại thiết bị như CPU/GPU và ASIC. Để bắt đầu đào BTM, anh em cần tạo 1 địa chỉ ví BTM để nhận BTM đào được. Sau đó, anh em cần chọn Mining Pool và kết nối vào pool để đào BTM.

Một số mining pool anh em có thể chọn: F2pool, Antpool, MatPool .... Tham khảo thêm danh sách mỏ đào BTM tại đây.

đào bytom btm

Ví lưu trữ Bytom (BTM) an toàn

Hiện tại, BTM đang chạy trên Mainnet của Bytom nên anh em không thể lưu trữ BTM trên ví hỗ trợ Ethereum nữa. Thay vào đó, anh em có thể lưu trữ BTM trên ví chính thức là Byone Wallet.

Bytom Wallet đã phát hành phiên bản Desktop và hỗ trợ cả 3 hệ điều hành phổ biến Microsoft, macOS và Linux.

Bên cạnh đó, anh em cũng có thể lưu trữ AION ở một số ví Mobile được phát triển bởi các bên thứ ba như Anybit Wallet, Bepal Wallet, Bycoin Wallet ...

ví lưu trữ bytom btm

Sàn giao dịch Bytom (BTM)

Hiện tại, Bytom (BTM) đang được hỗ trợ giao dịch mua bán trên nhiều sàn lớn nhỏ khác nhau sau 2 năm hoạt động. Bytom Coin có tổng khối lượng giao dịch trong 24 giờ hơn 5 triệu đô, thể hiện tính thanh khoản của BTM đang ở mức tốt và ổn định.

Trong đó, BTM đang được giao dịch chủ yếu trên sàn OKEx chiếm tỷ lệ 37,4%.

sàn giao dịch bytom btm

Tương lai đồng Bytom (BTM)

Anh em có thể đánh giá 1 phần tương lai của Bytom thông qua một số yếu tố sau:

Thành tựu

Sau 2 năm phát triển, Bytom đã hoàn thành được Mainnet và phát hành được ví lưu trữ riêng. Đồng thời, Bytom tiến hành hợp tác với 1 số đối tác lớn như Bitmain, 8BTC v,v..

Đối thủ cạnh tranh

Bytom hoạt động trong ngành Tokenization Digital Asset nên sẽ có đối thủ cạnh tranh như Polymath, Ravencoin, Waves.. Đây là những dự án thành công lớn trên thị trường hiện nay.

Tiềm năng thị trường

Ngành Digital Asset có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Một số điểm anh em cần lưu ý

  • Roadmap không public (mình tìm không thấy, hỏi trong group telegram thì bị ban ngay lập tức).
  • Bytom Foundation đã được mở khoá hết token (chưa biết đã bán hết hay chưa).

Có nên đầu tư vào Bytom (BTM) không?

Mình và đội ngũ Coin98 cố gắng cung cấp cho anh em những thông tin đầy đủ nhất có thể về Bytom (BTM). Sau khi đọc xong bài viết này, anh em có thể dựa vào đó để làm cơ sở đưa ra nhận định riêng cho bản thân rằng Bytom (BTM) có ổn để đầu tư hay không?

RELEVANT SERIES