Celo: Từ Layer 1 độc lập đến Layer 2 gắn bó với Ethereum

Celo là gì?
Celo là giải pháp mở rộng rollup được xây dựng trên mạng Ethereum. Ban đầu, Celo hoạt động như một blockchain Layer 1 tương thích với EVM, hỗ trợ phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApps) với trọng tâm là trải nghiệm thân thiện cho người dùng phổ thông, đặc biệt là trên thiết bị di động.
Tuy nhiên, kể từ tháng 7/2023, dự án đã công bố chuyển đổi sang Layer 2. Kiến trúc Layer 2 của Celo mang lại sự cân bằng giữa bảo mật, hiệu năng và khả năng mở rộng bằng cách sử dụng OP Stack, tích hợp EigenDA, kế thừa bảo mật của Ethereum và duy trì tương thích EVM.

Sự chuyển đổi này đánh dấu một bước tiến chiến lược nhằm tận dụng tính bảo mật của Ethereum, đồng thời giảm chi phí và tối ưu hiệu suất cho các ứng dụng hướng đến người dùng phổ thông.
Kiến trúc kỹ thuật của Celo
Kiến trúc mới của Celo Layer 2 được xây dựng dựa trên bộ công cụ OP Stack, bộ công cụ mã nguồn mở từ Optimism, với nhiều lớp chức năng rõ ràng và mô-đun hoá. Các lớp chính trong kiến trúc của Celo:
Execution Layer - Lớp thực thi:
Execution Layer của Celo tương thích hoàn toàn với máy ảo EVM, cho phép các nhà phát triển dễ dàng triển khai và chạy các smart contract mà không cần chỉnh sửa mã. Nhờ đó, các ứng dụng Web3 hoặc dApp đang hoạt động trên Ethereum có thể nhanh chóng mở rộng sang Celo Layer 2, kế thừa toàn bộ hạ tầng phát triển và trải nghiệm của hệ sinh thái Ethereum.
Data Availability Layer - Lớp khả dụng dữ liệu:
Celo sử dụng EigenDA, một giải pháp lưu trữ dữ liệu off-chain đến từ EigenLayer, làm lớp đảm bảo tính khả dụng dữ liệu. Việc tách dữ liệu ra khỏi chuỗi chính giúp giảm tải cho mạng Ethereum, đồng thời đảm bảo rằng dữ liệu luôn có thể truy cập để xác minh mà không làm phát sinh chi phí cao.
Settlement Layer - Lớp xác thực cuối cùng:
Mặc dù các giao dịch được xử lý trên Celo, quá trình xác thực cuối cùng vẫn được thực hiện trên Ethereum Layer 1. Cụ thể, các block được tạo trên Celo sẽ được gửi về Ethereum để ghi nhận và xác nhận, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho hệ thống. Nhờ vào cấu trúc rollup này, Celo có thể mở rộng quy mô mà không phải hy sinh bảo mật.
Core Protocol Contracts - Hợp đồng lõi:
Các chức năng cốt lõi của hệ sinh thái Celo được vận hành thông qua một loạt smart contract mang tính quản trị và điều phối mạng. Các hợp đồng này bao gồm:
- Attestation: Liên kết số điện thoại với địa chỉ ví blockchain, giúp tăng cường nhận diện người dùng.
- Governance: Cơ chế quản trị phi tập trung, cho phép cộng đồng biểu quyết các đề xuất nâng cấp mạng.
- Stable Tokens: Quản lý việc phát hành và đảm bảo tính ổn định cho các loại stablecoin nội bộ của Celo.
- Sorted Oracles: Cung cấp dữ liệu từ bên ngoài blockchain (như giá token), đảm bảo tính ổn định cho các ứng dụng tài chính phi tập trung.
- Validators/Sequencers: Quản lý các node xử lý giao dịch và duy trì tính bảo mật của mạng.

Node Layer – Tầng mạng lưới
Hệ thống mạng Celo Layer 2 bao gồm nhiều loại node đảm nhận các vai trò khác nhau:
- Sequencer: Thay thế các validator truyền thống trong Layer 1. Sequencer chịu trách nhiệm thu thập giao dịch, thực thi smart contract, tạo block mới và gửi chúng đến Ethereum để xác nhận cuối.
- Full Node: Lưu giữ bản sao đầy đủ của trạng thái blockchain Layer 2, hỗ trợ truy vấn và chuyển tiếp giao dịch từ các client nhẹ. Đồng thời tương tác với Ethereum Layer 1 để xác minh dữ liệu.
- Light Client: Được thiết kế tối ưu cho thiết bị di động hoặc cấu hình thấp, client này không cần lưu trữ toàn bộ dữ liệu blockchain. Nó có thể kết nối tới full node để yêu cầu thông tin, ký giao dịch và gửi lên mạng một cách gọn nhẹ.
Bên cạnh đó, một điểm nổi bật trong kiến trúc của Celo là triết lý “Mobile-first” được giữ vững từ thời điểm hoạt động như một layer 1, với mục tiêu tiếp cận hàng tỷ người dùng smartphone toàn cầu.
Để hiện thực hoá mục tiêu trên, hệ thống áp dụng phần mềm ultralight client và khả năng tích hợp số điện thoại. Ultralight client của Celo cho phép người dùng smartphone ở các khu vực đang phát triển vẫn có thể giao dịch, lưu trữ tài sản hoặc chạy dApp mà không cần ví phần cứng hay máy tính mạnh.
Token của CELO là gì?
Thông tin token CELO
- Token Name: Celo
- Ticker: CELO
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Token type: Utility & Governance
- Smart Contract: 0x471ece3750da237f93b8e339c536989b8978a438
- Tổng cung: 1,000,000,000 CELO
- Circulating Supply: 697,944,013 FAR
Phân bổ token CELO
Tỷ lệ phân bổ token CELO như sau:
- Staking & Validator: 26.4%
- Team, Advisor & Founder: 20.9%
- Community: 18.5%
- Pre-launch: 13.3%
- Initial Funding: 13%
- Operational: 7.9%

Mở khóa token CELO
Lịch mở khóa token CELO như sau:

Trường hợp sử dụng token CELO
Trường hợp sử dụng token CELO:
- Quản trị cho những thay đổi của giao thức
- Staking để tham gia bảo mật và kiếm thưởng
- Thanh toán các giao dịch trên mạng
Đội ngũ và nhà đầu tư dự án CELO
Dự án Celo được dẫn dắt bởi Rene Reinsberg, nhà sáng lập và Chủ tịch Celo Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm điều phối sự phát triển và mở rộng hệ sinh thái Celo. Trước khi bắt đầu với Celo, Rene từng là Phó Chủ tịch phụ trách sản phẩm tại GoDaddy và đồng sáng lập công ty Locu (được GoDaddy mua lại năm 2013).
Từ khi ra mắt, Celo đã thu hút được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các nhà đầu tư khi gọi vốn thành công tổng cộng 66 triệu USD, trong đó a16z là nhà đầu tư chính trong cả ba vòng gọi vốn liên tiếp.
Dự án tương tự
- Reya Network: Giải pháp layer 2 tập trung tối ưu cho hai mục đích là thanh khoản trải đều cho những dApp Perptual DEX và đồng thời tăng nhanh tốc độ giao dịch, hiệu suất mạng lưới.
- Mezo: Bitcoin layer 2 với mục đích của Mezo là giúp mạng lưới Bitcoin có khả năng tương tác với EVM và xây dựng smart contract.