Validator là gì? Tầm quan trọng của Validator trong blockchain
Vậy validator là gì? Validator đảm nhiệm những nhiệm vụ gì, nó quan trọng như thế nào đối với blockchain? Quy trình hoạt động của validator bao gồm những gì và làm thế nào để trở thành một validator?
Validator là gì?
Validator (hay trình xác thực) là một máy chủ trực tuyến tham gia chạy phần mềm node trên blockchain Proof of Stake (PoS) để kiếm phần thưởng. Theo đó, tùy thuộc vào cơ chế đồng thuận của các blockchain mà node sẽ có tên gọi khác nhau. Node trong blockchain PoS được gọi là validator, còn node trong blockchain PoW được gọi là miner (thợ đào).
Các validator đảm nhận vai trò xác thực và tạo khối giao dịch mới, giúp duy trì bảo mật và tính toàn vẹn của blockchain. Đổi lại, họ cần phải stake một lượng token tối thiểu ban đầu theo yêu cầu của blockchain để được chọn làm validator.
Hiểu đơn giản hơn, có thể xem validator là một thành phần trong mạng lưới blockchain, được ủy quyền để kiểm tra tính hợp lệ và xác thực các giao dịch mới trước khi chúng được ghi vào khối trên blockchain.
Tầm quan trọng của Validator node trong blockchain
Trước tiên, cần hiểu rằng blockchain là một hệ thống hoạt động dựa trên mạng lưới node phân tán trên toàn cầu.
Vì vậy, validator được xem là “xương sống của blockchain” khi đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng giúp vận hành và duy trì mạng lưới, bao gồm:
Validator xác thực giao dịch như thế nào?
Đầu tiên, để trở thành validator, người dùng cần phải stake một lượng token nhất định theo yêu cầu của blockchain. Blockchain sẽ lựa chọn validator dựa trên số lượng và thời gian mà người đó stake. Theo đó, stake càng nhiều và càng lâu thì tỷ lệ được chọn làm validator sẽ càng cao.
Khi người dùng thực hiện một giao dịch trên blockchain, nó sẽ được kiểm tra, xác thực và thêm vào blockchain bởi validator với quy trình như sau:
3 điều cần biết khi trở thành Validator
Việc làm thế nào để trở thành validator là một chủ đề được nhiều người quan tâm trong thị trường crypto, bởi validator có thể kiếm tiền từ blockchain trong mọi điều kiện thị trường, bất kể là xu hướng tăng, giảm hay đi ngang.
Nếu người dùng đang cân nhắc trở thành validator trên blockchain, việc nghiên cứu và hiểu rõ về các yêu cầu, lợi nhuận và rủi ro của nó là quan trọng hơn cả.
Yêu cầu
Tuỳ vào cơ chế hoạt động của blockchain mà các yêu cầu để trở thành validator cũng sẽ khác nhau. Về cơ bản, chúng được chia thành ba bước chính:
Trong đó, bước chuẩn bị phần mềm, phần cứng và stake tài sản là tương đối đơn giản vì chỉ cần làm theo hướng dẫn có sẵn của blockchain. Hình dưới đây tổng hợp một số yêu cầu để trở thành validator của các blockchain phổ biến.
Bên cạnh đó, để chạy node, validator cần phải trang bị một số kiến thức và hiểu biết về các khía cạnh kỹ thuật của mạng máy tính, an ninh mạng, xử lý sự cố và giao thức blockchain.
Tuy nhiên, trên thị trường crypto hiện có nhiều dự án, dịch vụ đáp ứng nhu cầu stake và kiếm lợi nhuận của người dùng, mà không cần phải trở thành validator và có kiến thức về kỹ thuật mãy tính. Nói cách khác, người dùng chỉ cần chuẩn bị token để stake và uỷ quyền cho bên thứ ba để thực hiện nhiệm vụ của validator.
Một số dịch vụ ra đời nhằm phục vụ như cầu trên bao gồm: Liquid Staking, Validator as a Service, Solo Staking…
Lợi nhuận
Lợi nhuận mà validator kiếm được là phí giao dịch trên blockchain. Thông thường, phần thưởng trả cho validator sẽ được tính và phân phối sau mỗi epoch. Tuy nhiên, các blockchain sẽ có quy định về thời gian trong mỗi epoch khác nhau. Ví dụ:
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng các trang web có công cụ tính phần thưởng cho validator để ước tính được lợi nhuận mình sẽ kiếm được khi trở thành validator.
Trang Staking Rewards là công cụ hữu ích đối với các validator và người dùng quan tâm đến mảng staking trên blockchain.
Đây là trình duyệt tổng hợp mọi dữ liệu về validator trên các blockchain, bao gồm: tổng vốn hoá staking toàn cầu, tổng phần thưởng staking trung bình hàng năm, giá trị staking ròng trong 7 ngày, các token & validator được stake nhiều nhất trên blockchain cùng những dữ liệu cụ thể liên quan…
Đồng thời, người dùng cũng có thể tính toán lợi nhuận nhận được khi stake tài sản bằng cách nhập tên token, dự án, số lượng stake.
Rủi ro
Bên cạnh việc nhận phần thưởng khi xác thực giao dịch và duy trì mạng lưới blockchain, người dùng cũng phải đối mặt với những rủi ro đáng kể và cần cân nhắc trước khi quyết định trở thành validator.