SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Châu Á đang mở toang cánh cửa và chờ Mỹ mắc sai lầm

Với các động thái thân thiện crypto gần đây của các quốc gia châu Á, chúng ta có lý do tin rằng đợt bull run tiếp theo của tiền điện tử rất có thể đến từ phương Đông.
Avatar
writer.c98
Published Mar 08 2023
Updated Jul 17 2023
19 min read
thumbnail

Tại ETHDenver vừa diễn ra, ba nhà sáng lập crypto đã tiếp cận Jason Choi của Blockcrunch để hỏi về cách thuê người đứng đầu dự án tại châu Á.

Dường như sau 2022, không có nhân tố nào nổi bật để giúp kết nối những người sáng lập crypto trên thế giới với châu Á, nhưng họ nhận ra tiềm năng khổng lồ ở đây

Jason nói

Mỹ đang kém hấp dẫn với các công ty crypto

Một trong những câu chuyện chính được bàn luận ở ETHDenver năm nay chính là châu Á đang trỗi dậy như một trung tâm crypto mới. Xu hướng này xảy ra trong bối cảnh nhiều dự án crypto đang tháo chạy khỏi Mỹ để tránh bàn tay sắt của SEC.

Đơn cử, công ty cho vay tiền điện tử Nexo thông báo “dứt áo ra đi” sau 18 tháng đối thoại mệt mỏi với cơ quan quản lý Mỹ nhưng không đi đến đâu. Binance cũng đang tìm cách chia tay một số đối tác kinh doanh tại đất nước cờ hoa này.

Tôi đã tư vấn cho một số dự án về vấn đề pháp lý tại Mỹ – không bán token cho người dùng Mỹ, không cho phép người dùng Mỹ truy cập trang web hoặc tiếp cận tất cả chức năng của nó, không quảng cáo crypto tại Mỹ

Jason Gottlieb, đối tác và chủ tịch bộ phận tài sản kỹ thuật số tại công ty luật Morrison Cohen, nói với CoinDesk.

Ở Mỹ, ngay cả những dự án crypto muốn chơi theo luật cũng khó lòng làm vậy, bởi vì các cơ quan quản lý vẫn chưa thống nhất cách điều chỉnh tiền điện tử. 

SEC nói đơn giản: “Các bạn chỉ cần đến đăng ký”, và Gottlieb của Morrison Cohen đáp lại: “Tuyệt, nhưng… như thế nào? Không có quy định nào phù hợp và khi đến đăng ký sản phẩm crypto, chúng tôi chỉ nhận lại những cái nhìn trống rỗng, lời xin lỗi và mấy câu lầm bầm rằng họ sẽ không cho chúng tôi lời khuyên pháp lý”.

Tệ hơn, bạn có thể ăn ngay một Wells Notice hoặc trát đòi hầu toà từ SEC - theo lời Rebecca Rettig, giám đốc chính sách của Polygon Labs. Đây không phải lời doạ suông, mới đây, Lido vướng tin đồn bị SEC “tuýt còi” với Wells Notice khiến token LDO giảm thê thảm.

giá lido sụt giảmGiá Lido sụt giảm sau tin đồn "có biến" với SEC.

Vấn đề này đã tồn tại dai dẳng. “Tôi từng đại diện cho một nền tảng giao dịch tiền điện tử vào năm 2018, họ muốn đăng ký và tuân thủ luật, nhưng SEC và Finra (Cơ quan quản lý ngành tài chính) không mảy may quan tâm đến chuyện đó”, Lisa Braganca - cựu giám đốc chi nhánh thực thi của SEC, nói với CoinDesk. “Nếu thái độ đó đã thay đổi, nó chỉ thay đổi một chút”.

Một số hành động khác của SEC còn gây tranh cãi hơn. Chẳng hạn, có lẽ sẽ không có nhiều nước mắt rơi trong vụ kiện Do Kwon của Terraform Labs. Nhưng điều đó xảy ra quá muộn. Stablecoin UST của Do đã sụp đổ vào năm ngoái, khiến hàng tỷ USD bốc hơi. Do Kwon đã trốn sang Serbia hoặc bất cứ nơi đâu không ai biết.

Trong lúc đó, khi những nơi như Hồng Kông và Nhật Bản tiến hành ra mắt các quy định về stablecoin, các nhà lập pháp Mỹ vẫn đang tranh luận bất tận về nhiều dự luật khác nhau. SEC truy đuổi một stablecoin do Paxos phát hành - vốn đã được đăng ký với Bộ Dịch vụ Tài chính New York trong nỗ lực tuân thủ luật.

Khi không có bất kỳ quy tắc hoặc hướng dẫn nào về stablecoin, làm sao các nhà phát hành biết điều gì là vượt quá giới hạn? Paul Grewal, trưởng cố vấn pháp lý tại Coinbase, gần đây phát biểu trên chương trình “Unchained”:

Với tư cách một người Mỹ, tôi rất đau lòng khi phải nói điều này, tôi nghĩ bất kỳ nhà phát hành stablecoin nào cũng nên đặt câu hỏi này đầu tiên: trong tình hình hiện tại, liệu Mỹ có nhất thiết là nơi tốt nhất để phát triển dự án ngay từ đầu không?

Mấu chốt vấn đề nằm ở đây. Bởi vì stablecoin sẽ không tự nhiên mất đi, chúng chỉ chuyển đến một nơi khác. Chúng ta đã chứng kiến trong vụ BUSD, Tether - một stablecoin ở nước ngoài với khả năng dự trữ không rõ ràng, trở thành “ngư ông đắc lợi”.

sec và các sàn crypto
SEC đang cho các công ty crypto nhiều lý do để tháo chạy khỏi nước Mỹ.

Đây là ví dụ về cách một cuộc trấn áp trong nước của Mỹ đang châm thêm lửa cho những tổ chức nước ngoài toả sáng - những tổ chức mà các cơ quan quản lý Mỹ không thể kiểm soát nhưng vẫn có tác động đối với các nhà đầu tư ở đây và đồng USD.

Tether nói “họ không kinh doanh ở Mỹ, nhưng họ đang nhận tiền thanh toán bằng USD từ một nơi nào đó, phải không?” Caitlin Long, người sáng lập và CEO của Ngân hàng Custodia đặt câu hỏi. “Đây gọi là thị trường USD euro – USD lưu thông bên ngoài Mỹ, nói thẳng ra là nằm ngoài tầm với các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ”.

Một số nhân vật ở Washington có thể sẽ vui mừng nếu tiền điện tử cất cánh và rời đi. Sẽ có ít vấn đề phải lo lắng hơn. Một số người ủng hộ crypto sẽ có lập luận khác: Mỹ không thể bỏ lỡ cuộc cách mạng tiền điện tử và làn sóng đổi mới tài chính tiếp theo! Nhưng những tuyên bố như vậy không có khả năng thuyết phục các nhà lập pháp - những người xem tiền điện tử không hơn gì một sòng bạc để xuống tiền khi đi du lịch.

Có một lập luận thực tế hơn về việc bảo vệ nhà đầu tư của Mỹ. Và đó là: Nếu Mỹ lóng ngóng với quả bóng, quả bóng sẽ ngày càng xa tầm với của họ. Các doanh nghiệp tiền điện tử sẽ di chuyển ra nước ngoài, nơi các cơ quan quản lý Mỹ có ít sức ảnh hưởng hơn. Và hoạt động kinh doanh tiền điện tử ở nước ngoài vẫn có thể gây thiệt hại lớn cho người Mỹ. 

Có lẽ không ví dụ nào tốt hơn FTX với trụ sở tại Bahamas. Vụ sụp đổ của sàn giao dịch này đã gây ra các vụ phá sản ở các công ty có trụ sở ở Mỹ, cũng như gây tổn thất lớn đối với các công ty đầu tư mạo hiểm tại đây. Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cũng cáo buộc rằng sự sụp đổ của FTX đã ảnh hưởng đến giá hàng hóa ở Mỹ.

Sự sụp đổ của Terraform Labs có trụ sở tại Singapore cũng không dễ nuốt hơn đối với một số nhà đầu tư Mỹ, chẳng hạn một bác sĩ phẫu thuật ở Massachusetts đã mất toàn bộ số tiền tiết kiệm vào tay dự án thất bại này.

Những người sống ở Mỹ muốn sở hữu tiền điện tử. Nếu họ không thể mua ở đây, họ sẽ sử dụng công nghệ để che giấu nơi cư trú của mình để mua chúng trên các sàn giao dịch nước ngoài

Lisa Braganca - cựu nhân viên SEC

Đọc thêm: SEC đang cho các công ty crypto một lý do để tháo chạy khỏi nước Mỹ

Bình minh cho crypto ở phương Đông?

“Ánh sáng mặt trời là cách khử trùng tốt nhất”, Jason Gottlieb của Morrison Cohen nói. “Nếu các cơ quan quản lý Mỹ không cho phép mặt trời chiếu vào, mọi thứ sẽ phát triển trong bóng tối”. Hoặc chuyển đến một nơi khác sáng sủa và ấm áp hơn, và không đâu nhiều ánh sáng mặt trời hơn phương Đông - châu Á.

Thái Lan, Singapore, Nhật Bản với crypto

Theo nghiên cứu gần đây của Recap - công ty phần mềm thuế tiền điện tử, thủ đô Bangkok của Thái Lan đang nổi lên như một điểm hẹn tiềm năng của crypto.

Chỉ số sẵn sàng về tiền điện tử (Crypto Readiness Index) do Recap tổng hợp vào cuối tháng Một cho thấy Bangkok xếp hạng thứ mười trên toàn cầu. Ngoài ra, thủ đô của Thái Lan đã thu hút 57 công ty tiền điện tử, theo báo cáo của Bangkok Post vào ngày 7/2.

Recap cũng tuyên bố rằng Thái Lan có tỷ lệ sở hữu tiền điện tử cao thứ hai thế giới, bất chấp năm ngoái chính phủ do quân đội hậu thuẫn đã cấm sử dụng tài sản kỹ thuật số như phương thức thanh toán.

“Mặc dù Thái Lan đã cấm sử dụng tiền điện tử làm phương thức thanh toán vào tháng Ba năm ngoái, quy định này không ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch hoặc đầu tư”

Daniel Howitt, đồng sáng lập và CEO của Recap cho biết.

Trong danh sách các trung tâm sẵn sàng sử dụng tiền điện tử nhất thế giới này, Singapore đứng ở vị trí thứ tư với các chính sách tương đối rõ ràng và sự thân thiện với tiền điện tử - nhờ đó từ lâu đã thu hút các dự án Web3. Nhật Bản cũng tích cực đón nhận crypto. Ở vị trí thứ bảy trên bảng xếp hạng, Hồng Kông đang tìm cách thiết lập mình trở thành trung tâm Web3 của châu Á, nếu không muốn nói là của thế giới.

Khúc dạo đầu của chính sách thân thiện crypto ở Hồng Kông

Từ trước đến nay, các chuyên gia chính trị chỉ tập trung vào vấn đề ngoại giao trong tình hình căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay, một trận chiến ôn hòa hơn đang diễn ra trong hội trường các cơ quan quản lý tài chính: crypto. Theo những nhà phân tích, trong bối cảnh thay đổi của thế giới hiện nay, các thị trường tiền điện tử có khả năng định hình ảnh hưởng kinh tế và đóng vai trò quan trọng về mặt địa chiến lược hơn bao giờ hết.

Gần đây, Ủy ban Chứng khoán và Tương lai của Hồng Kông (SFC) đã công bố văn bản đề xuất về quy định tiền điện tử sắp tới, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6 và đón nhận ý kiến đóng góp của công chúng.

Đề xuất này bao gồm việc cấp phép cho các nền tảng dịch vụ tài sản tiền điện tử, vốn ban đầu chỉ được phép phục vụ các nhà đầu tư được công nhận. SFC đang cân nhắc có nên cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia hay không và nên áp dụng những hình thức bảo vệ nào. Ngoài ra, đề xuất cũng để mở cuộc thảo luận về phạm vi những tài sản “được phê duyệt”, vốn về nguyên tắc chỉ bao gồm một số lựa chọn hạn chế các token có tính thanh khoản cao nhất.

Cho đến nay, đây dường như là một ví dụ nữa cho thấy Mỹ đang bị dẫn trước một bước về mặt quy định rõ ràng và sự sẵn sàng lắng nghe ý kiến công chúng về chủ đề crypto. Tuy nhiên, nâng cao quan điểm lên một chút, nó còn nhiều ý nghĩa hơn thế. Đây cũng là một ví dụ về sự phân chia chiến lược Đông-Tây, sức mạnh của retail và tầm quan trọng của việc theo dõi các dòng chảy.

Không lâu cách đây, Hồng Kông không thực sự chào đón các doanh nghiệp tiền điện tử, nhưng cũng không công khai phản đối. Có vẻ như họ xem điều này không quan trọng, trái ngược với cái nhìn khắt khe của Trung Quốc. Vào năm 2020, Hồng Kông công bố kế hoạch giới thiệu giấy phép mới để điều chỉnh trực tiếp tất cả nền tảng tiền điện tử và giới hạn phạm vi tiếp cận của nó đối với các nhà đầu tư được công nhận. Động thái gần đây của Hồng Kông dường như không chỉ khiến những lời hứa đó trở nên rõ ràng mà còn mở rộng phạm vi và tính đến lợi ích retail đang ngày càng tăng.

tham vọng của hồng kông trong cryptoHồng Kông muốn trở thành trung tâm crypto mới. Ảnh: Cointelegraph.

Tuy nhiên, giấy phép chỉ là một khía cạnh, Hồng Kông cũng đã phân bổ ngân sách 50 triệu đô Hồng Kông (~ 6.4 triệu USD) để phát triển tài sản tiền điện tử, bao gồm việc giáo dục cho các cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài ra, Paul Chan - thư ký tài chính của Hồng Kông đã công bố thành lập một lực lượng đặc nhiệm bao gồm các đại diện của ngành và phía chính sách, họ sẽ cùng nhau tìm cách tích hợp tài sản tiền điện tử. Quyết định cho thấy tầm nhìn rộng và dài hạn hơn nhiều so với việc chỉ giám sát nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử.

Động thái này một phần còn giúp đặt nền móng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nền kinh tế Hồng Kông phụ thuộc phần lớn vào các dịch vụ tài chính và du lịch từ đại lục, và cả hai đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt do đại dịch COVID-19.

Gần đây, Hồng Kông báo cáo mức giảm GDP hàng quý thứ tư liên tiếp, và John Lee - Giám đốc điều hành của khu vực đã tuyên bố sẽ ưu tiên thu hút nhân tài nước ngoài. Hầu hết các công ty tiền điện tử có trụ sở tại Hồng Kông đã rời đi khi lệnh cấm khai thác và giao dịch tiền điện tử năm 2021 của Trung Quốc đã tạo ra những đám mây đen trong việc hoạt động. Hiện tại, một số bên tuyên bố họ sẽ nộp đơn xin quay trở lại.

join leeJohn Lee - Giám đốc điều hành khu vực Hồng Kông. Ảnh: CNN.

Chúng ta không chỉ đang nói về Hồng Kông và 7 triệu cư dân của nó. Hồng Kông rõ ràng có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc. Hai khu vực pháp lý hoạt động theo nguyên tắc hiến pháp “một quốc gia, hai chế độ”, tách biệt việc quản lý kinh tế của Hồng Kông với chính quyền Trung Quốc đại lục. Nhưng các sự kiện dẫn đến cuộc biểu tình gần đây cho thế giới thấy rõ rằng Trung Quốc là người cầm cương và không có gì xảy ra ở Hồng Kông mà không có sự chấp thuận của họ.

Đây là nơi mọi thứ trở nên thú vị: Trung Quốc dường như chấp thuận các động thái tiền điện tử của Hồng Kông.

Hồng Kông - phép thử crypto của Trung Quốc

Vừa rồi, Bloomberg đưa tin (tại đây) các quan chức Trung Quốc đã được nhìn thấy tại các sự kiện tiền điện tử ở Hồng Kông. Họ không che giấu danh tính. Vào tháng Một, Huang Yiping, cựu thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Trung Quốc, cho biết trong một bài phát biểu rằng nước này nên xem xét lại lệnh cấm tiền điện tử. Ông không đại diện phát ngôn cho ngân hàng trung ương, nhưng rất khó có khả năng bài phát biểu này được công khai nếu không có sự chấp thuận chính thức.

Điều này không nhất thiết nghĩa là Trung Quốc sẽ sớm mở cửa lại cho thị trường tiền điện tử. Nhưng có thể họ đang theo dõi các động thái của Hồng Kông nhằm nới lỏng lập trường và cuối cùng đi đến việc hỗ trợ tích hợp các tài sản tiền điện tử toàn cầu vào nền kinh tế.

Vấn đề này quan trọng một phần vì dân số Trung Quốc, chỉ riêng quy mô nhóm người tham gia tiềm năng của nước này đã có thể lấn át hầu hết mọi thị trường. Theo báo cáo, Trung Quốc có 212 triệu nhà đầu tư retail, trong khi đó toàn bộ dân số Mỹ vào khoảng 330 triệu người. Họ cũng có xu hướng ít ngại rủi ro hơn các nhà đầu tư Mỹ. Nhìn chung, họ thích theo đuổi những cơ hội nhanh hơn là lợi suất ổn định, điều này phần nào giải thích cho sự nhiệt tình của họ đối với thị trường tiền điện tử cách đây vài năm và làn sóng này dâng cao đến mức chính phủ cảm thấy cần phải đóng cửa crypto. 

Tuy nhiên, việc kiểm soát này không dập tắt hoàn toàn hoạt động tiền điện tử – 8% chủ nợ của FTX nằm ở đại lục, và các công ty khai thác Bitcoin ở Trung Quốc có thể chiếm khoảng 20% hashrate toàn cầu, theo nghiên cứu gần đây nhất về khai thác Bitcoin do Cambridge xuất bản.

trung quốc và hồng kông trong cryptoCó lẽ Trung Quốc đang dùng Hồng Kông như phép thử crypto. Ảnh: TechSpot.

Ngoài ra, Trung Quốc là một trong số ít khu vực trên thế giới tích cực nới lỏng nguồn cung tiền. Đầu tháng này, ngân hàng trung ương đã tăng cường bơm thanh khoản trong khi vẫn giữ lãi suất chính sách tiền tệ ổn định, nhưng các nhà phân tích kỳ vọng ủy ban sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong quý hai. Trong khoảng thời gian từ tháng 12 - tháng 1, số lượng các khoản vay mới được các ngân hàng Trung Quốc gia hạn đã tăng gấp ba lần. Và hầu hết chúng ta đều biết việc nới lỏng tiền tệ có thể tạo ra những tác động gì đến các tài sản rủi ro.

Trung Quốc vs Mỹ: Hai "cách chơi" khác nhau

Tất nhiên, việc cho phép mở cửa thị trường tiền điện tử có thể khuyến khích nhiều dòng chảy ra khỏi đồng nhân dân tệ hơn - điều mà chính quyền Trung Quốc muốn tránh. Nhưng nếu tài sản tiền điện tử và sự đổi mới mà chúng mang lại là chìa khóa cho sự phát triển của thị trường tài chính trong tương lai, rõ ràng Trung Quốc sẽ muốn có một số ảnh hưởng.

Hơn nữa, Trung Quốc có lẽ đang quan tâm đến việc xây dựng lực lượng đối kháng với tiền điện tử ở Washington, D.C. Nếu Mỹ xem thị trường tiền điện tử là một mối đe dọa, với Trung Quốc, đây có thể là một mối lo ngại đáng để khám phá.

coin98Trung Quốc và Mỹ có hai phong cách chơi game khác nhau. Ảnh: Jonas David.

Điều này đại diện cho cách tiếp cận chiến lược điển hình của hai siêu cường kinh tế. Người ta từng so sánh triết lý này với trò chơi cờ phổ biến ở mỗi khu vực. Ở Mỹ, người ta chơi cờ vua, trong đó bạn giành chiến thắng bằng cách giết quân vua của đối thủ. Ở Trung Quốc, họ thích cờ vây hơn - bạn giành chiến thắng bằng cách chinh phục và nắm giữ lãnh thổ đối thủ.

Có thể các lãnh đạo Trung Quốc xem tài sản tiền điện tử là một trò chơi về lãnh thổ, với thị trường tài chính toàn cầu là sân chơi. Thay vì làm kẻ thù bị suy yếu, thị trường tiền điện tử có thể là cột trụ chiến lược của một trật tự thế giới mới, hoặc ít nhất là cơ hội để Trung Quốc thu hút vốn, tài năng và uy tín trên toàn cầu.

Tất cả những diễn biến này cho chúng ta lý do để tin rằng đợt bull run tiếp theo của tiền điện tử rất có thể đến từ châu Á.

RELEVANT SERIES