Toàn tập về chỉ báo Parabolic SAR
Giới thiệu
Có một chỉ báo nằm trong bộ chỉ báo xác định xu hướng nhưng đặc biết là tác dụng của chúng lại để xác định thời điểm kết thúc xu hướng, giúp trader có thể chọn được điểm thoát vị thế an toàn và có lợi nhuận tốt nhất đó là: Parabolic SAR.
Trong bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu toàn tập về chỉ báo này.
Khái niệm
Parabolic SAR (Parabolic Stop And Reverse) là một chỉ báo trễ được tạo ra bởi J. Welles Wilder Jr. Ông cũng chính là người đã sáng tạo ra một số chỉ báo phổ biến như RSI, ATR, ADX.
Parabolic SAR có tên gọi đầy đủ là Parabolic Stop And Reverse, ngay trong tên gọi của nó cũng đã thể hiện được cả về hình dáng lẫn chức năng của chỉ báo này. Theo đó, Parabolic SAR là một chỉ báo có hình dáng đường parabol, với chức năng xác định thời điểm kết thúc xu hướng và đảo chiều sang một xu hướng mới.
Chỉ báo Parabolic SAR(SAR) được sử dụng để:
- Xác định xu hướng hiện tại của thị trường.
- Các điểm vào lệnh tiềm năng.
- Thời điểm thoát lệnh hợp lý.
Nếu SAR có thể làm tốt cả 3 chức năng trên thì SAR chắc chắn sẽ là chỉ báo hoàn chỉnh cho giao dịch, nhưng trong 3 chức năng, SAR làm tốt nhất nhiệm vụ khi sử dụng để xác định thời điểm kết thúc xu hướng.
Công thức
Chỉ báo SAR trên biểu đồ được thể hiện dưới dạng các chấm bi tròn hay các điểm, nối đuôi nhau tạo thành các đường cong parabol, mỗi chấm là một giá trị của chỉ báo tại một phiên giao dịch, có thể nằm phía trên hoặc phía dưới cây nến.
Giá trị của chỉ báo hay của mỗi chấm bi được tính theo công thức sau:
SAR (n) = SAR (n-1) + AF * [ EP – SAR (n) ]
Trong đó:
- SAR n + 1 là giá trị SAR tiếp theo, SAR n là giá trị SAR hiện tại.
- EP (Extreme Price) là điểm cực trị của một xu hướng. EP là giá cao nhất trong xu hướng tăng và là giá thấp nhất trong xu hướng giảm.
- AF (Acceleration Factor) là chỉ số gia tốc trong công thức. Thông số mặc định của AF trong tính toán SAR là 0.02.
Ý nghĩa của Parabolic SAR
Thứ nhất: SAR dùng để xác định điểm thoát lệnh
Đây là chức năng hoạt động hiệu quả nhất của SAR trong khi giao dịch. Khi bạn đang vào lệnh Buy, có thể thoát lệnh khi xuất hiện chấm bi đóng phía trên nến.
Ngược lại, khi vào lệnh SELL, bạn có thể thoát lệnh khi xuất hiện chấm bi đóng dưới nến.
Thứ hai: Xác định xu hướng
Khi sử dụng Parabolic SAR để xác định xu hướng, bạn nên ghi nhớ quy tắc 3 điểm: “Cần xuất hiện 3 điểm SAR để xác nhận một xu hướng”. Khi giá đang theo xu hướng lên, nếu xuất hiện 1 chấm ở trên giá thì bạn nên cân nhắc việc chốt lệnh BUY của mình. Còn khi xuất hiện liên tiếp 3 chấm SAR trên giá thì xu hướng nhiều khả năng đảo chiều, lúc này bạn có thể vào lệnh SELL.
Cách cài đặt trên Chart và thông số
Để cài đặt Parabolic SAR trên biểu đồ FTX:
- Chọn Indicators hoặc chỉ báo.
- Tìm Parabolic SAR.
- Ấn chọn.
Cách vận dụng Parabolic trong giao dịch
Chỉ báo SAR xác định điểm vào lệnh
Trong mỗi chiến lược giao dịch thì cách vào lệnh khi sử dụng SAR sẽ khác nhau, điều này mình sẽ trình bày rõ hơn ở phần dưới. Tuy nhiên, về cơ bản thì cách vào lệnh theo chỉ báo SAR sẽ như sau:
- Vào lệnh Buy khi SAR chuyển từ phía trên đường giá xuống phía dưới đường giá
- Vào lệnh Sell khi SAR chuyển từ phía dưới đường giá lên phía trên đường giá.
Chỉ báo SAR xác định điểm thoát lệnh
Chức năng này thì ngược lại so với việc xác định điểm vào lệnh:
- Nếu đang có lệnh Buy, bạn có thể chốt lệnh khi SAR có chấm bi từ phía dưới bỗng nhảy lên phía trên.
- Nếu đang có lệnh Sell , bạn có thể đóng lệnh khi xuất hiện chấm từ phía trên nhảy xuống đóng phía dưới. Và luôn nhớ rằng chỉ khi đóng nến thì chấm bi mới có tác dụng.
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp để tối ưu khi giao dịch với Parabolic SAR.
Chiến lược giao dịch với Parabolic Sar
Giao dịch thuận xu hướng - trendline
Bạn quan sát ví dụ trong hình sau:
Theo lý thuyết thì ta sẽ Buy khi Parabolic xuất hiện chấm hướng lên; Sell khi Parabolic xuất hiện chấm hướng xuống.
Eth đang trong xu hướng tăng, các chấm ở khu vực lệnh Buy thường dài hơn lệnh Sell.
Như vậy, trong thị trường có xu hướng rõ ràng thì các lệnh thuận xu hướng sẽ có lợi nhuận tốt hơn.
Phương pháp giao dịch như sau:
- Xác định xu hướng chính của thị trường thông qua các chỉ báo: Trendline,
- Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng: chờ để thực hiện lệnh Buy khi xuất hiện chấm Buy trên SAR
- Nếu thị trường đang trong xu hướng giảm: Chờ để thực hiện lệnh Sell thông qua SAR.
Ở chiến lược giao dịch với SAR, bạn có thể thực hiện nhiều lệnh liên tiếp. Lưu ý rằng, chỉ khi nến đóng cửa mới xác định chính xác được SAR báo hiệu kết thúc xu hướng giá hay chưa.
Kết hợp Parabolic với kênh giá
Tương tự như kết hợp với Trendline, kênh giá đơn giản là tạo 2 đường trendline song song và bạn giao dịch trong kênh giá với các tín hiệu của SAR. Với kênh giá, đường trên kênh giá tương tự như các vùng kháng cự, vùng dưới kênh giá tương tự như vùng hỗ trợ.
Kết hợp Parabolic với Kháng cự hỗ trợ
Khi giá chạm các vùng hỗ trợ-kháng cự thường xảy ra phản ứng mạnh hơn. Bạn có thể kết hợp SAR với Hỗ trợ-kháng cự để có thể cho ra các tín hiệu giao dịch chuẩn xác hơn và tối ưu được entry:
- Nếu SAR đang cho tín hiệu Buy (chấm bi nằm dưới giá) mà giá đang ở vùng hỗ trợ, bạn có thể vào lệnh Buy vì đây là dấu hiệu tốt, ngược lại, nếu SAR cho tín hiệu BUY nhưng giá đang ở vùng kháng cự, bạn nên cân nhắc chờ thêm tín hiệu xác nhận bởi đây là một tín hiệu khá rủi ro khi giá có thể quay đầu.
- Nếu SAR đang cho tín hiệu SELL (chấm bi nằm trên giá) mà giá đang ở vùng kháng cự mạnh,lệnh SELL này có thể có lợi nhuận rất tốt. Còn nếu SAR cho tín hiệu SELL nhưng giá đang ở vùng hỗ trợ mạnh, bạn nên cân nhắc chờ thêm tín hiệu xác nhận bởi đây là một tín hiệu khá rủi ro khi giá bị bật lại là rất cao.
Kết hợp Parabolic với Price Action
Hầu hết các Trader chuyên nghiệp đều rất thích sử dụng Price Action trong phân tích kỹ thuật, PA giúp bạn nắm bắt tâm lý thị trường cực nhanh và bất kỳ Indicator nào đều có thể kết hợp với PA.
Trong đó, Nến đảo chiều là công cụ mạnh nhất và nếu bạn kết hợp với SAR thì hiệu suất của có thể tăng lên đáng kể bởi bạn không cần chờ sự xác nhận của 3 chấm SAR, chỉ cần sử dụng 1 chấm SAR là đã có thể xác nhận dấu hiệu:
- Khi bạn đang có lệnh Buy và xu hướng đã tăng được một thời gian nhất định, SAR xuất hiện dấu hiệu đảo chiều thông qua chấm trên giá đồng thời xuất hiện nến đảo chiều thì khả năng thị trường đảo chiều là cực kì cao.
- Ngược lại khi bạn đang SELL, xuất hiện chấm dưới giá và có nến đảo chiều thì khả năng đảo chiều cũng rất dễ xảy ra.
Kết luận
Theo mình, mỗi công cụ phân tích kỹ thuật đều có lợi thế riêng, bạn nên tận dụng ưu điểm của chúng với các chỉ báo phân tích khác để tạo ra tín hiệu giao dịch hiệu quả. Với SAR, tín hiệu này hiệu quả nhất để xác định điểm đóng lệnh vì vậy bạn nên kết hợp chúng khi đang có 1 tín hiệu có thể cho điểm entry tốt mà chưa có điểm chốt lời/cắt lỗ rõ ràng.
Bạn không cần cố sử dụng cùng lúc quá nhiều chỉ báo, hãy tận dụng - kết hợp 1 - 2 chỉ báo và tối ưu chúng sẽ đem lại hiệu quả lợi nhuận tốt hơn và tránh bị nhiễu.
Cùng mình thảo luận thêm về cách thức áp dụng chỉ báo của bạn thông qua group chat MarginATM nhé!