SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Chỉ số Dow Jones là gì? Cách tính chỉ số Dow

Chỉ số Down Jones đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Xem xét chỉ số Dow có thể hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư. Vậy Dow Jones là gì? Cách tính chỉ số Dow Jones như thế nào?
trangtran.c98
Published Mar 17 2024
Updated Mar 21 2024
6 min read
thumbnail

Chỉ số Dow Jones là gì?

Chỉ số Dow Jones là chỉ số chứng khoán phản ánh tình hình hoạt động của 30 công ty lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất (blue chip) tại Hoa Kỳ. Dow Jones được xem là bản ghi chép của thị trường chứng khoán, đại diện cho sức mạnh kinh tế và sự thay đổi của các ngành công nghiệp.

Chỉ số Dow Jones có tên đầy đủ là Dow Jones Industrial Average (DJIA), thường được gọi là Dow Jones hoặc đơn giản là Dow. Nó được tạo ra và đặt tên theo Charles Dow và Edward Jones vào năm 1896 và là một trong những chỉ số chứng khoán lâu đời nhất. 

Ký hiệu của chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán là DJIA, Dow 30, DJ30…

Đọc thêm: Chứng khoán là gì? Vai trò của các loại chứng khoán với nhà đầu tư.

chỉ số dow jones là gì
Chỉ số Dow Jones ngày 15/03/2024
advertising

Cách tính chỉ số Dow Jones

Công thức tính chỉ số Dow Jones 

Chỉ số Dow Jones hoạt động dựa trên cơ chế tính toán bình quân, có trọng số dựa trên giá cổ phiếu. Nghĩa là công ty có giá cổ phiếu cao nhất sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến việc di chuyển của chỉ số.

DJIA = ΣPi/D

Trong đó: Pi là giá của mỗi cổ phiếu; D là ước số, đại diện cho Divisor. 

Điểm số của Dow Jones được tính bằng cách lấy tổng giá trị của cổ phiếu của 30 công ty thành viên, sau đó chia cho ước số - divisor. 

Divisor được điều chỉnh thường xuyên để phản ánh các sự kiện như thay đổi vốn chủ sở hữu, tách cổ phiếu và các biến động khác. Việc này nhằm đảm bảo phản ánh chính xác các thay đổi trong giá trị thị trường của các công ty. 

Do đó, mặc dù được gọi là "bình quân", DJIA thực sự phản ánh giá trị thị trường được điều chỉnh của một bộ phận nhỏ nhưng quan trọng của nền kinh tế.

dữ liệu lịch sử chỉ số dow jones
Dữ liệu lịch sử Dow Jones từ ngày 15/02/2024 - 15/03/2024. Nguồn: Investing.com

30 công ty blue chip thành viên

Các công ty được chọn để tham gia vào Dow Jones đại diện cho một phạm vi ngành nghề rộng lớn, từ công nghệ thông tin đến công nghiệp sản xuất. Tiêu chí lựa chọn bao gồm sự ổn định tài chính, tính đại diện cho ngành nghề, và khả năng phản ánh tình hình kinh tế. 

Mặc dù DJIA chỉ bao gồm 30 công ty, sự đa dạng này giúp nó cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế của Hoa Kỳ.

Các công ty trong Dow thay đổi theo thời gian, phản ánh sự thay đổi trong nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Khi một công ty bị loại bỏ khỏi danh sách, một công ty khác sẽ được chọn để thay thế, dựa trên quyết định của các biên tập viên của báo The Wall Street Journal. Quá trình này đảm bảo rằng Dow Jones luôn cập nhật và phản ánh đúng sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ. 

Đọc thêm: Lạm phát là gì? Bitcoin có phải lời giải hoàn hảo cho bài toán lạm phát?

các công ty trong chỉ số dow jones
30 công ty nằm trong danh sách tính chỉ số Dow Jones. Nguồn: Investing.com

Chỉ số Dow Jones ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? 

Dow Jones không chỉ là một chỉ số chứng khoán, nó còn là một công cụ quan trọng cho nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính trong việc đánh giá tình hình kinh tế. 

Sự biến động của Dow được theo dõi chặt chẽ như một chỉ báo về sức khỏe kinh tế, sự tự tin của nhà đầu tư và triển vọng thị trường. 

Khi Dow tăng, điều này thường được coi là dấu hiệu của một nền kinh tế mạnh mẽ. Ngược lại, khi Dow giảm, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng suy thoái kinh tế hoặc bất ổn thị trường.

cách xem chỉ số dow jones
Cách xem chỉ số Dow Jones trên Trading View

Những yếu tố tác động chỉ số Dow Jones

Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones phản ánh sự kết hợp giữa điều kiện kinh tế vĩ mô và yếu tố cụ thể của ngành hoặc doanh nghiệp. Một số yếu tố có thể kể đến như:

  • Tình hình kinh tế vĩ mô: Dữ liệu kinh tế như GDP, tỷ lệ thất nghiệp có thể tác động trực tiếp lên nền kinh tế và qua đó ảnh hưởng đến Dow.
  • Lãi suất: Quyết định của Fed về lãi suất ảnh hưởng đến chi phí vay và lợi nhuận doanh nghiệp.
  • Kết quả kinh doanh của công ty thành viên: Các báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh cung cấp cái nhìn cụ thể về hiệu suất của doanh nghiệp.
  • Biến động giá dầu: Là yếu tố quan trọng đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.
  • Chính sách chính phủ liên quan đến thuế và thương mại: Thỏa thuận thương mại, chính sách thuế có thể tác động đến doanh nghiệp và chỉ số.

Cần lưu ý rằng, khi vận dụng vào thực tế, cần phải kết hợp các yếu tố trên để có thể có cái nhìn toàn cảnh nhất.

Ví dụ, tăng trưởng GDP mạnh mẽ và giảm tỷ lệ thất nghiệp thường dẫn đến sự tăng giá trong Dow, phản ánh niềm tin vào nền kinh tế. Tuy nhiên, tăng lãi suất có thể làm giảm giá cổ phiếu do chi phí vay cao hơn.

Báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp, biến động giá dầu, và thay đổi trong chính sách thương mại có ảnh hưởng đặc biệt, phản ánh trực tiếp vào giá cổ phiếu của các công ty liên quan trong Dow.

RELEVANT SERIES