Ba vấn đề lớn thị trường crypto phải đối mặt trong tháng Sáu
Các sàn giao dịch lớn, đặc biệt là Binance, có sự sụt giảm về khối lượng giao dịch. Trong khi đó, thanh khoản thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định giá và hiệu quả thị trường, trong lúc áp lực bán cao đang đẩy giá Bitcoin xuống.
Khối lượng giao dịch giảm: cơ hội cho nhà đầu tư có niềm tin
Trong quý đầu tiên của năm nay, động lực giao dịch và kỳ vọng của thị trường crypto ở mức cao, nhưng càng về sau, khối lượng giao dịch trên tất cả các sàn giao dịch tập trung lớn đã có sự sụt giảm đáng lo ngại.
Trong tháng Năm, tổng khối lượng giao dịch hàng ngày đã giảm từ mức ấn tượng 23 tỷ USD xuống còn 9 tỷ USD. Xu hướng giảm này cho thấy việc đầu cơ đang giảm dần và nhà đầu tư ngày càng thờ ơ với thị trường.
Khối lượng giao dịch crypto hàng ngày hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 2020. Thị trường nói chung đang trong thời kỳ thờ ơ và chịu trận theo thời gian. Việc số đông quay lưng với xu hướng đầu cơ sẽ tạo cơ hội cho những người có niềm tin mạnh mẽ
Nhà phân tích Will Clemente nói
Về sự phân chia khối lượng giao dịch tổng thể theo sàn giao dịch, Binance đã trải qua một đợt sụt giảm. Thị phần của họ đã giảm xuống còn 56% - giảm 15% so với mức đỉnh vào nửa cuối năm 2022.
Ngược lại, vận xui của Binance lại là cơ hội cho những sàn giao dịch khác như Huobi, Kraken và Kucoin.
Với bối cảnh pháp lý ở Mỹ vẫn trong cảnh tranh tối tranh sáng, các sàn giao dịch nước ngoài đang duy trì sự thống trị trong hệ sinh thái giao dịch crypto. Họ chiếm tới 86% trong toàn bộ khối lượng giao dịch. Xu hướng này được dự đoán sẽ càng tăng lên.
Đáng chú ý, ngay cả Coinbase, thường được công nhận là giải pháp thay thế hiệu quả cho những sàn crypto khác, cũng đã công bố sản phẩm phái sinh ở nước ngoài - Sàn giao dịch quốc tế Coinbase.
Khủng hoảng thanh khoản crypto
Vấn đề lớn thứ hai phủ bóng đen lên thị trường crypto là khủng hoảng thanh khoản. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với Bitcoin và Ethereum.
Mặc dù độ sâu thị trường tiền điện tử (Crypto Market Depth) bằng USD vẫn ổn định. Thanh khoản không thay đổi khi được đo với độ sâu thị trường 2% bằng các đồng coin/token, nghĩa là độ sâu của giá mua và giá bán trong vòng 2% giá giao dịch hiện tại.
Sự sụt giảm thanh khoản đang diễn ra dẫn đến việc Jane Street và Jump Crypto, hai nhà tạo lập thị trường, tiết lộ kế hoạch thu hẹp quy mô hoạt động crypto của mình ở Mỹ do những bất ổn về quy định. Jane Street còn đi xa hơn, thông báo thu hẹp quy mô hoạt động crypto trên toàn cầu.
Việc giảm tính thanh khoản trong thị trường crypto có ý nghĩa rất lớn. Thanh khoản là khía cạnh quan trọng của bất kỳ thị trường tài chính nào, bao gồm tiền điện tử. Nó nói về khả năng một tài sản có thể được mua hoặc bán trên thị trường một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến giá tài sản đó.
Mức thanh khoản cao tạo ra thị trường an toàn và hiệu quả. Do đó, cho phép nhà đầu tư tham gia và thoát khỏi các giao dịch dễ dàng hơn. Ngược lại, thanh khoản thấp có thể cản trở khả năng thực hiện các giao dịch lớn của nhà đầu tư, khi họ phải chịu trượt giá mạnh.
Thực tế, nếu một nhà giao dịch muốn bán số lượng lớn crypto nhưng không đủ người mua, giá có thể phải giảm xuống để thương vụ trở nên hấp dẫn. Quá trình này có thể tạo ra một vòng xoáy giảm giá, dẫn đến giá càng ngày càng thấp hơn và kích hoạt bán tháo.
Áp lực bán gia tăng
Vấn đề tiếp theo xuất hiện vào tháng Sáu là áp lực bán gia tăng khi Bitcoin giảm xuống dưới 27,000 USD.
Mặc dù cộng đồng tiền điện tử luôn theo dõi sát sao các mức giá quan trọng của Bitcoin, nhưng những lo ngại về tính thanh khoản đã được khuếch đại sau các hành động lập pháp ở Mỹ.
Tháng Sáu này, Bitcoin phải đối mặt với một số khó khăn tiềm năng khi tình huống kịch tính về trần nợ công có vẻ đã qua. Một khi Thượng viện có khả năng ủng hộ luật giới hạn nợ, thị trường sẽ phải đối mặt với làn sóng phát hành tín phiếu kho bạc, điều này có thể sẽ khiến thanh khoản chảy ra khỏi các tài sản rủi ro như Bitcoin
Antoni Trenchev, đối tác quản lý của công ty cho vay tiền điện tử Nexo
Gần đây, Hạ viện Mỹ đã thông qua một thỏa thuận đình chỉ trần nợ công 31.5 nghìn tỷ USD. Điều này có thể dẫn đến việc phát hành tới 1 nghìn tỷ USD tín phiếu Kho bạc Mỹ, gây thêm áp lực lên Bitcoin.
Tuy nhiên, Maartunn, Giám đốc cộng đồng tại CryptoQuant, tin rằng mặc dù áp lực bán tăng đột biến gần đây tương tự các đợt bán tháo trước đó, nhưng Bitcoin có thể sớm đạt đỉnh và phục hồi trở lại.
Đọc thêm: Nếu Mỹ vỡ nợ, nhà đầu tư liệu có đổ xô đi mua Bitcoin, Ethereum?