SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Nền tảng quản lý crypto Enzyme (MLN) có đáng đầu tư dài hạn?

Enzyme Finance (MLN) được xây dựng để đáp ứng những nhu cầu tưởng chừng rất đơn giản. Cùng Coin98 tìm hiểu và đánh giá những điểm đáng chú ý của Enzyme nhé.
Avatar
cryptolover994
Published Mar 10 2021
Updated Jun 30 2023
11 min read
thumbnail

Hello anh em! Nếu đã và đang sử dụng Dapp, chắc hẳn anh em cũng hiểu sự tiện dụng của một nền tảng quản lý tài sản crypto All-in-one. Không cần phải tốn công thao tác liên tục trên nhiều nền tảng khác nhau, anh em chỉ cần một cú log-in và bắt đầu các chiến lược đầu tư của mình hay đơn giản là gửi gắm vào quỹ đầu tư có perfomance ngon lành chỉ trên một giao thức. 

Enzyme Finance (MLN) được xây dựng để đáp ứng những nhu cầu tưởng chừng rất đơn giản như vậy. Qua bài viết này, anh em hãy cùng Coin98 tìm hiểu và đánh giá những điểm đáng chú ý của Enzyme nhé. 

Tổng quan về Enzyme (MLN) 

Enzyme Finance (rebranded từ Melon Protocol nhưng vẫn giữ nguyên mã token $MLN) là giao thức quản lý tài sản theo hướng decentralized. 

Mục đích của Enzyme, trước đây là Melon, là đưa ra một sản phẩm có thể cho phép bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, với bất kỳ số vốn nào, cũng có thể đầu tư theo hướng decentralized một cách thuận lợi. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng có thể tạo quỹ đầu tư của riêng mình trên Enzyme, vừa để track performance của portfolio cũng như mở rộng chiến lược đầu tư với nguồn vốn bên ngoài.

Đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ, Enzyme là nơi họ có thể tin tưởng các quỹ đầu tư với mức tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn, nhưng lại không cần trực tiếp trao tiền bạc của mình cho các quỹ này như hình thức quỹ đầu tư centralized truyền thống. 

Enzyme hiện có 254 vaults (còn hiểu là quỹ đầu tư) quản lý khối tài sản trị giá 8.3 triệu đô la. Vault lớn nhất trên Enzyme là Quỹ Rhino với 3.8 triệu đô la. 

Đọc thêm: Enzyme - Tối ưu lợi thế của việc quản lý tài sản

Tokenomics

Có thể nói tokenomics của MLN dưới cái tên Melon Protocol không thực sự hiệu quả cho cả team dev lẫn các holders, điều đó được thể hiện rõ trong biểu đồ giá của token này. 

tokenomics của mln

Tới tháng 6/2020, khi mà các token khác có sự tăng giá mạnh sau cú “điều chỉnh” về ngưỡng $3,800 của Bitcoin thì MLN vẫn chỉ dậm chân tại chỗ ở mức $6.5, tức là chia 36 lần kể từ đỉnh năm 2018. 

Do vậy, các developers sáng lập MLN là Tom Shaughnessy, Ceteris Paribus và Chris Manessis đã đề xuất kế hoạch thay đổi toàn diện MLN mang tên MIP7 vào tháng 6/2020. 

Anh em có thể tìm hiểu thêm kế hoạch này tại Github của MLN.

Trong MIP7, điểm đáng chú ý nhất phải kể đến là tokenomics mới của MLN.

Nếu như trước đây, mỗi năm hệ thống sẽ đẻ ra 300,600 MLN token để trả cho team devs, và trong thời hạn là mãi mãi  anh em cũng có thể hiểu tại sao giá của MLN xuống không lối thoát rồi phải không nào. 

Với MIP7, kể từ năm 2021, lượng token đẻ ra sẽ giảm 20% mỗi năm (từ con số 300,600 token) tới khi mức issue token này tiệm cận với 0. Anh em lưu ý rằng lượng token xuất hàng năm này sẽ được dùng để trả cho team devs. 

Hãy lấy 1 ví dụ cụ thể:

  • Năm 2021, lượng token được tạo ra giảm 20% của năm trước, tức còn 240,480 MLN. Nếu team devs chỉ dùng 140,480 token thì 100,000 token còn lại sẽ được chuyển tiếp sang năm 2022.
  • Năm 2022, lượng token được tạo ra giảm tiếp 20%, tức còn (240,480*80%)=192,384 MLN. Như vậy, trong năm 2022, team devs có (192,384 + 100,000) = 292,384 MLN. Tuy nhiên, số lượng maximum mà team devs được hưởng chỉ là số maximum của năm trước (240,480 token). Lượng token còn lại (292,384 - 240,480) = 51,904 MLN sẽ được mang đi burn.

Có thể thấy, đội ngũ MLN đã cố gắng rất nhiều để hồi sinh một token gần như đã chết do tokenomics không hiệu quả.

Enzyme có gì đặc biệt?

Bản update Sulu

Gần đây, Enzyme đã công bố bản update Sulu trong đó nêu rõ các tính năng mới được tích hợp để giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng, bao gồm:

  • Chức năng vay: Người dùng có thể vay để tăng tối đa lợi nhuận của mình.
  • Chuyển vault token: Mỗi vault trên Enzym có một token riêng, tuy nhiên trước đây thì các token này không di chuyển được.
  • Staking ETH.
  • Yield farming đa giao thức.
  • Partner và tích hợp với Aave, Curve, Idle và Balancer: ĐĐiểm tuyệt vời nhất của bản update Sulu của Enzyme. Việc tích hợp các giao thức đang hot như Aave hay Curve có thể giúp tăng lượng users cũng như đánh bóng tên tuổi cho Enzyme trong thời gian sắp tới.

Quản lý danh mục đầu tư hiệu quả

Bánh vẽ trong Crypto là một điều không hề mới. Bánh vẽ càng to, càng đẹp thì khả năng nhân chia tài khoản càng nhiều. 

Tuy nhiên chỉ có những sản phẩm với ứng dụng thực sự trong cuộc sống mới có thể phát triển bền vững và tạo ra nguồn passive income ổn định cho người dùng lẫn đội ngũ phát triển.

Hiện tại, Enzyme đang support cho hơn 150 loại tài sản crypto, cho phép các nhà quản lý portfolio cho vay cũng như đi vay tài sản như một phương pháp tạo đòn bẩy.

các quỹ top đầu trên enzymeCác quỹ top đầu trên Enzyme, với Rhino Fund hiện đang quản lý 3.8 triệu đô la

Ngoài ra, Enzyme còn tích hợp các giao thức giao dịch trên tài sản tổng hợp (synthetic assets), AMM và các công cụ quản lý nhằm tạo cho các portfolio manager sự thuận tiện, từ đó tối đa hóa lợi nhuận của quỹ. 

Kế hoạch MIP7

Ngoài việc đưa ra một mô hình issue token mới như đã nói ở trên, kế hoạch MIP7 của Enzyme còn bao gồm việc thay đổi cơ chế phí khi sử dụng giao thức:

  • 10 bps (0.1%) phí trên mỗi khoản đầu tư (tính theo mỗi lần user đầu tư vào quỹ, kể cả trường hợp manager đầu tư vào chính quỹ của mình).
  • 20 bps (0.2%) phí quản lý tài sản. Khoản phí này có thể được discount nếu anh em hold MLN:
    • Cấp 1: 100 MLN => 5% discount.
    • Cấp 2: 1,000 MLN => 10% discount.
    • Cấp 3: 5,000 MLN => 15% discount.
    • Cấp 4: 10,000 MLN => 20% discount.

Trước đây, khi muốn mở quỹ trên Enzyme, anh em phải trả một khoản phí ban đầu là $150. Tuy nhiên sau khi tham khảo ý kiến của người dùng, Enzyme đã quyết định loại bỏ phần phí này.

Các loại phí sẽ được trả bằng ETH, sau đó lượng ETH này được Enzyme đem đi mua token MLN và burn trên hệ thống.

Như vậy, có thể thấy kế hoạch MIP7 thực sự là bước chuyển mình của đội ngũ Enzyme để chuyển đổi từ cái tên Melon Protocol sang một model mới có thể tạo ra giá trị thực sự cho holders của MLN token. 

Đội ngũ đằng sau - Tính tích hợp sản phẩm

Đằng sau Enzyme Finance là quỹ Avantgarde Finance được dẫn dắt bởi CEO Mona el Isa, người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính truyền thống, bao gồm cả việc thành lập hedge fund.

Enzyme đặc biệt ở khả năng xây dựng, tích hợp với các giao thức DeFi khác theo sự sáng tạo của họ. Team của Enzyme liên tục làm mới sản phẩm của mình cũng như đưa ra những ý tưởng có thể còn thiếu trong DeFi. 

Việc tích hợp với các giao thức bluechip DeFi như Aave, Curve, không những đem lại hiệu quả sử dụng cho Enzyme mà còn tiến tới việc hợp tác phát triển lâu dài. Không quá xa vời khi nghĩ rằng các giao thức được tích hợp trên Enzyme cũng sẽ mở quỹ trên nền tảng này để có thể quản lý tài sản một cách hiệu quả.

Được phát triển từ những năm 2017 dưới tên Melon Protocol và rebrand lại thành Enzyme như hiện tại, chắc anh em có thể nhận thấy rằng team của Enzyme thực sự muốn phát triển lâu dài và không sợ đổi mới. Đây cũng là điểm cộng rất lớn khi mà thị trường Crypto thay đổi chóng mặt về trend, các giao thức cũng phải làm mới mình liên tục nếu không muốn bị tụt lại phía sau. 

Dư địa tăng trưởng của Enzyme

Giá trị token / TVL

Enzyme (MLN) hiện đang có tổng vốn hóa 45 triệu đô la với TVL đạt 8 triệu. Trong 6 tháng vừa qua, chỉ số vốn hóa dao động ở mức 20~80 triệu, trong khi TVL dao động quanh mức 5~10 triệu. Anh em có thể thấy, hiện tại MLN đang có giá trị trung bình so với khả năng lên giá của nó.

Ngoài ra, kế hoạch MIP7 sẽ giúp tăng số lượng giao dịch, tăng tổng phí giao dịch và giảm supply của token, từ đó tạo ra nguồn passive income cũng như cơ hội bứt phá về giá cho MLN holders.

Với sự tham gia của Rari Capital, một quỹ đầu tư Crypto đang dự định đưa khối tài sản khoảng 16 triệu đô la lên Enzyme để mở vault, TVL của Enzyme gần như sẽ x3 lên mức 24 triệu đô la. Các yếu tố này cũng đủ để cho thấy tiềm năng về giá của Enzyme trong giai đoạn sắp tới.  

Đối thủ của Enzyme (MLN) - dHedge (DHT)

Cũng như Enzyme, dHedge (DHT) là giao thức quản lý tài sản crypto tích hợp DeFi nhưng được xây dựng trên nền tảng Synthetix. Anh em có thể tìm hiểu thêm về dHedge (DHT) qua bài viết của Coin98 tại đây.

Về mô hình, Enzyme và dHedge có những điểm tương đồng:

  • Non-custodial: Users tin tưởng đầu tư vào quỹ, tuy nhiên users vẫn nắm quyền sở hữu tài sản thay vì giao tiền như đầu tư truyền thống.
  • Nền tảng đưa các quỹ đầu tư lên cho người dùng lựa chọn.
  • Real-time tracking: Theo dõi trực tiếp các giao dịch của quỹ cũng như các tài sản mà quỹ đang nắm giữ.

Tuy nhiên, về hướng phát triển, dHedge có hơi khác so với Enzyme. Trong khi dHedge muốn đưa về giao thức những quỹ đầu tư có performance tốt nhất, thì Enzyme lại tập trung về việc cá nhân hóa (customize) dịch vụ đầu tư hơn là làm đơn thuần về quỹ. 

top quỹ về value trên dhedgeTop các quỹ về value trên dHedge

Enzyme cũng support nhiều loại tài sản crypto hơn dHedge (150+ so với 50), đồng thời cho phép sử dụng tài sản tổng hợp qua việc tích hợp với Syntheix.

Tuy là đối thủ, nhưng cá nhân người biên soạn cho rằng thị trường về quản lý quỹ on-chain thực sự đủ lớn để cả Enzyme và dHedge cùng nhau phát triển và thành công.  

Phân tích kỹ thuật

(MLN/ETH)

 

(MLN/USD)

Anh em có thể thấy giá MLN trên cặp MLN/ETH đang ở mức đáy ngang với hồi tháng 6/2020 và đang có xu hướng bật lên trong giai đoạn sắp tới.

Trên chart MLN/USD thì bi quan hơn khi biểu đồ đang thể hiện downtrend ngắn hạn. Thời điểm này, anh em nên theo dõi thêm để có được entry đẹp hơn. Đây là thông tin tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư.

Lời kết

Qua bài phân tích của tác giả GTJoker, hy vọng anh em đã có những nhận định của riêng mình về token Enzyme (MLN). Liệu pha rebranding này từ Melon Protocol của team devs có thể hồi sinh lại MLN và đưa token tới những tầm cao mới về giá? Anh em hãy đưa ra nhận định vào phần comment bên dưới nhé.

Anh em có thể tham khảo bài viết gốc tại đây.

RELEVANT SERIES