SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Fetch.AI là gì? Toàn tập về tiền điện tử FET Token

Fetch.AI là dự án thứ 2 trên Binance Launchpad trong năm 2019. Hôm nay mời anh em cùng mình tìm hiểu về Fetch.AI (FET) để xem cơ hội đầu tư của chúng ta ở đâu khi IEO đã bán xong nhé!
Avatar
Viet
Published Jun 08 2019
Updated May 24 2024
10 min read
fetch ai

Fetch.AI là gì?

Fetch.AI là Protocol thế hệ tiếp theo được xây dựng để sẵn sàng cho cơ chế đồng thuận Useful Proof of Work. Được phát minh ra bởi những trí tuệ AI hàng đầu Thế giới.

Fetch.AI (FET) sẽ tạo ra một hệ sinh thái mà trong đó các thành phần số sẽ đại diện cho các thành phần của nền kinh tế (data, hardware, dịch vụ, con người, cơ sở hạ tàng) có thể cùng làm việc hiệu quả.

Là một Protocol, nó tạo ra một mạng lưới kỹ thuật số phi tập trung. Trong đó cả người dùng và những market place làm việc với nhau.

Mục tiêu của team dev là mang cả các công nghệ máy học (Machine Learning - ML) và trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), các hệ thống multi-agent và công nghệ sổ cái phi tập trung để tạo ra nền kinh tế Internet mới.

advertising

Fetch.AI giải quyết vấn đề gì?

Dưới đây là các bài toán mà Fetch.AI đặt ra để giải quyết:

  • Applications: Hiện tại các ứng dụng rất nhiều để mạng dữ liệu vào cuộc sống thực. Nhưng vấn đề lớn nhất của các dữ liệu đó là nó không thể tự bán nó.
  • Các vấn đề kết nối giữa các hệ thống tập trung hiện có khiến cho tiềm năng của các thị trường giữa các thành phần này bị lãng phí.  Ví dụ như những container, nhà kho,... bi bỏ trống.

Để giải quyết các vấn đề kể trên, Fetch.AI (FET) đưa giải pháp công nghệ mà họ gọi là Three Layers.

Trong cấu trúc của Three Layers gồm có 3 thành phần:

Autonomous Economic Agents

Bên trong Thế giới số phân tán của Fetch.AI, các thành phần kỹ thuật số có thể trao đổi với nhau một cách độc lập dưới sự can thiệp của con người. Và nó có thể đại diện cho chính họ, thiết bị, dịch vụ, hay các cá nhân nào đó.

Phần này anh em có thể hiểu là các thực thể tham gia vào nền kinh tế mà Fetch.AI tạo ra có thể làm việc với nhau dưới sự quản lý của con người. Nó có thể là các thiết bị, dịch vụ mà họ đưa vào nền kinh tế này.

Open Economic Framework

Trong nền kinh tế kỹ thuật số của Fetch.AI (FET) các agents trong đó được gọi là Open Economic Framework (OEF). Trong đó, mỗi agents sẽ có 1 không gian làm việc real-time tối ưu cho chính họ, và chỉ tập trung vào các yếu tố quan trọng.

Smart Ledger

Đây có thể coi là nền tảng của Thể giới kỹ thuật số kể trên. Trong đó, nó cung cấp thị trường cho những người có nhu cầu sử dụng AI hay ML mà trước đây phần lớn nó rất khó để có thể tiếp cận do bị khoá trong các mạng lưới tập trung.

Mục đích của Smart Ledger là giúp những cá nhân/ tổ chức/ agents có nhu cầu có thể truy cập vào kho tài nguyên nhanh nhất, tiện lợi nhất.

Theo team dev, Smart Ledger của họ có thể hỗ trợ tốc độ giao dịch lên tới hàng triệu giao dịch mỗi giây.

fetch ai

Về cấu trúc, mình sẽ nói rõ hơn ở phần dưới.

Đặc điểm cấu trúc của Fetch.AI

Trong sơ đồ cấu trúc của Fetch.AI gồm có các thành phần: Autonomous Economic Agents (AEA), Open Economic Framework (OPF), Smart Ledger.

  • Các AEA này có thể là nhiều con người, hoặc cũng có thể là các thiết bị, dịch vụ bên trong mạng lưới của Fetch.AI. AEA có thể hoạt động theo nhiều các khác nhau, hoạt động song song với nhau hoặc độc lập.
  • Các AEA này kết nối và có động lực đóng góp và làm việc với nhau là nhờ FET Token. Open Economic Framework (OEF) chính là Framework dùng để kết nối các Agents kể trên. Ở giai đoạn ban đầu, OEF gồm 2 loại nodes là Trustless và Trusted. Trustless Nodes có thể vận ẩn danh tương tự như các Nodes Ledger đơn thuần. Các Trusted Nodes có thể truy cập vào thông tin, dữ liệu bên trong AEA. Theo team dev, người vận hành các nodes này phải có danh tính công khai và được Fetch.AI Foundation chấp nhận.
  • Smart Ledger: Bên trong mạng lưới của Fetch.AI có thể coi là Thế giới ảo, phi tập trung và cần phải có tốc độ giao dịch lớn, xử lý nén dữ liệu mà không làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của nó. Đồng thời dữ liệu cũng phải được giữ lại để được giao dịch, sử dụng nhiều lần bởi các thành phần liên quan. Về mặt công nghệ, Smart Ledger của Fetch.AI sử dụng cơ chế useful Proof of Work (uPoW) kết hợp với DAG và PoS. Theo team dev, với cơ chế này, sẽ giúp tự động hoá các hoạt động bên trong và tạo ra một Marketplaces hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu, năng lượng, quản lý chuỗi Supply Chain hay dịch vụ chia sẻ phần cứng.

Một số ứng dụng thực tế của Fetch.AI (FET): Truyền tải dữ liệu, năng lượng, chuỗi cung ứng...

FET Token là gì?

FET là Utility Token bên trong hệ sinh thái của Fetch.AI và cũng là động lực cho các agents tham gia bên trong mạng lưới của Fetch.AI tham gia và đóng góp. Trong Fetch.AI, FET Token là phương tiện bắt buộc phải sử dụng để tham gia. Về mục đích cụ thể của FET Token, mình sẽ nói rõ hơn ở phần dưới.

Ở thời điểm phát hành Token đầu tiên (TGE), FET Token được issue theo chuẩn ERC-20 của Ethereum.

Theo team dev, dự kiến quý Q4 2019, Fetch.AI sẽ tiến hành Mainnet, lúc đó FET Token sẽ được swap sang Native FET Token.

Thông tin cơ bản về đồng FET Token

FET Key Metrics

  • Ticker: FET
  • Blockchain: Ethereum
  • Smart Contract: 0x1d287cc25dad7ccaf76a26bc660c5f7c8e2a05bd
  • Decimal: 18
  • Token Standard: ERC-20
  • Token type: Utility Token
  • Total Supply: 1,152,997,575 FET
  • Circulating Supply: 81,542,294 FET (~7%)

Token Allocation FET

token allocation Fetch.AI (FET)

Token Sale FET

token sale Fetch.AI (FET)

Token Release Schedule FET

token release schedule Fetch AI FET

FET Token UseCase

Đóng vai trò là Utility Token bên trong hệ sinh thái của Fetch.AI, FET Token có những mục đích sử dụng sau:

  • Dùng FET Token để stake và trở thành các nodes xử lý giao dịch và vận hành hệ thống.
  • Các Agents dùng FET Token để truy cập vào hệ sinh thái Digital World của Fetch.AI. Khi đã có quyền truy cập vào Fetch.AI, các Agents sẽ có thể xem và làm việc với các tài nguyên có trên đó. Trong đó AI và ML là 2 dịch vụ chính mà Fetch.AI đang cung cấp.
  • FET Token được dùng để là phí gas tương tự như ETH được dùng là gas trên mạng lưới Blockchain của Ethereum.
  • Khi 2 Agents làm việc với nhau để trao đổi giá trị, họ phải stake FET Token. Dựa vào đó, các Agents sẽ có động lực để làm việc cho dù họ ở bất kỳ đâu.
  • FET Token được dùng để trả thưởng cho các miner (thợ đào) các Nodes.

Phí giao dịch FET Token

Hiện tại FET Token đang là ERC-20 token, nên khi giao dịch, ngoài phí giao dịch trên các sàn, phí deposit, anh em sẽ mất thêm phí giao dịch trên mạng lưới Blockchain của Ethereum.

Sau khi Fetch.AI Mainnet, FET Token sẽ được chuyển sang FET Native Token và chạy trên Blockchain của họ. Lúc này phí gas trên trong hệ thống sẽ do Fetch.AI thu.

Cách kiếm và sở hữu FET Token

Anh em có thể kiếm và sở hữu FET Token bằng cách sau:

  • Mua trực tiếp trên các sàn giao dịch: Binance, BitMax, KuCoin...
  • Trở thành các Nodes đóng góp vào hệ thống để nhận được reward là FET Token.

Đào FET Token như thế nào?

Fetch.AI sử dụng cơ chế đồng thuận useful Proof of Work (uPoW). Vì vậy theo lý thuyết anh em có thể đào FET Token. Tuy nhiên, hiện tại dự án chưa Mainnet nên chưa thể đào.

Ví lưu trữ FET Token

Hiện tại FET là token ERC-20. Vì vậy, anh em có thể lưu trữ nó trên tất cả các loại ví hỗ trợ tiêu chuẩn ERC-20.

  • Ví trên các sàn giao dịch: Binance, BitMax, KuCoin, ..
  • Ví cứng: Ledger Nano, Trezor, ..
  • Ví mềm: MyEtherWallet, MyCrypto, MetaMask...

Sàn giao dịch FET Token

Hiện tại, FET Token đang được giao dịch chủ yếu trên một số sàn như: Binance, BitMax, KuCoin...

Tương lai của đồng FET Token

Dựa trên mục đích sử dụng của FET Token nêu trên, nhu cầu mua vào FET nằm ở những thành phần như Nodes, Agents… Như vậy trong tương lai, để nhu cầu mua vào của FET Token tăng lên thì số lượng các thành phần tham gia kể trên phải tăng lên.

Ở phần dưới mình sẽ nói rõ hơn những gì dự án đã, đang và sẽ làm trong tương lai để anh em có thể hiểu hơn về tương lai FET Token.

Có nên đầu tư vào FET Token?

Dự án dựa vào công nghệ với 3 layers như kể ở mục trên, sẽ giúp tạo ra mô hình kinh tế token tự động hoá cho các thành phần tham gia (data, hardware, dịch vụ, con người, cơ sở hạ tầng,..). Đặc biệt là AI và ML, để kếp hợp thế mạnh của các thành phần này và đóng góp vào đời sống thực tế.

Dưới đây là một số key notes anh em nên tham khảo và tìm hiểu thêm trước khi tự đưa ra quyết định đầu tư của mình:

Mainnet

Team dev thông báo về kế hoạch Mainnet dự kiến sẽ diễn ra vào ngày Q4 2019. Tức là mạng lưới của FET Token chưa chính thức hoạt động.

Products

Thời điểm viết bài (01/06/2019) Fetch.AI đang trong giai đoạn Testnet, nên chưa có sản phẩm thực tế. Dự án cũng đã ra mắt ứng dụng Fetch.AI Network Participation cho phép xây dựng và phát hành các Agents để tham gia hệ thống.

Roadmap

roadmap fetch ai

Theo Roadmap kể trên, thì họ đang ở giai đoạn Q2 2019, tập trung vào cơ chế đồng thuận cùng với OEF.

Partnership

Trong danh sách đối tác của Fetch.AI gồm nhiều thành phần. Tuy nhiên, đáng chú ý các lác đối tác liên quan tới Internet, AI, ML như: Trusted IoT Alliance, MOBI, Warwick Business School, Binance.

Competitor

Đối thủ trực tiếp của Fetch.AI (FET) trong thị trường Cryptocurrency như Cortex Labs, Matrix AI, Neurochain, Singularity.

  • Token FET là Utility Token.
  • FET Token được dùng để truy cập vào hệ sinh thái.
  • Miner có thể đào FET Token.
  • Fetch.AI là dự án nằm trong Binance Launchpad.
RELEVANT SERIES