Fiamma: Mạng lưới xác thực tương thích máy ảo BitVM2

Fiamma là gì?
Fiamma là mạng lưới xác thực Web3 ứng dụng công nghệ ZKP và tương thích với máy ảo BitVM2. Nói cách khác, Fiamma xây dựng cơ sở hạ tầng để xác minh tính đúng đắn của các giao dịch và tính toán phức tạp diễn ra trên các blockchain khác, ưu tiên Bitcoin và Ethereum.

Mục tiêu của Fiamma là tăng cường tính bảo mật và tính tương tác cho các blockchain. Đồng thời, Fiamma cũng phát triển cầu nối Fiamma Bđể tạo không gian tương tác liền mạch cho người dùng.
Tại thời điểm viết bài, Fiamma chưa tiết lộ thông tin tokenomics. Bài viết sẽ cập nhật ngay khi có thông báo.
Sản phẩm của Fiamma
Fiamma phát triển hai sản phẩm chủ đạo: Fiamma Chain - tập trung tăng cường bảo mật cho hai blockchain chính: Bitcoin và Ethereum và Fiamma Bridge - cầu nối chuyển đổi tài sản giữa các blockchain.
Ngoài ra, Fiamma cũng xây dựng các giao thức khác nhằm hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái Bitcoin bao gồm ZKP indexer và ZK Bridge.
Fiamma Layer
Fiamma Layer là giải pháp Layer 2 được xây dựng trên Cosmos SDK và triển khai BitVM2. Mạng lưới tận dụng công nghệ ZKP để xác minh các bằng chứng ZK và hoàn tất giao dịch trên mạng Bitcoin. Mục đích cốt lõi của Fiamma Layer là mở rộng phạm vi ứng dụng của công nghệ ZK trên Bitcoin, đồng thời tận dụng và kế thừa tính bảo mật vốn có của mạng lưới Bitcoin.
Thiết kế kiến trúc của Fiamma Layer theo mô hình modular, bao gồm các thành phần riêng biệt nhưng có khả năng tương tác lẫn nhau, tạo nên một hệ thống linh hoạt. Một số điểm nổi bật của Fiamma Layer:
- Xác minh ZKP trên Bitcoin: Fiamma Layer là bản triển khai đầu tiên của BitVM2, cho phép xác minh và hoàn tất các ứng dụng ZK trực tiếp trên Bitcoin, thừa hưởng tính bảo mật của mạng lưới này.
- Tính hoàn tất kép (Fast and Hard Finality): Cung cấp tính hoàn tất nhanh chóng (thông qua Cosmos SDK) và tính hoàn tất cứng (thông qua Bitcoin) để đảm bảo tốc độ và độ tin cậy. Trong đó:
- Tính hoàn tất nhanh: Đảm bảo giao dịch trên Fiamma Layer được xác nhận rất nhanh, thường chỉ trong vài giây. Điều này giúp người dùng có trải nghiệm mượt mà và hiệu quả, đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng cần tốc độ giao dịch cao.
- Tính hoàn tất cứng: Mang lại mức độ bảo mật và độ tin cậy cao. Khi một giao dịch đạt được "tính hoàn tất cứng", giao dịch đó được neo vào mạng lưới Bitcoin của Bitcoin và gần như không thể bị đảo ngược hay tấn công.
- Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí xác minh ZKP đáng kể (ước tính ~99%) nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình kiểm tra chữ ký và sử dụng cơ chế chứng minh gian lận.
Fiamma Bridge
Cầu nối Fiamma Bridge tận dụng khung công nghệ BitVM2 để hỗ trợ người dùng chuyển đổi tài sản cross-chain giữa Bitcoin và các blockchain khác như Ethereum, Solana… một cách liền mạch. Mục tiêu của Fiamma Bridge là mở rộng tính ứng dụng của token BTC trong không gian DeFi.

Tại thời điểm viết bài, Fiamma đang khởi chạy hệ thống tính điểm thưởng, cho phép người dùng sử dụng Fiamma Bridge để chuyển đổi token testnet sBTC từ Fiamma sang mạng Monad và ngược lại để kiếm 150 điểm/ngày.
Đội ngũ và nhà đầu tư Fiamma
Đội ngũ phát triển
Fiamma được dẫn dắt bởi một đội ngũ sáng lập có bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ blockchain. Đội ngũ thành lập Fiamma bao gồm:
- Yovela Luo: Đồng sáng lập Fiamma. Trước khi phát triển Fiamma, bà từng làm việc tại các tập đoàn công nghệ cả Web2 lẫn Web3 như Binance, Tencent, Citi Bank.
- Cyimon (Haiyang) Chen: Đồng sáng lập và CTO Fiamma. Ông sở hữu nền tảng kỹ thuật vững chắc qua thời gian làm việc ở Huawei, OlaVM Technology Ltd…
Nhà đầu tư
Ngày 4/12/2024, Fiamma huy động thành công 4 triệu USD tại vòng Seed. Vòng gọi vốn nhận được sự hậu thuẫn từ các quỹ đầu tư, do Lightspeed Action và L2IV Ventures dẫn đầu. Ngoài ra, vòng gọi vốn Seed của Fiamma còn có sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư uy tín khác, bao gồm: BOB, Astera Ventures, Contribution Capital…
Dự án tương tự
Zerobase: dự án cung cấp các thực thể ZK prover dành cho blockchain trên thị trường crypto với mục đích nâng cao tính bảo mật và khả năng mở rộng.