Tronscan là gì? Hướng dẫn sử dụng Tronscan
Tronscan thường được sử dụng cho một số mục đích như kiểm tra số dư ví, kiểm tra lịch sử giao dịch ví, kiểm tra Txn Hash... Đây đều là những tính năng rất cơ bản dành cho người chơi crypto, tuy nhiên, Tronscan còn nhiều tính năng thú vị và hữu ích khác. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về Tronscan và cách sử dụng nó tối ưu khi tham gia đầu tư crypto.
Tronscan là gì?
Tronscan là blockchain explorer của blockchain Tron - một công cụ tìm kiếm, tra cứu giao dịch diễn ra trên mạng lưới Tron. Tronscan cung cấp cho người dùng quyền truy cập và tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến giao dịch, hợp đồng, token… trên Tron.
Về bản chất, mọi dữ liệu như thông tin giao dịch và các hợp đồng thông minh được lưu ở trên blockchain Tron. Tronscan lấy những thông tin đó trên blockchain Tron và thể hiện chúng bằng những số liệu cụ thể hay biểu đồ.
Tronscan là một công cụ thứ ba, không phải sản phẩm của Tron Foundation. Hầu hết blockchain đều có bên thứ ba cung cấp blockchain explorer, ví dụ như: Ethereum có Etherscan, BSC có BscScan, Solana có Solscan.
Tại sao nên sử dụng Tronscan?
Tronscan là công cụ quan trọng để tìm kiếm và kiểm tra dữ liệu on-chain. Với người dùng trên mạng lưới Tron, Tronscan có thể được sử dụng với nhiều mục đích:
- Kiểm tra ví Tron (TRC): Chỉ với một địa chỉ ví, người dùng có thể nắm được các thông tin liên quan và biến động trong ví được tìm kiếm.
- Kiểm tra giao dịch trên Tron: Với Tronscan, người dùng sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về những gì đã xảy ra và các thành phần nào tác động lên một giao dịch. Ngoài việc giúp người dùng mở rộng kiến thức, những thông tin này cũng là bước đầu cho những chiến lược giao dịch trên Tron.
- Truy xuất thông tin ví thông qua TxID: Thông qua địa chỉ giao dịch, người dùng cũng có thể truy xuất địa chỉ ví, qua đó có cái nhìn rõ hơn về đối tượng đã tương tác.
- Kiểm tra hợp đồng thông minh (smart contract) của coin/token: Bất cứ coin/token nào đại diện cho dự án đều công khai hợp đồng thông minh của tài sản đó để người dùng dễ dàng kiểm tra và hạn chế tối đa trường hợp lừa đảo.
Cách hoạt động của Tronscan
Như đã nhắc ở trên, Tronscan hoạt động bằng cách lấy dữ liệu gốc (raw) có sẵn trên blockchain Tron, sau đó xử lý và thể hiện chúng dưới dạng con số/biểu đồ cụ thể và dễ nhìn. Để làm được điều này, Tronscan kết nối với blockchain Tron thông qua API.
Ngoài ra, ngoài việc cung cấp dữ liệu từ blockchain, mỗi blockchain explorer đều có thể cung cấp nhiều tính năng đa dạng khác. Ví dụ, trên Solana, ngoài các tính năng thường có, Solscan còn cung cấp thêm dữ liệu về NFT và sàn DEX.
Hướng dẫn đọc giao diện Tronscan
Truy cập Tronscan tại: https://tronscan.org
Trang chủ
Đây là giao diện của trang chủ Tronscan. Ở đây sẽ có 3 mục chính:
- Thanh tùy chọn: Đây là phần chính để chuyển đổi giữa các mục khác nhau trên website Tronscan. Cách sử dụng thanh tùy chọn sẽ được hướng dẫn bên dưới.
- Thanh tìm kiếm: Đây là nơi mọi người sẽ nhập địa chỉ ví, Txn Hash, Token… để tìm kiếm các thông tin cần thiết.
- Thông tin tổng quát: Dữ liệu chung về Tron sẽ hiện ngay giữa trang chủ Tronscan. Một số thông tin về token TRON (TRX), TVL của blockchain Tron, số giao dịch trong 24h... sẽ được cập nhật liên tục để người dùng có cái nhìn tổng quan nhất trước khi tìm kiếm những thông tin chuyên sâu hơn.
Ngoài ra, phía bên dưới Tronscan còn cung cấp nhiều dữ liệu và biểu đồ về thông tin các giao dịch đang diễn ra, số lượng giao dịch theo thời gian... Đây chỉ là một trong nhiều phần dữ liệu chất lượng mà Tronscan cung cấp và chọn lọc để đặt lên trang chủ. Cách tiếp cận toàn bộ số liệu và biểu đồ sẽ được đề cập bên dưới.
Thanh tùy chọn (Toolbar)
Thanh tùy chọn, hay Toolbar, là công cụ giúp người dùng chuyển đổi giữa các mục khác nhau trên website. Thanh tùy chọn của Tronscan có 7 mục:
- Home: Giao diện trang chủ của Tronscan.
- Blockchain: Mọi thông tin và dữ liệu từ blockchain Tron, bao gồm các thông tin về node, block, giao dịch, hợp đồng thông minh...
- Token: Dữ liệu on-chain của các token được phát hành (issue) trên blockchain Tron, bao gồm tổng cung, vốn hóa, số lượng holder, thanh khoản...
- Data: Thống kê dữ liệu và thể hiện chúng dưới dạng biểu đồ, hoặc tổng hợp lại những con số nổi bật nhất (ví dụ: số TRX được giao dịch trong vòng 1 giờ qua, số TRX được stake trong vòng 1 tháng...).
- Governance: Các hoạt động quản trị trên blockchain Tron.
- TRON ecosystem: Nơi chứa đường dẫn tới các sản phẩm chính trong hệ sinh thái Tron (SUN, Justlend...).
- More: Một vài tính năng phụ khác.
Hướng dẫn sử dụng Tronscan
Kiểm tra thông tin ví Tron
Tronscan cho phép người dùng kiểm tra thông tin của ví Tron, ví dụ như số token nắm giữ hay lịch sử giao dịch. Để kiểm tra, các bạn chỉ cần điền địa chỉ ví Tron của mình vào thanh tìm kiếm.
Dưới đây là ví dụ của một ví Tron ngẫu nhiên. Trong đó, ô bên trái Tronscan hiển thị những thông tin bao gồm:
- Account: Địa chỉ ví Tron.
- Total Assets: Tổng giá trị các token có trong ví.
- TRX Staked/Balance: Số TRX được stake so với số TRX có trong ví.
- Transactions: Tổng số giao dịch đã hoàn thành.
- Transfer: Số giao dịch vào/ra.
- Bandwidth: Lượng băng thông đã sử dụng. Mỗi giao dịch đều tiêu tốn băng thông, và tài khoản miễn phí chỉ được phép giao dịch tối đa 1,500 băng thông.
- Energy: Các giao dịch tương tác với hợp đồng thông minh trên Tron đều tiêu tốn năng lượng. Có thể nhận năng lượng bằng việc stake TRX.
- Votes: Số lần vote trong các đề xuất (proposal) của Tron governance.
- Claimable Voting Rewards: Số TRX có thể nhận được thông qua việc tham gia biểu quyết trong Tron governance.
Ở phía bên phải, Tronscan hiển thị tất cả token có trong ví, kèm theo số lượng và giá trị của chúng tại thời điểm hiện tại.
Ở phía dưới, có 7 mục chính:
- Transactions: Thông tin của tất cả giao dịch từng hoàn thành.
- Transfers: Thông tin của tất cả giao dịch chuyển token trên Tron.
- Internal Txns: Thông tin của tất cả giao dịch tương tác với hợp đồng thông minh (smart contract) ở trên Tron.
- Staking details: Thông tin của những lần stake TRX.
- Contracts published: Thông tin của những hợp đồng thông minh đã được tạo ra bởi ví này.
- Analysis: Thể hiện sự thay đổi của ví theo thời gian (số TRX trong ví, số lần chuyển token...).
- Account permission: Thông tin về những quyền hạn mà ví này có thể thực hiện (chuyển token, tạo token...).
Kiểm tra coin/token có trong ví
Các bạn có thể kiểm tra số lượng token có trong ví, giá hiện tại và giá trị tổng của chúng. Sau khi tìm kiếm địa chỉ ví mong muốn, thông tin trên được hiện ở cột bên phải.
Quản lý và theo dõi ví trên Tronscan
Để quản lý và theo dõi ví trên Tronscan, trước tiên bạn cần kết nối ví Tron của mình với Tronscan. Để làm điều này, bạn cần cài đặt ví Tronlink hoặc Ledger và tạo sẵn một ví. Sau đó, trên trang chủ Tronscan, chọn “Connect Wallet” ở phía trên bên phải màn hình.
Chọn loại ví bạn muốn kết nối và bấm “Connect”.
Chỉ vào dòng chữ số màu đỏ (địa chỉ ví) ở góc trên bên phải như trong hình.
Ở mục này, mọi thông tin về ví đều hiện lên để bạn có thể quản lý và theo dõi.
Tìm kiếm thông tin của coin hoặc token
Các bước tìm kiếm thông của coin hoặc token cũng tương tự như các bước kiểm tra thông tin ví Tron. Đầu tiên, điền địa chỉ của token bạn muốn tìm vào thanh tìm kiếm của Tronscan. Thông tin này có thể tìm thấy trên CoinGecko hay CoinMarketCap.
Ví dụ với USDT TRC-20, bạn sẽ nhận được những thông tin như sau:
Overview:
- Giá token.
- Total supply: Tổng lượng cung.
- Cirrculating supply: Lượng cung lưu hành hiện tại.
- Total market cap: Tổng giá trị vốn hóa (tính theo tổng lượng cung).
- Cirrculating market cap: Giá trị vốn hóa hiện tại (tính theo lượng cung lưu hành).
Basic info:
- Contract: Địa chỉ token.
- Issuer: Địa chỉ ví phát hành.
- Issuing time: Thời điểm phát hành token.
- Decimal: Mức độ phân chia.
- Links: Đường dẫn tới các trang web liên quan tới token.
More:
- Holders: Số lượng ví nắm giữ token.
- Total transfer count: Tổng số giao dịch liên quan tới token này.
- Transfers (24h): Số giao dịch liên quan tới token trong vòng 24h.
- Trading volume (24h): Khối lượng giao dịch trong vòng 24h.
- Liquidity: Tổng thanh khoản của token trên các DEX.
- Token transfer: Thông tin của từng giao dịch liên quan tới token.
- Token holders: Thông tin về những ví nắm giữ token (số lượng nắm giữ token, giá trị của số token đó, thị phần so với tổng cung...).
- Markets: Những nơi mua/bán token.
- Contract: Phần code liên quan tới hợp đồng thông minh của token.
- Analysis: Thể hiện sự thay đổi của token theo thời gian (lượng cung lưu hành, số lần giao dịch mỗi ngày...).
Kiểm tra giao dịch trên Tronscan bằng TxID
TxID là mã giao dịch. Mỗi giao dịch trên mạng lưới Tron sẽ có mã TxID riêng biệt. Với TxID, người dùng có thể kiểm tra lịch sử giao dịch trên blockchain Tron.
Để tra cứu lịch sử và thông tin giao dịch bằng TxID, các bạn chỉ cần copy và dán địa chỉ giao dịch vào thanh tìm kiếm. Tronscan sẽ trả lại kết quả dữ liệu về giao dịch đó rất chi tiết. Dưới đây là một số thông tin cơ bản:
- Hash: Mã giao dịch.
- Result: Kết quả giao dịch.
- Status: Trạng thái giao dịch.
- Confirmed SRs: Những bên tham gia vào việc xác nhận block.
- Block: Số khối tính đến thời điểm giao dịch được xác nhận.
- Time: Thời gian giao dịch hoàn thành.
- Resources Consumed & Fees: Chi phí Energy (năng lượng), Bandwidth (băng thông) và TRX để thực hiện giao dịch.
- From: Địa chỉ ví gửi.
- To: Địa chỉ ví nhận.
- Amount: Số lượng token gửi.
Xem dữ liệu của blockchain Tron
Tronscan cung cấp nhiều biểu đồ dữ liệu chất lượng với số liệu lấy từ blockchain Tron. Để xem dữ liệu của blockchain Tron, bấm vào mục “Blockchain” hoặc “Data” trên Thanh tùy chọn (Toolbar).
Ở đây Tronscan có khá nhiều lựa chọn, tùy theo dữ liệu bạn muốn tìm. Ví dụ với dữ liệu về các node, Tronscan cho phép xem blockchain Tron hiện tại đang có bao nhiêu node, số lượng node ở mỗi quốc gia, quốc gia nào có số lượng node nhiều nhất...
Cách lấy Tronscan API
Để lấy API của Tronscan, truy cập trang chủ của Tronscan, trỏ chuột vào “More” trên Thanh tùy chọn (Toolbar), sau đó chọn “Tronscan API”.
Xem các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Tron
Blockchain Tron có hệ sinh thái DeFi khá đa dạng và hoàn chỉnh. Người dùng hoàn toàn có thể truy cập trực tiếp vào các sản phẩm chính của hệ sinh thái Tron qua giao diện website của Tronscan.
Trên Thanh tùy chọn (Toolbar), trỏ chuột vào “Tron Ecosystem”. Một loạt sản phẩm của hệ sinh thái Tron sẽ hiện ra, điển hình như SUN hay JustLend.
Các tính năng phụ
Ngoài những tính năng chính trên, Tronscan cũng có nhiều tính năng phụ mà bạn có thể khám phá. Ví dụ, Tronscan còn cho phép người dùng đọc Whitepaper của blockchain Tron, truy cập vào forum của TronDAO, cung cấp kiến thức cho người mới...
Những tính năng này có thể được tìm thấy ở mục “More” trên Thanh tùy chọn (Toolbar).
Một số câu hỏi thường gặp với Tronscan
Có bắt buộc phải đăng ký tài khoản trên Tronscan?
Tronscan không bắt buộc người dùng đăng ký tài khoản. Trên thực tế, hầu hết các tính năng trên Tronscan có thể được sử dụng miễn phí mà không cần đăng nhập tài khoản hay ví. Tính năng tài khoản chỉ dành cho những người muốn sử dụng tài khoản có dán nhãn (Label Account).
Tronscan có an toàn không?
Như hầu hết các blockchain explorer khác, Tronscan an toàn với người dùng vì nó cung cấp dịch vụ miễn phí và không yêu cầu người dùng tương tác trực tiếp hay đăng nhập ví.
Tuy nhiên, việc sử dụng Tronscan vẫn có một số rủi ro, chẳng hạn trường hợp Tronscan bị hack. Gần đây có khá nhiều website bị hack frontend (như Coingecko), khiến cho việc tương tác với giao diện website cũng có rủi ro. Vì vậy, các bạn vẫn nên cẩn thận khi sử dụng Tronscan cũng như liên tục cập nhật về tình hình của dự án.
Tại sao giao dịch báo "Success" (thành công) trên Tronscan, nhưng tiền chưa về ví?
Nếu giao dịch đã báo “Success” trên Tronscan thì giao dịch của bạn đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, thường mất thêm một khoản thời gian để tài sản về và hiện trên ví , đặc biệt nếu bạn sử dụng ví của các sàn CEX như Binance.
Nguyên nhân do các sàn như Binance cũng có khâu xử lý và xác nhận thêm trước khi thực sự chuyển tài sản vào ví. Vì vậy, có thể bạn sẽ cần đợi một chúttrước khi tiền hiện trên ví , thường quy trình này chỉ tốn từ 3-5 phút.
Tronscan báo "Fail" (thất bại) thì xử lý thế nào?
Nếu Tronscan báo giao dịch “Fail” thì giao dịch của bạn đã không được thực hiện thành công. Tuy nhiên, tài sản của bạn vẫn còn nguyên, và bạn sẽ chỉ mất phần phí gas do thực hiện giao dịch.
Có nhiều lý do khiếnmột giao dịch bị “Fail”, vì vậy các bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi thực hiện lại giao dịch để tránh tốn thêm phí gas.
Ngoài Tronscan, blockchain Tron có explorer nào khác không?
Hiện tại, Tronscan là blockchain explorer đầu tiên và duy nhất của blockchain Tron.
Kết luận
Bài viết trên đã đưa ra các thông tin cơ bản về công cụ Tronscan – nơi cung cấp đầy đủ các dữ liệu giao dịch trên mạng lưới Tron. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng Tronscan để bổ trợ tốt nhất cho quá trình đầu tư của mình .
Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng, các bạn có thể comment ngay dưới bài viết này để đội ngũ Coin98 Insights có thể hỗ trợ sớm nhất.