SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Hiệu ứng 'người Trung Quốc rút tiền ăn Tết' có thể không diễn ra

Tết Nguyên Đán được diễn ra mỗi năm một lần theo lịch âm của các nước Đông Á, đây cũng là thời điểm có sự ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền điện tử nói chung. Tuy nhiên, năm nay điều này có thể không diễn ra.
Avatar
hangduong
Published Jan 19 2023
Updated Dec 13 2023
9 min read
thumbnail

Năm 2022, chúng ta đã chứng kiến làn sóng sụp đổ từ nhiều tổ chức/cá nhân trong ngành. Đây được xem là một năm khó khăn nhất trong gần 15 năm hình thành của crypto. Niềm tin trong các nhà đầu tư cũng vơi dần từ những sự kiện như FTX, Luna... Tình hình kinh tế cũng như giá trị tiền điện tử đã giảm mạnh. Chu kỳ cũ đã sắp sửa khép lại để đón chào một năm 2023 với nhiều kỳ vọng hơn.

Tuy vậy, lịch sử đã ghi nhận vào các dịp Tết Nguyên Đán, giá trị Bitcoin và nhiều đồng tiền mã hóa khác có xu hướng bị bán tháo. Mối lo ngại về hiệu ứng Tết ngày càng tăng cao, dẫn đến tâm lý tiêu cực trước thềm năm mới.

Những lần "đón Tết" của crypto 

Trung Quốc là cái nôi của Tết Nguyên Đán, là nơi có tỷ lệ dân số cũng như lượng máy đào Bitcoin lớn. Theo trang Kevin Rooke, chính phủ Trung Quốc nắm giữ hơn 194,000 đồng BTC, chiếm đến 0.9% tổng cung của Bitcoin (báo cáo từ năm 2021).

Sau cuộc đàn áp của chính quyền, nền công nghiệp khai thác tiền điện tử tại Trung Quốc dần suy giảm. Một số phải ngưng hoạt động và di tản đến các vùng lãnh thổ khác. Sự việc trên giúp tình trạng đào Bitcoin dần đi vào ổn định. Phân bổ các máy đào ở nhiều nước trên thế giới, giúp thị trường không bị làm giá. Quan trọng hơn, sự đàn áp trước một quốc gia sở hữu quá nhiều Bitcoin như Trung Quốc đã được hạn chế.

Tết là thời điểm xảy ra nhiều sự biến chuyển, đặc biệt là thị trường crypto. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi như kinh tế, chính trị, lượng cung cầu, tâm lý nhà đầu tư... tại những quốc gia sở hữu nhiều Bitcoin. 

Tết Nguyên Đán năm nay đến sớm hơn dự kiến và được diễn ra trong 3 ngày là 22, 23 và 24 tháng 1. Các khâu chuẩn bị cho Tết thường được dự đoán làm kích hoạt một loạt thanh lý trong thị trường, khi lượng mua giảm đi xu hướng tiền điện tử sẽ dần mất giá. Nói một cách dễ hiểu, Tết là dịp nhà đầu tư "cashout" để sắm Tết, hạn chế mua vào khiến thị trường có lực bán mạnh.

Theo số liệu được ghi nhận, vào những tuần trước Tết, tiền mã hóa có giá trị lớn thường giảm đáng kể. Ví dụ, năm 2019, giá Bitcoin đã giảm dần từ 3,900 USD xuống 3,300 USD trong thời gian diễn ra kỳ nghỉ lễ. 

Trước Tết 2020, giá Bitcoin cũng giảm sâu dưới ngưỡng kháng cự 8,300 USD, và hồi phục về mức 8,500 USD. Tuy nhiên, lịch sử không lặp lại lần hai, giá Bitcoin đã giảm mạnh hơn trong ngày thứ ba. 

giá btc tết 2023
Giá Bitcoin giai đoạn Tết 12/02/2021 - 15/02/2021 (theo CoinGecko)

Năm 2021 được xem là năm huy hoàng của Bitcoin, sự cuồng nhiệt của nhà đầu tư tăng cao khi giá trị tiền mã hóa đạt 32,000 USD đến đỉnh điểm 48,000 USD. Tuy nhiên, sự tăng trưởng trên đã bị cản bước, giá Bitcoin rơi về mức 46,200 USD cùng với nỗi thất vọng của nhiều nhà đầu tư.

Với những cú rơi tưởng chừng mất trắng, nhiều người lựa chọn đầu tư theo xu hướng cũ. Họ quyết định bán Bitcoin trước Tết thay vì chịu thua lỗ như quá khứ. Tuy nhiên vào năm 2022, sau khi giảm về 37,000 USD, Bitcoin bùng nổ tăng trưởng đến 39,000 USD khiến nhiều nhà đầu tư “vò đầu bứt tóc” khi đã bỏ lỡ cơ hội. 

tâm lý nhà đầu tư khi giá giảm
Tâm lý nhà đầu tư chứng kiến thị trường giảm giá

Sự hưng phấn dẫn đến tâm lý FOMO, nhiều người quyết định nhảy vào “cuộc chơi" mặc cho Tết đã cận kề. Lịch sử một lần nữa lặp lại, Bitcoin giảm mạnh về ngưỡng 36,500 USD vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ. “Chuyện xui rủi đâu ai muốn” là câu cửa miệng của nhiều nhà đầu tư lúc bấy giờ.

Tiền mặt là vua trong dịp Tết!?

Do nhu cầu sử dụng tiền mặt vào các dịp cận Tết thường cao hơn bình thường, do đó, xu hướng đổi rút tài sản tiền điện tử cũng nhiều hơn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng Tết Nguyên Đán hằng năm. 

Nhiều doanh nhân Trung Quốc có xu hướng bán tiền điện tử và quy đổi chúng sang tiền mặt để lưu trữ, Alex Zou, phó chủ tịch của ví điện tử Cobo có trụ sở tại Trung Quốc kể. Xu hướng này tương tự cách người Mỹ kiếm lợi nhuận từ việc nắm giữ cổ phiếu trước Giáng sinh, ông chia sẻ thêm.

Theo Felix Wang, Giám đốc điều hành và đối tác của công ty Hedgeye, mọi người thường có truyền thống tặng tiền may mắn cho nhau đầu năm mới, phong tục trên được gọi là lì xì. Vì thế, tiền mặt đẹp và mới sẽ được ưu tiên sử dụng cho các dịp này. 

Thanh khoản là mối quan tâm hàng đầu vào những kỳ lễ Tết, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn đóng cửa thay vì hoạt động xuyên suốt. Nhiều người lao động cuối năm còn bị sa thải do vấn đề cắt giảm nhân sự. Đối với các nước đông dân số như Trung Quốc, Hàn Quốc... tình trạng trên khả năng cao còn nhiều hơn những nước đang phát triển.

Người dân không có việc làm, cùng tâm lý tận hưởng khiến nhu cầu dùng tiền mặt ở các nước phương Đông tăng lên. Người người nhà nhà phải bán tài sản để đổi lấy tiền mặt nhằm chi trả chi phí sinh hoạt do thiếu hụt nguồn thu.

Theo báo cáo từ Coindesk Research, khối lượng giao dịch trên các sàn tập trung như Binance, Huobi và OKEx giảm đáng kể trong hai năm qua. Thanh khoản giảm, hoạt động rút tiền tăng, thị trường bị ảnh hưởng và biến động giá cao hơn. 

khối lượng giao dịch theo tuần
Khối lượng giao dịch theo tuần của sàn Binance, Huobi và OKEx (theo CoinDesk)

Các hoạt động làm giá thường được diễn ra trong giai đoạn này, biểu đồ giá trị trong crypto phản ánh nên tâm lý chung của đám đông. Hầu hết, nhà đầu tư lớn (còn gọi là cá voi) thường sẽ đi ngược lại với tâm lý số đông, giá thay đổi theo sự dịch chuyển của dòng tiền. Những trường hợp “trắng tay” cũng từ đây mà ra, coin giảm nhà đầu tư lo sợ và bán tháo, số còn lại phải chịu cảnh thanh lý vì nghiện sử dụng đòn bẩy.

Tết 2023 có thể khác

Nhiều nhà phân tích cho rằng, thị trường có khả năng sẽ tăng lại ngay sau Tết, do tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc (từ 10/2020) tăng nhẹ. Họ khẳng định những lo ngại của nhà đầu tư sẽ phần nào được giảm bớt thông qua tin tích cực này.

Sau thời gian dài “ngủ đông", vào ngày 12/01/2023, Bitcoin và altcoin tăng trở lại đã khiến nhiều người phấn khích, một số người gợi ý rằng đây là cơ hội để làm giàu trong dịp Tết này. 

crypto tết nguyên đán 2023
Giá Bitcoin giai đoạn cận Tết 2023 (theo CoinGecko)

Nhưng liệu đây có là cái bẫy như năm 2022?

Thật vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng, vẫn còn quá sớm để nhận định được điều gì, khuyến khích mọi người hãy cẩn tắc vô ưu. Các lập luận trên phần nào đã xoa dịu được tâm lý lo lắng của đám đông trong nhà đầu tư, minh chứng bằng chỉ số sợ hãi (fear & greed index) đang ở mức bình ổn. 

chỉ số tham lam và sợ hãi
Chỉ số tham lam và sợ hãi trong crypto (theo Alternative)

Tính đến nay, thị trường gấu đã chiếm ưu thế trong 415 ngày, được xem là dài nhất trong lịch sử Bitcoin. Tuy vậy, một chu kỳ tăng trưởng mới được đông đảo nhà đầu tư mong mỏi. 

Trong quý I/2023, Carol Alexander, Giáo sư tài chính Đại học Sussex cho rằng giá Bitcoin có thể trở lại mức 30,000 USD và tăng mạnh sau đó. “Thị trường sẽ tăng có kiểm soát hơn chứ không phải nhảy vọt như trước", Alexander chia sẻ thêm. 

Tim Drapper, người đầu cơ Bitcoin, có nhận định khá lạc quan về thị trường từ năm 2022 và dự định vẫn sẽ dùng dự đoán đó cho năm này. Ngay cả khi chứng kiến sự sụp đổ của FTX, ông vẫn có niềm tin mãnh liệt về crypto. 

Nhưng việc dự đoán giá Bitcoin sẽ vô ích khi biên độ dao động của tiền điện tử rất lớn, và chúng cũng là những thị trường có rủi ro cao, nhà phân tích tài chính tại AJ Bell, Laith Khalaf cho hay. Diễn biến thị trường khó lường đi kèm tâm lý con người dễ bị thay đổi, dẫn đến thị trường đảo chiều là điều dễ hiểu. 

Hệ sinh thái tiền điện tử đang phát triển nhanh chóng, giai đoạn mới năm 2023 là một chu kỳ đáng mong đợi. Nhưng bản chất không thể đoán trước của tiền mã hóa sẽ khó có câu trả lời chính xác khi nào giá ngừng giảm, nhà nghiên cứu cao cấp Madeline Hume của Morningstar cho biết. 

RELEVANT SERIES