Amber avatar
Coin98 Insights
Nơi chia sẻ tất cả những kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao, kinh nghiệm đầu tư Bitcoin và các hình thức đầu tư tiền điện tử khác.

Miner Extractable Value (MEV) là gì? Giải pháp và xu hướng dòng tiền

Bài viết giải thích về MEV là gì và những tác động của Miner Extractable Value cũng như các giải pháp để giải quyết vấn đề nan giải này.
Amber avatar
Duy Nguyen
7 min read
Published Apr 12 2021
Updated Jun 18 2024
mev là gì

MEV là gì?

MEV (Miner Extractable Value) có thể hiểu là lợi nhuận mà thợ đào kiếm được nhờ việc lợi dụng quyền hạn của mình. Thợ đào không cần xử lý giao dịch theo thời gian người dùng đưa lệnh on-chain mà họ có thể ưu tiên những giao dịch trả mức phí cao hơn. Điều này vô hình chung đã tạo điều kiện để thợ đào bòn rút người dùng thông qua việc sắp xếp thứ tự giao dịch để kiếm lời nhất cho bản thân. Hậu quả là phí giao dịch trong mạng lưới và độ trượt giá tăng cao.

mev là gì
Ví dụ về MEV

Tuy nhiên, đó là định nghĩa xưa về MEV. Hiện tại MEV được viết lại là Maximal Extractable Value, tức là giá trị thu được từ việc nhìn thấy giao dịch trên mempool.

advertising

Ví dụ: Bạn thấy cơ hội giao dịch chênh lệch giá lợi nhuận 500 USD, bạn trao đổi thành công và trả cho thợ đào 5 USD chi phí, thì MEV được tính là 500 - 5 còn 495 USD.

Những loại hình MEV

Tuy nói MEV mang lại lợi ích cho miners, nhưng thực tế hầu hết các loại hình MEV hiện tại đến từ các bots của bên thứ ba (do đó xuất hiện thêm định nghĩa về Maximal Extractable Value). Miners với vai trò là người xác nhận giao dịch cuối cùng sẽ có quyền chọn giao dịch để thêm vào block.

Đặc điểm của MEV là người dùng thường không thấy những tác động của chúng cho đến khi giao dịch được thực hiện xong. Những tác động có thể kể đến như phí gas tăng hoặc độ trượt giá lớn hơn thông thường.

Có 2 loại MEV phổ biến nhất:

Exchange Arbitrage

Loại MEV cơ bản và được thấy nhiều nhất đến từ các bots giao dịch chênh lệch giá của những bên thứ ba. Các bots đó sẽ tìm kiếm cơ hội chênh lệch giá giữa 2 hay nhiều sàn giao dịch sau đó thực hiện việc mua thấp ở sàn này và bán cao ở sàn kia.

Với việc DeFi ngày càng phát triển cùng với sự xuất hiện của hàng loạt sàn giao dịch mới, các cơ hội giao dịch chênh lệch giá cũng nhiều hơn từ đó làm tăng sự cạnh tranh giữa các bots. Vì miners ưu tiên những giao dịch trả phí cao, điều này dẫn đến việc các bots đẩy mức phí lên cao.

Mặc dù điều này có có mặt tốt là giúp giá token cân bằng giữa các sàn nhưng mặt trái, chúng khiến mạng lưới tắc nghẽn vì có một lượng lớn giao dịch từ bots và đẩy phí gas lên cao.

Exchange Front-running

Một loại hình khác tác động trực tiếp đến người dùng là exchange front-running bot, các bot này có thể giám sát những giao dịch lớn đang chờ được xử lý trên mempool và tận dụng chúng để kiếm lời.

Ví dụ: Một lệnh giao dịch 1 triệu đô đang được đặt trong mempool, bot phát hiện ra và đưa một giao dịch khác với phí gas cao hơn, giao dịch của bot được thực hiện trước và gây trượt giá dẫn đến việc người swap nhận lại được ít tài sản hơn. Sau cùng bot  được mức giá hời hơn để bán tài sản của mình.

Tương tự, các exchange front-running bots cũng cạnh tranh với nhau và đưa ra mức gas cao mà vẫn mang về lợi nhuận (bidding war) ⇒ ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới.

Hai loại hình trên đại diện cho các loại MEV phổ biến nhất hiện nay, thực tế vẫn còn nhiều loại hình khác có ảnh hưởng khác nhau cho người dùng. Miners chỉ cần lựa chọn những cơ hội tạo cho họ lợi nhuận lớn nhất.

Ở vị thế của một DeFi users, việc phải giao dịch với chi phí quá đắt đỏ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng và các chiến lược tìm kiếm cơ hội trên hệ sinh thái Ethereum.

Một lưu ý khác là trong khi bots chỉ có thể thay đổi thứ tự giao dịch bằng cách trả phí gas thật cao, miners có thể điều chỉnh và thêm giao dịch của chính họ vào block hoàn toàn miễn phí.

Giải pháp

Để khắc phục những nhược điểm của mạng lưới Ethereum, ta cần những giải pháp giải quyết trực tiếp cốt lõi vấn đề, đó là khả năng lựa chọn giao dịch được thêm vào block của miners. 

Một số giải pháp nổi bật hiện nay bao gồm: (1) Đề xuất EIP-1559, (2) Flash bots, (3) Chainlink FSS.

Đề xuất EIP-1559

Đề xuất cải tiến Ethereum EIP-1559 giới thiệu một khái niệm mới là Base Fee - đại diện cho khoản phí tối thiểu phải trả cho một giao dịch

EIP-1559 giải quyết vấn đề:

Làm cho phí giao dịch dễ dự đoán hơn.
Giảm sự chậm trễ trong việc xác nhận giao dịch.
Cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tự động hóa hệ thống đặt giá thầu.

Flashbots

Thay vì để các bots cạnh tranh phí gas, Flashbots lợi dụng việc miners có thể thêm giao dịch của mình vào block một cách miễn phí, dự án tạo ra một cánh cổng kết nối trực tiếp với miners. Các bots sẽ trả giá trực tiếp với miners để thêm giao dịch của mình vào block.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến phí gas giảm dạo gần đây, ở biểu đồ dưới ta thấy lượng giao dịch với 0 Gas đang tăng lên đáng kể. Với việc tạo ra lợi ích cho cả phía người dùng và miners, ta hoàn toàn có thể kỳ vọng phí gas sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

mev flashbots
% blocks chứa ít nhất 1 giao dịch với phí gas bằng 0

Mặc dù đây là một cách hay và hiệu quả để giảm phí gas, nhưng việc thỏa hiệp với và trả giá trực tiếp với miners không phải là cách làm hay về lâu dài.

Chainlink FSS

Chainlink FSS là giải pháp áp dụng oracle để xác định thứ tự giao dịch được submit on-chain từ đó làm giảm ảnh hưởng của MEV tới mạng lưới nhờ chiến lược “first come first serve”.

Giải pháp FSS có thể áp dụng mà không cần thay đổi cấu trúc base layer của blockchain và hoàn toàn tương thích với ví của người dùng.

mev 4
Ví dụ về Chainlink FSS

Lời kết

MEV là một trong những vấn đề nan giải nhất của blockchain và hiện tại vẫn chưa được giải quyết, tuy nhiên trong ngắn hạn những dự án như Flash bots đang thực sự hiệu quả tới việc giảm phí gas.

Bản thân blockchain Ethereum là blockchain có nhiều đột phá, lượng dapps và user base lớn nhất ở thời điểm hiện tại. Với những đặc điểm mà mạng lưới mang lại, nếu phí gas giảm xuống dưới 40 hay thậm chí 30 thì khả năng dòng tiền đang tìm kiếm yield ở các chain khác sẽ quay lại Ethereum.