OPEC+ cắt giảm sản lượng ảnh hưởng thế nào tới quyết định tăng lãi suất của FED?
OPEC+ bất ngờ đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng
Theo Reuters, vào ngày 2/4/2023, nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ bất ngờ ra quyết định cắt giảm sản lượng đi 1.16 triệu thùng một ngày. Bên cạnh đó, OPEC+ cũng đưa ra kỳ vọng mục tiêu sẽ tiến tới cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu một ngày vào cuối năm 2023.
Việc cắt giảm sản lượng sẽ chính thức có hiệu lực kể từ tháng 5/2023 đến hết năm 2023.
Tính đến tháng 1/2023, các quốc gia OPEC+ đang có mức sản lượng 44.29 triệu thùng một ngày. Như vậy, mức cắt giảm kể trên tương đường với 2.6% tổng sản lượng hiện tại.
Giá dầu crude sau đó đã có phản ứng tăng khoảng 7% lên mốc 80 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 3/4/2023.
Xu hướng tăng trở lại của giá dầu có thể sẽ khiến chỉ số lạm phát trên nhiều quốc gia tiếp tục duy trì ở mức cao.
Giá dầu (crude) giảm khoảng 40% từ mức trên 120 USD/thùng xuống dưới 70 USD/thùng đã góp phần kiềm chế lạm phát tại Mỹ.
Việc cắt giảm sản lượng sẽ góp phần chặn đứng đà giảm của giá dầu khiến cuộc chiến chống lạm phát cùa FED trở nên khó khăn hơn.
Theo đó, các cuộc tranh luận về việc liệu FED có tiếp tục tăng lãi suất thêm 0.25% trong cuộc họp tháng 5 không đã diễn ra.
Nhà đầu tư đang chia làm hai phe với 49% dự đoán FED sẽ không tăng lãi suất và 51% theo chiều ngược lại.
Do đó, thị trường vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc giá dầu sẽ gây ảnh hưởng như nào tới quyết định tăng lãi suất của FED
Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều ngân hàng tại Mỹ chứng kiến khó khăn về thanh khoản thì việc đẩy lãi suất lên cao hơn sẽ khiến nền kinh tế đi vào trì trệ hơn nữa.
Mặt khác, phản ứng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lại không cho thấy xu hướng tiêu cực sau tin tức này.
Dựa trên dữ liệu từ thị trường trái phiếu cho thấy, nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng về viễn cảnh FED sẽ sớm dừng tăng lãi suất.
Xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ củng cố hơn nữa luận điểm này.
Bên cạnh đó, số liệu kinh tế vĩ mô tiêu cực của Mỹ trong tuần khiến cho kỳ vọng giá dầu tăng mạnh bị kìm hãm.
Cụ thể, các chỉ số như chỉ số sản xuất PMI, số liệu việc làm hay số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đều diễn biến tiêu cực. Điều này biểu thị rằng, nhu cầu dầu cho sản xuất cũng như tiêu dùng của thị trường Mỹ sẽ không cao, tác động khiến giá dầu và lạm phát gia tăng.
Do vậy, dù vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về kết quả cuộc họp trong tháng 5, nhưng có vẻ thị trường đang không dành sự quan tâm nhiều tới tin tức của OPEC+ kể trên.
Bitcoin tiếp tục duy trì xu hướng biến động đồng pha với vàng?
Vào ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức gia nhập NATO khiến tình hình chính trị giữa Nga và các nước phương Tây càng trở nên căng thẳng.
Giá vàng ngay sau đó đã tăng vượt mốc 2,000 USD/ounce. Bitcoin theo đó cũng chạm mốc 29,000 USD trước khi quay lại vùng giá 28,000 USD. Có thể thấy rằng xu hướng biến động đồng pha của Bitcoin với vàng tiếp tục diễn ra.
Tìm đọc thêm: Không còn là “cổ phiếu công nghệ", Bitcoin đang tìm lại bản chất
Tuy vậy, các chỉ số chứng khoán của Mỹ kể từ khoảng ngày 20/3/2023 trở lại đây cũng có xu hướng tương quan dương trở lại với vàng và Bitcoin.
Dường như sự sụt giảm của đồng USD (biểu thị bởi chỉ số DXY) là nguyên nhân chính khiến cho các lớp tài sản này lần lượt có sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, hiện tại dòng tiền chính trên thị trường tài chính vẫn đang tập trung đổ vào lớp tài sản tiền tệ thông qua các quỹ tiền tệ (money market fund).
Ngược lại, dòng tiền vẫn đang có xu hướng rút ra khỏi thị trường cổ phiếu (equity).
Mặt khác, vào ngày 5/4/2023, Michael Saylor công bố đã mua thêm Bitcoin. Đây là một cột mốc đánh dấu cho sự quan tâm trở lại của giới đầu tư truyền thống với Bitcoin và crypto.
MicroStrategy has acquired an additional 1,045 #bitcoin for ~ $29.3M at an average price of $28,016 per bitcoin. As of 4/4/2023 @MicroStrategy holds 140,000 bitcoin acquired for ~$4.17 billion at an average price of $29,803 per bitcoin. $MSTR https://t.co/IBufTxalnv
— Michael Saylor⚡️ (@saylor) April 5, 2023
Trong thời gian tới, nhà đầu tư crypto nên chú ý tới xu hướng tương quan của Bitcoin với hai loại tài sản là vàng và cổ phiếu để phục vụ quá trình đầu tư.
Một vài rủi ro đối với hai loại tài sản này có thể kể tới như sau:
- Đối với vàng: các câu chuyện rủi ro địa chính trị có thể nguội bớt. Tuy nhiên trong 6 tháng tới, khi các nước thành viên NATO đưa ra quyết định chính thức với đơn xin gia nhập từ Thuỵ Điển thì có thể vàng sẽ có một đợt tăng trở lại.
- Đối với chứng khoán: Xu hướng dòng tiền hiện tại không tích cực đối với sự tăng trưởng của chứng khoán. Bên cạnh đó, hiện tại làn sóng sa thải kết hợp với nhu cầu sản xuất tiêu dùng giảm cũng khiến kết quả kinh doanh của các công gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, nếu các câu chuyện nổi bật trong thị trường crypto như Ethereum Shanghai hay Layer 2 không đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư thì chúng ta cũng cần xem xét tới các rủi ro kể trên để đưa ra được phương án phòng ngừa phù hợp.