Không còn là “cổ phiếu công nghệ", Bitcoin đang tìm lại bản chất
Bitcoin chỉ là một loại “cổ phiếu công nghệ”
Vào giai đoạn 2020 - 2022, thị trường crypto chứng kiến làn sóng gia nhập của nhiều tổ chức tài chính truyền thống cùng rất nhiều quy định pháp lý liên quan. Điều này góp phần làm gia tăng thanh khoản và giúp crypto trở nên phổ biến hơn với đại chúng.
Theo đó, các tổ chức đầu tư truyền thống có thể đã áp dụng các kiến thức và mô hình đầu tư đối với cổ phiếu (đặc biệt là cổ phiếu công nghệ) vào Bitcoin và crypto. Nhiều khả năng, đây là nguyên nhân dẫn tới trong khoảng thời gian này, mức độ tương quan giữa crypto và cổ phiếu (đại diện với chỉ số S&P500) là rất lớn.
Bên cạnh đó, dữ liệu lịch sử cho thấy có một mối liên hệ nhất định giữa BTC, crypto và DXY.
Do đó, trong khoảng thời gian kể từ khi FED thực hiện nới lỏng tiền tệ và thắt chặt trở lại (từ 2020 - 2023), các nhà đầu tư trên thị trường cũng rất chú ý tới thông tin về các cuộc họp của FED. Do các chính sách tiền tệ tác động trực tiếp tới biến động DXY nên xu hướng này là hoàn toàn có cơ sở.
Do đó việc so sánh Bitcoin với cổ phiếu càng được hợp lý hoá bởi cả hai lớp tài sản đều chịu ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô cơ bản giống nhau.
Bên cạnh đó, Bitcoin được truyền thông với rất nhiều các đặc tính liên quan tới công nghệ cùng với yếu tố đầu cơ mạnh, do đó nhiều tờ báo đã so sánh tài sản này với cổ phiếu của các công ty công nghệ.
Bài báo kể trên cũng nhấn mạnh rằng “Bitcoin acts more like a tech stock and less like gold”
Điều này hoàn toàn đi ngược lại mục đích ra đời ban đầu của Bitcoin.
Bitcoin đang tìm lại bản chất
Tuy nhiên trong thời gian từ đầu tháng 3/2023 trở lại đây, Bitcoin lại đang có xu hướng biến động lệch pha với cổ phiếu công nghệ và đồng pha với vàng.
Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm do các tác động tiêu cực từ các sự kiện ngân hàng gặp khó khăn (như SVB hay Credit Suisse), Bitcoin cùng với vàng lại chứng kiến sự tăng trưởng.
Bên cạnh đó, trong sự kiện SVB phá sản, Circle - công ty phát hành đồng USDC cũng đã phải chịu rủi ro tổn thất tới 3.3 tỷ USD (tương đương với 8% tổng cung USDC tại thời điểm đó).
Do đó, vào ngày 11/03/2023, giá USDC đã giảm đột ngột và mất mốc 1 USD.
Vào thời điểm đó, cộng đồng Twitter đã kêu gọi nhà đầu tư chuyển qua các loại tài sản khác như USDT hay ETH hoặc BTC để phòng ngừa rủi ro.
If you hold USDC do you:
— Santiago R Santos | #9159 (@santiagoroel) March 10, 2023
A) Swap to USD & withdraw to bank (are they solvent next week?)
B) Swap to major (ETH/BTC) & take market risk
C) Hold USDC
Everyone in crypto is doing this calculation rn
Và kể từ khi USDC mất peg, giá Bitcoin đã có mức tăng trưởng khoảng 35%.
Hơn nữa sau khi thông tin về tổng thống Nga, ông Vladimir Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ra lệnh bắt giữ vào ngày 17/03/2023 được đưa ra, Bitcoin cùng với vàng đều tăng giá.
Từ trước tới nay, vàng vẫn được giới đầu tư coi là tài sản phòng ngừa rủi ro hệ thống kinh tế và địa chính trị, do đó xu hướng diễn biến cùng chiều của Bitcoin với vàng cho thấy Bitcoin cũng sở hữu đặc tính này.
Trong quá khứ, vào thời điểm xảy ra sự kiện xung đột giữa Nga và Ukraine, giá Bitcoin cũng có phản ứng tương tự.
Do đó Bitcoin trong một số thời điểm vẫn có tính chất tương tự như vàng - một loại tài sản nằm ngoài kiểm soát của chính phủ và là công cụ phòng ngừa rủi ro kinh tế địa chính trị.
Điều này có ý nghĩa như nào đối với thị trường crypto?
Việc giá Bitcoin đôi khi biến động theo xu hướng của vàng đồng thời sở hữu đặc tính đầu cơ (rủi ro cao lợi nhuận lớn) của cổ phiếu công nghệ sẽ mang lại lợi ích:
- Lợi ích đa dạng hoá danh mục của Bitcoin được duy trì từ đó thu hút nhiều dòng tiền đầu tư tổ chức hơn.
- Khối lượng giao dịch tăng do Bitcoin sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều câu chuyện hơn (dẫn tới các biến động diễn ra thường xuyên hơn) trên thị trường tài chính.
Đây là một nền móng vững chắc cho sự tăng trưởng trong dài hạn của crypto.
Bên cạnh đó, dưới áp lực từ việc hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn hiện tại, FED cũng đang dần giảm tốc độ tăng lãi suất và có thể sẽ cần phải nới lỏng tiền tệ trở lại.
Khi đó, áp lực thắt chặt thanh khoản lên các lớp tài sản sẽ được giảm bớt. Đây cũng là một tín hiệu tích cực đối với thị trường crypto.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, thị trường tài chính nói chung vẫn đang cho thấy sự khó khăn dựa trên cơ sở FED vẫn đang giữ kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán và chưa có kế hoạch hạ lãi suất. Bên cạnh đó, vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện tại vẫn đang được nhà đầu tư đặt nhiều câu hỏi. Vì vậy, việc giải ngân mạnh trong thời điểm hiện tại vẫn cần đặt yếu tố rủi ro lên trên lợi nhuận.