SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động FTX token (FTT)

Phân mô hình FTX Token để hiểu về cơ chế hoạt động của từng sản phẩm của sàn FTX và cách tạo ra giá trị cho đồng FTT token.
vidang
Published Aug 16 2021
Updated Jan 18 2023
16 min read
thumbnail

Tổng quan về FTX và FTT token

FTX

Vào ngày 10/11/2022, sàn FTX thông báo ngưng xử lý rút tiền của người dùng, đồng thời đề nghị người dùng không nạp tiền vào sàn FTX. 

Chi tiết về sự việc: binance "giải cứu" FTX: Toàn cảnh drama giữa Binance và FT

FTX là một trong những sàn giao dịch có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thời gian gần đây, sàn giao dịch này đã tạo dựng tên tuổi trên thị trường bằng cách bổ sung nhiều tính năng mới với tốc độ nhanh chóng như fractionalized stock, leverage token, pridiction market, indexed token, hợp đồng phái sinh có kì hạn,...

Infographic về tổng quan FTX

FTX cũng có sự hậu thuẫn của Alameda Research, cả hai đều do Sam Bankman-Fried (SBF) thành lập. Alameda là công ty giao dịch tiền điện tử định lượng AUM trị giá ~ 100 triệu đô la, là nhà tạo lập thị trường quan trọng trên FTX. Trong vòng một năm kể từ khi ra mắt, Alameda đã là một trong những nhà cung cấp thanh khoản và nhà tạo lập thị trường lớn nhất trong thị trường Crypto, giao dịch lên đến 1 tỷ đô la mỗi ngày.

FTT token

FTT token là utility token của sàn FTX, 1 phần doanh thu của FTX sẽ được dùng để buyback & burn FTT token, đồng thời, FTT token cũng có nhiều ưu đãi, khuyến khích người dùng nắm giữ và staking FTT.

Bài viết này ngoài giúp anh em hiểu về giá trị của FTT, mình sẽ giải thích thêm về chiến lược giá FTT, khiến giá FTT tăng mạnh. Anh em tham khảo để có thêm góc nhìn trong đầu tư.

Các sản phẩm của FTX

FTX được phát triển với mục tiêu là sàn giao dịch phái sinh dành cho các trader chuyên nghiệp. Vì vậy, từ những ngày đầu, các sản phẩm của FTX thường tập trung về các sản phẩm phái sinh, thay vì thị trường giao ngay như các sàn khác.

Futures

Hiện trên FTX đang có hơn 140+ cặp giao dịch hợp đồng tương lai, bao gồm các hợp đồng định kỳ và cả hợp đồng vĩnh viễn.

Đây là thị trường tạo ra nhiều doanh thu nhất cho FTX, và FTX tạo ra sự khác biệt trên thị trường phái sinh so với các bên khác bằng 2 cách:

  • Khả năng thanh khoản: FTX có sử dụng backstop liquidity, 1 bộ thanh khoản giúp tài khoản người dùng không bao giờ bị âm, điều mà thường xuyên xảy ra ở các sàn giao dịch khác. Tính năng này được hỗ trợ lớn nhờ nhà tạo lập thị trường Alameda Research.
  • Đa dạng sản phẩm: Ở FTX, anh em không chỉ giao dịch được rất nhiều cặp token, anh em còn có thể giao dịch các Index (UniswapIndex, DeFi, Bluechip, Midcap,...), các biến động (BTC volitile,...),.... Các sản phẩm này hầu như chỉ có ở FTX, giúp anh em đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đồng thời, nó cũng phù hợp với những trader chuyên nghiệp, những người hiểu rõ thị trường.
  • Tiện lợi, dễ sử dụng: Đây là trải nghiệm cá nhân của mình khi sử dụng sản phẩm của FTX, sự tiện lợi, dễ sử dụng được thể hiện qua 2 tính năng:
    • Quản lí tài khoản thông qua các Sub account: Điều này giúp anh em dễ dàng quản lý vị thế, đồng thời tránh bị thanh lý các tài sản khác.
    • Cho phép nhiều loại tài sản làm tài sản thế chấp: FTX hỗ trợ nhiều loại tài sản spot làm tài sản thế chấp, đồng thời, vị thế lời/lỗ hiện tại cũng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp, giúp tối đa hóa nguồn vốn hơn.

Spot

Thị trường giao dịch phái sinh, FTX tất nhiên cũng có hỗ trợ giao dịch spot với hơn 50+ tài sản được giao dịch.

Leverage token

Leverage token là một dạng token đòn bẩy, kết hợp giữa Spot Trading + Margin trading, giúp anh em có thể kiếm lợi nhuận cao trong thời gian ngắn mà không bị rủi ro thanh khoản.

FTX là công ty đầu tiên phát triển Leverage token, hiện đang cung cấp Leverage token cho nhiều dự án lớn. 

IEOS

IEOs là nơi để các sàn giao dịch hỗ trợ việc ra mắt token cho các dự án tốt. Đây là sản phẩm mà hầu hết các sàn đều có trong thời gian gần đây, nó đem lại rất nhiều lợi ích cho sàn:

  • Thu hút người dùng: Người dùng đến với sàn để mua IEOs.
  • Tạo lực cầu cho native token: Đa phần các sàn đều yêu cầu người dùng phải mua token sàn để tham gia IEOs.

Ngoài ra, với những sàn CEX có phát triển 1 hệ sinh thái riêng như Binance trên BSC, FTX trên Solana, thì IEOs còn là nơi giúp họ phát triển hệ sinh thái, vậy nên đa phần các IEOs trên FTX hiện nay đều là các dự án trên Solana.

Fun games

1 điều thú vị trên FTX là họ sẵn sàng chiều lòng người dùng tạo ra các game dự đoán vui vẻ và được khá nhiều người ủng hộ.

Game dự đoán thành công nhất là về vụ cá cược tổng thống Mỹ giữa Donald Trump và Joe Biden, FTX là sàn CEX duy nhất cho cá cược, và hàng chục triệu USD đã tham gia vào vụ cá cược này. Thậm chí, sau khi đã có kết quả chính thức, FTX còn mở 1 cuộc dự đoán rằng tổng thống Donald Trump có thể kiện thắng và dành lại chức tổng thống hay không.

1 ví dụ nữa là vụ cá cược giá SOL sẽ trên hoặc dưới 2$ sau 1 tháng, xuất phát từ 1 vụ tranh cãi giữa 1 trader nổi tiếng và Sam Bankman-Fried, tất nhiên kết quả của vụ cá cược anh em cũng biết ai sẽ thắng, và 1 meme nổi tiếng trong cộng đồng ra đời từ đây.

Các sản phẩm độc đáo khác của FTX

Ngoài ra, FTX còn có 1 số sản phẩm khác, không tạo ra quá nhiều doanh thu, nhưng nó thể hiện sự đa dạng, sự năng động và hết mình vì các trader của FTX:

(1) Options: Nếu trên Binance anh em chỉ có thể trở thành người mua Options, thì trên FTX anh em còn có thể trở thành người bán Options và có thể đặt mọi giá quote, strike price, thời gian,... Nhìn chung, có nhiều sự lựa chọn để mua bán Options trên FTX.

(2) Tokenized Stocks: Xuất phát từ nhu cầu đầu tư vào các cổ phiếu của Trader, FTX là sàn đầu tư tokenized các cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ với mã cổ phiếu đầu tiên là Tesla (TSLA). Hiện tại, trên FTX đã hỗ trợ giao dịch hơn 47+ cổ phiếu.

(3) FTX OTC: Đứng sau FTX là 1 trong những nhà cung cấp thanh khoản hàng đầu thị trường - Alameda Research, vì vậy hoạt động OTC trên FTX cũng rất nhộn nhịp và thu về cho FTX nhiều doanh thu.

FTX.US

Tất cả những sản phẩm mình nói ở trên, là đang nói về Ftx.com, sàn giao dịch FTX dành cho mọi người trên thế giới. Còn đối với 1 quốc gia có luật pháp nghiêm ngặt như Mỹ, FTX đã mở riêng 1 sàn giao dịch FTX.US để phục vụ riêng cho người dùng nước này.

FTX.US có khối lượng giao dịch khá thấp, chỉ bằng ~2% so với FTX.COM, tuy nhiên, không chỉ riêng FTX mà rất nhiều sàn CEX khác cũng rất muốn đến thị trường này. Đó là bởi vì ở đây có 1 lượng nhà đầu tư tổ chức rất lớn, những nhà đầu tư họ vì hệ thống pháp lí nên rất khó để đầu tư vào Crypto, đó là lí do Coinbase - sàn giao dịch Crypto có cơ sở pháp lí chặt chẽ nhất hiện nay được đánh giá rất cao, vốn hóa hiện tại của Coinbase đang là $60 tỉ USD, ngang với vốn hóa của Binance hiện nay dù có khối lượng giao dịch thấp hơn rất nhiều.

Việc FTX mở rộng thị trường sang Mỹ sẽ giúp công ty có cơ sở pháp lý rõ ràng và minh bạch hơn, tiếp cận được với tệp khách hàng tổ chức tại đây. 

Gần đây, FTX đã gọi vốn tới $900 M với định giá lên đến $18 B. Vậy nên rất có thể họ sẽ tiến hành IPO trong tương lai, đến lúc đó, FTX.US sẽ đóng vai trò là chủ thể được IPO sàn chứng khoán. 

Tổng lại, FTX là 1 sàn giao dịch có tốc độ phát triển rất nhanh và họ có lộ trình phát triển rất rõ ràng. Dưới đât là tổng quan về sàn FTX trong H1/ 2021, anh em đọc để hiểu thêm về sự phát triển của sàn này. 

Cách FTX tạo ra giá trị cho FTT Token

Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu về các sản phẩm của FTX, anh em có thể thấy sự sáng tạo và độc đáo của sàn giao dịch này. Tất cả sản phẩm trên đều cùng 1 mục đích, đó là tạo ra doanh thu, và 1 phần doanh thu sẽ được đưa vào FTT token.

Doanh thu của FTX

Cũng như các CEX token khác như HT, OKB, BNB,... FTT cũng có mối quan hệ mật thiết với doanh thu của FTX. Vậy hiện tại doanh thu của FTX đang bao gồm những nguồn nào?

FTX hiện có tổng cộng 4 nguồn chính:

  • Phí giao dịch: FTX sẽ thu 1 khoản phí khi người dùng giao dịch trên nền tảng này. Người dùng có thể trở thành VIP và được giảm phí giao dịch khi sở hữu 1 số lượng FTT và giao dịch 1 lượng đủ lớn.
  • Phí Leveraged Token: FTX thu phí dựa trên phí tạo và thu hồi Leverage token, ngoài ra còn có phí quản lí leverage token hằng ngày.
  • OTC: FTX cũng thu 1 khoản phí nhỏ trên thị trường OTC. Thị trường OTC trên FTX hiện có khối lượng giao dịch hàng trăm triệu USD mỗi ngày và đang tăng trưởng rất nhanh.
  • Phí khác: Các khoản phí từ các sản phẩm phụ như options, margin trading,...

Cơ chế burn

Từ nguồn doanh thu, đa phần các sàn CEX sẽ có chương trình buyback & burn định kỳ, để tạo ra giá trị cho native token. Cơ chế buyback & burn này sẽ có 2 lợi ích, đó là tạo ra lực mua cho native token và giảm lượng cung ngoài thị trường.

Sàn FTX với FTT token cũng có cơ chế như vậy, hiện tại, nguồn doanh thu dùng để mua và buyback sẽ đến từ 3 nguồn:

  • 33.3% phí từ tất cả thị trường trên FTX.
  • 10% lợi nhuận từ Quỹ bảo hiểm.
  • 3.5% phí khác trên FTX platform (OTC, Lending,...).

Cách FTX tạo ra giá trị cho FTT token

Ngoài việc Buyback & Burn, FTT có nhiều use case khác, tạo ra Buy demand cho FTT token:

  • Tài sản thế chấp: Để thế chấp các vị thế trên tất cả các hợp đồng tương lai, mặc dù FTX cũng cho phép thế chấp chéo các token và các vị thế giao dịch.
  • Chiết khấu phí giao dịch: Ví dụ như nắm giữ FTT trị giá $1,000 đô la sẽ được chiết khấu 5% trong khi nắm giữ trên 5 triệu đô la sẽ được chiết khấu giao dịch 60%.
  • Airdrop & IEOs: FTT thường được yêu cầu mua các mã thông báo mới được niêm yết (như xổ số của Serum) và một số lượng nhỏ thường được bao gồm trong các chỉ số rổ (như Chỉ số WallStreetBets của họ).
  • Staking: Anh em sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi khi Staking như: Miễn phí gửi tài sản ERC-20, tham gia IEO, giảm phí giao dịch,… Các quyền lợi khác anh em xem tại đây.

Cách FTX tạo ra giá trị cho FTT token

Phân tích giá FTT và doanh thu của FTX

Mô hình của FTT phần chính vẫn là buyback & burn tương tự các CEX token khác như BNB, OKB, HT,... tuy nhiên có 2 điểm khác chính:

  • FTX lấy 1 phần của toàn bộ doanh thu để mua FTT, tức là bao gồm cả spot + futures, thay vì chỉ lấy 1 phần doanh thu spot như các sàn khác.
  • FTT được buyback & burn theo từng tuần, thay vì từng quý, điều này giúp giá FTT có xu hướng đi cùng chiều với xu hướng thị trường nhiều hơn so với các CEX token khác.

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về mối liên hệ giữa doanh thu của FTX và FTT, liệu FTT tăng có phải do đến từ doanh thu tăng của FTX?

Dưới đây là mô hình tương quan giữa giá FTT và doanh thu của FTT qua thời gian.

Mô hình tương quan giữa giá FTT và doanh thu của FTT

Anh em có thể thấy, đường giá FTT (màu đỏ) bắt đầu cắt lên đường giá doanh thu (màu xanh) mạnh khi giá FTT tăng lên mức $6 vào ngày 3/1/2020, khi đó giá của FTT không còn đi cùng xu hướng với doanh thu của FTX nữa, mà có chiều hướng tăng mạnh hơn, hay nói cách khác là bị overpriced so với mức tăng của doanh thu.

Nhưng anh em nghĩ xem tại sao FTT lại được đánh lên vào lúc này, họ đã chuẩn bị gì những gì trước đó?

Có 3 điểm mấu chốt chính:

  • Thứ nhất, theo tokenomics của FTT, 50% FTT là thuộc sở hữu của công ty, trong khi chỉ có khoảng 5% FTT được bán ra bên ngoài, tức là lượng cung bên ngoài rất thấp, và FTX là người nắm chính.
  • Từ lúc ra mắt FTT vào 8/2019 đến thời điểm FTT tăng mạnh 1/2021, tổng số FTT được buyback & burn trên thị trường bằng 2.5% tổng cung, tức bằng 50% số FTT đã bán ra thị trường. Con số này cho thấy rất có thể FTX đã đề ra các mục tiêu từ trước, trong vòng 1.5 năm họ tập trung xây dựng FTX để buyback & burn FTT, sau khi đã đạt đến 1 con số nhất định, họ mới bắt đầu đẩy giá FTT token.
  • Vào 3/1/2021, FTX cũng chính thức ra mắt hợp đồng tương lai cho FTT. Là 1 sàn sàn giao dịch phái sinh nhưng trong 1.5 năm, FTT chỉ có ở thị trường spot, đó là bởi vì FTX muốn ổn định giá FTT, và khi đạt được mục tiêu buyback & burn, họ mới ra mắt hợp đồng tương lai của FTT, qua đó đòn bẩy cho sự tăng trưởng của token này.

Vậy nên ta có thể thấy, mọi thứ cho FTT được FTX chuẩn bị rất kỹ. 1.5 năm để chuẩn bị và phát triển nền tảng, chúng ta thấy được tầm nhìn và sự kiên trì từ đội ngũ của FTX, họ là những trader chuyên nghiệp trên thị trường, và khi tạo ra cuộc chơi, họ rất kiên nhẫn và thông minh. Rõ ràng, Alameda Research đóng 1 vai trò không thể thiếu trong sự thành công của sàn FTX hiện nay.

Nhận xét và kết luận

Tổng quan lại về mô hình hoạt động của FTT token, chúng ta có thể rút ra một số ý chính sau:

  • FTT là native token của sàn giao dịch FTX, về cơ bản, giá trị của FTT token có quan hệ mật thiết với doanh thu và sự tăng trưởng của sàn giao dịch FTX.
  • FTX là 1 sàn giao dịch rất năng động với nhiều sản phẩm được ra mắt trong thời gian ngắn mà các sản phẩm này chưa hề có ở các sàn khác như Prediction, Index, OTC, Option, Tokenized Stock...
  • FTX đã thành công nhờ những cố gắng đó, khối lượng giao dịch trên FTX tăng mạnh nhất trong các sàn trong Q2/2021.
  • Với FTT, FTX sử dụng mô hình cũng tương tự với các CEX token khác, đó là buyback & burn.
  • Việc FTT token tăng mạnh đến từ 1 chiến lược được chuẩn bị rất kĩ lưỡng và kiên trì đến từ đội ngũ của FTX.

Trên đây là tổng quan về mô hình hoạt động của FTT token và sàn giao dịch FTX, anh em nghĩ sao về dự án này? Hãy để lại ý kiến của anh em ở phần bình luận bên dưới để chúng ta có thể cùng trao đổi và thảo luận.

Series How It Works (Phân tích Mô hình hoạt động) là Series nhằm giúp anh em hiểu sâu hơn về 1 Protocol, cách Protocol hoạt động và tiềm năng phát triển trong tương lai. Anh em nếu muốn tìm hiểu mô hình hoạt động của Protocol nào nữa, hãy comment ở phần bình luận để bọn mình có thể phân tích trong những số tiếp nhé!

Nguồn tham khảo:

  • FTX Token (FTT) FAQ.
  • FTT Whitepaper (Summary).
RELEVANT SERIES