SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Châu Âu đang tạo hành lang pháp lý cho các công ty crypto

Sự sụp đổ của các công ty lớn trong thị trường crypto đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến bức tranh chung về kinh tế toàn cầu. Các nước EU đã họp bàn với mong muốn đưa ra quy định chung và có cả những quy định riêng của từng nước.
Avatar
linhha
Published Jan 13 2023
Updated Jun 06 2023
8 min read
thumbnail

Vào tháng 6/2022, Liên minh châu Âu đồng ý sẽ đưa ra quy định chung về MiCA (Markets in Crypto Assets - Thị trường tài sản crypto) để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh crypto trên toàn EU.

Điều này nhằm giảm rủi ro cho người tiêu dùng giao dịch tài sản trên thị trường. Quy định bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ làm mất tài sản của nhà đầu tư và cần đảm bảo sự ổn định về tài chính.

Sự ra đời của các quy định trong MiCA sẽ phần nào giải quyết thực trạng rửa tiền, lừa đảo, sử dụng trái phép tài sản của các nhà đầu tư... đang diễn ra theo nhiều cách thức khác nhau trên thị trường. Đồng thời, tạo tiền đề cho những chính sách hoặc quy định có sự chặt chẽ và tính răn đe hơn được ra đời trong tương lai.

coin98
EU sẽ "mạnh tay" hơn với crypto?. Nguồn: Forkast

Trước khi các quy định về MiCA được áp dụng, những công ty có trụ sở tại EU khi tham gia vào thị trường sẽ cần lựa chọn quốc gia có pháp lý và cơ chế thuế phù hợp với bản chất dự án, mục đích kinh doanh để đăng ký loại giấy phép hoạt động mà nước đó yêu cầu.

Tại EU, việc sở hữu giấy phép hoạt động trong lĩnh vực crypto giúp công ty kinh doanh minh bạch, tăng thêm sự tin tưởng với khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, hoạt động kinh doanh crypto ở những quốc gia EU là hoàn toàn hợp pháp.

Trong năm 2024, quy định về MiCA sẽ được triển khai và các doanh nghiệp toàn EU cần đáp ứng đủ yêu cầu để xin giấy phép hoạt động. Các doanh nghiệp (hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền điện tử) khi sở hữu giấy phép sẽ không cần sự cho phép của từng quốc gia EU để cung cấp dịch vụ cho công dân nước đó. 

Pháp muốn ra luật trước khi Châu Âu có MiCa   

Sau khi chứng kiến một năm đầy biến cố trên thị trường, chính phủ Pháp cho rằng cần có quy định cấp giấy phép bắt buộc các hoạt động kinh doanh crypto tại nước này.

Vào ngày 6/1/2023, Thống đốc Ngân hàng Pháp Francois Villeroy de Galhau cho biết, ông đang thúc đẩy các quy định chặt chẽ hơn đối với các công ty tiền điện tử tại Pháp.

Theo Bloomberg, thống đốc De Galhau cho rằng phía Paris không nên do dự mà cần hành động ngay cả trước khi các quy định sắp tới của EU có hiệu lực. Nếu quy định trên được thông qua, các nhà cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số (DASP) có trụ sở (hoặc chi nhánh) tại Pháp sẽ bắt buộc phải xin giấy phép từ chính phủ nước này.

coin98
Thống đốc Ngân hàng Pháp - ông Francois Villeroy de Galhau. Nguồn cfr.org

Vào ngày 9/1/2023, Chủ tịch Marie-Anne Barbat Layani của Cơ quan thị trường tài chính Pháp (AMF) cho biết, cơ quan này muốn buộc các công ty trong lĩnh vực crypto phải xin giấy phép nếu họ chưa đăng ký tại quốc gia này. 

Hiện có nhiều công ty bao gồm cả Binance đã đăng ký với AMF. Việc đăng ký để cấp giấy phép bao gồm kiểm tra quản trị của công ty và tuân thủ các quy tắc chống rửa tiền.

Theo tờ Le Figaro, ông Denis Beau - Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, nước này muốn có giấy phép bắt buộc trước khi quy định về MiCA của Liên minh châu Âu có hiệu lực vào năm 2024.

Có thể Pháp lo sợ rằng, trong tương lai các công ty tại đất nước này sẽ lách luật bằng cách xin giấy phép MiCA ở quốc gia khác để tránh khỏi sự kiểm tra gắt gao từ phía Paris. Pháp không muốn các công ty tại quốc gia này dính vào một viễn cảnh tương tự như FTX và LUNA - UST.

Hành động từ AMF sẽ dấy lên hồi chuông cho những công ty crypto tại Pháp. Công ty và dự án cần ngay lập tức chấn chỉnh vấn đề sổ sách, hồ sơ giao dịch của mình để quá trình cấp giấy phép được diễn ra trơn tru.

Ngoài ra, các công ty cần đảm bảo tuân thủ theo quy định AML/CFT (Anti-Money Laundering - chống rửa tiền, Countering Financing of Terrorism - chống tài trợ khủng bố) từ phía EU nếu không hoạt động kinh doanh sẽ bị trì hoãn, ảnh hưởng nặng nề tới doanh thu và sự tồn tại của công ty.  

Những quy định có sẵn tại một số nước châu Âu  

Một số quốc gia được coi là mở cửa với thị trường crypto như Ireland, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Anh…cho cấp cấp giấy phép hoạt động tạo ra cánh cửa mở đường cho doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng trên toàn châu Âu. Với mỗi quốc gia, giấy phép sẽ có hiệu lực cấp quyền cho các hoạt động riêng biệt khi kinh doanh trong thị trường crypto. 

Vương quốc Anh

Ở xứ sở sương mù, luật pháp tuân thủ các nguyên tắc kế thừa AML/CFT được nêu trong Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ năm (5AMLD) và thứ sáu (6AMLD). Các công ty crypto có trụ sở tại Anh cần tuân thủ Quy định về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chuyển tiền 2017 (MLR) quy định nghĩa vụ của các công ty khu vực tư nhân có nguy cơ rửa tiền. Để tuân thủ các quy định AML/CFT được nêu trong Quy định 8 và 9, tất cả các công ty crypto phải đăng ký giấy phép trước khi bắt đầu các hoạt động kinh doanh tại Vương quốc Anh.  

Đức

Các công ty có trụ sở hoạt động tại quốc gia này phải tuân thủ theo Đạo luật Ngân hàng Kreditwesengesetz. Theo định nghĩa tài sản crypto trong Đạo luật Ngân hàng, tài sản tiền điện tử không được phát hành bởi ngân hàng trung ương hoặc tổ chức công cộng và chúng không được công nhận hợp pháp là tiền tệ. Tuy nhiên vẫn có thể trao đổi, bán và mua trên mạng lưới.

Các doanh nghiệp crypto được định nghĩa là dịch vụ tài chính mới và luật pháp Đức công nhận các nhà môi giới tiền điện tử là chuyên gia tài chính. Để hoạt động, họ cần có giấy phép tiền điện tử do Cơ quan tài chính của Đức (BaFin) cấp theo các điều khoản của Kreditwesengesetz.

Theo Techcrunch, giấy phép được cung cấp từ phía BaFin khá chọn lọc, hiện chỉ có 4 công ty nằm trong danh sách được cấp phép trong cơ sở dữ liệu của BaFin.

Ireland 

Các công ty cung cấp dịch vụ trao đổi tài sản crypto với nhau hoặc giữa tiền pháp định được phân loại là Nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP). Để cung cấp hoạt động giao dịch liên quan đến tài sản crypto, các công ty VASP phải có giấy phép được cấp tại Ngân hàng Trung ương Ireland.

Bồ Đào Nha

Ngân hàng Trung ương quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho các công ty crypto Bồ Đào Nha. Đồng thời, phía ngân hàng sẽ xác minh việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và điều chỉnh việc thực hiện AML/CFT của công ty đăng ký cấp phép.  

Theo Luật số 83/2017 ngày 18 tháng 8 năm 2017, ngân hàng Trung ương Bồ Đào nha được kiểm soát giới hạn theo AML/CFT quy định và không mở rộng sang các lĩnh vực, hành vi thị trường hoặc bất kỳ tính chất nào khác.

RELEVANT SERIES