PowerPool: Tầm nhìn và Roadmap trong năm 2021
Phi tập trung (decentralized) được coi là thành phần không thể thiếu của bất cứ DeFi protocol nào. Hầu hết các dự án đều tích hợp cơ chế on-chain governance (quản trị on-chain) và token quản trị trong protocol. Điều này là do on-chain governance cho phép trao quyền quyết định về cho cộng đồng, giúp cộng đồng tham gia vào việc định hướng và phát triển dự án.
On-chain governance rõ ràng là một xu thế và qua bài lược dịch từ PowerPool tôi sẽ: (1) Nêu ra những ưu nhược điểm về on-chain governance (2) Kể ra tầm nhìn về xu hướng quản trị trong tương lai (3) Định hướng phát triển của PowerPool về cả ngắn lẫn dài hạn.
Xem bài viết gốc tại đây.
Cùng bắt đầu nhé!
Quan điểm về on-chain governance
On-chain governance là một xu thế rõ ràng nhưng trong thực tế lại có những nhược điểm lớn:
- Chỉ có một lượng nhỏ token holder bỏ phiếu.
- Hầu hết các phiếu đều của cá voi, VC, early backer.
Những token holder nhỏ lẻ rất ít tham gia vào việc quản trị protocol. Lý do đơn giản là bởi vì: quyết định của họ không ảnh hưởng đến kết quả, không có phần thưởng cho việc bỏ phiếu và còn tốn phí gas. Tuy đã có nhiều biện pháp được thử như snapshot, ủy quyền bỏ phiếu hay thưởng cho những người bỏ phiếu nhưng kết quả không mấy khả quan.
PowerPool ra đời để giải quyết vấn đề này, dự án tạo ra một concept mới meta-governance (hay đa quản trị) vào hồi đầu tháng tám.
Ý tưởng khá đơn giản:
- Tập hợp nhiều token quản trị vào một contract và thưởng cho các LP (nhà cung cấp thanh khoản) để đạt TVL cao.
- Tạo ra một token mới với cấu trúc đa quản trị và sử dụng chúng để ủy quyền ra quyết định cho cộng đồng.
- Các token tham gia vào mọi lần bỏ phiếu và được lưu trữ trên contract.
Đây chính là khái niệm cơ bản về đa quản trị được giới thiệu ban đầu bởi PowerPool. Tuy nhiên để ứng dụng thực tế, ý tưởng gặp phải 2 vấn đề chính:
- Làm sao để thu hút một lượng TVL lớn của token quản trị? Sản phẩm nào là phù hợp và làm thế nào để incentive cho LPs?
- Công nghệ: Các DeFi protocols có các cơ chế quản trị khác nhau (logic, code, cơ chế bỏ phiếu), phần lớn protocol yêu cầu một cơ chế riêng.
Để giải quyết vấn đề này, cộng đồng PowerPool quyết định thực hiện việc đa quản trị dựa trên ý tưởng về Smart DeFi indexes. Nguyên nhân là do các sản phẩm index có một nguồn cầu lớn và có thể thu hút một lượng lớn TVL vào các token quản trị.
PIPT và YETI là hai index hiện tại có hơn 16 triệu đô TVL và đang ngày càng có nhiều index đang được đề xuất trên diễn đàn (ASSY, Oracle Index, NFT governance tokens index).
Nói tóm lại PowerPool có thể được dùng để ra mắt nhiều loại index, token sẽ được sử dụng một cách hiệu quả hơn (đa quản trị + tạo ra dòng tiền) và tỷ lệ token trong index cũng có thể linh hoạt để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tầm nhìn về đa quản trị năm 2021
Meta-governance (đa quản trị) rất có thể sẽ là một xu hướng lớn trong năm 2021 bởi ý tưởng này giúp token được sử dụng hiệu quả hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng. Một vài ví dụ về dự án đang phát triển hoặc cho ý tưởng vào roadmap có thể kể đến như: DeFi Pulse Index, Compound, PieDAO,...
Dưới đây là một vài dự đoán cho năm 2021:
1/Các protocols sử dụng governance token cho cơ chế đa quản trị sẽ là một trong những thế lực có ảnh hưởng nhất DeFi.
Một lượng lớn phiếu sẽ tới từ protocol có chức năng đa quản trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của một top protocol nào đó. Cơ chế đa quản trị sẽ là một thế lực thực sự trên thị trường.
2/ Hệ thống quản trị được chuẩn hóa và tích hợp cơ chế đa quản trị.
DeFi vẫn đang ở trong những giai đoạn sơ khởi. Khi DeFi phát triển lên một tầm cao mới, việc đề xuất quản trị, thứ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của protocol chắc chắn sẽ được chú trọng thêm.
3/ Các lá phiếu từ protocol sử dụng cơ chế đa quản trị sẽ ảnh hưởng đến hàng tỷ đô của các quỹ đầu tư.
Các dự đoán tiếp theo liên quan đến thị trường index. Theo tầm nhìn của chúng tôi, thị trường dành cho index sẽ phát triển và hầu hết sẽ sử dụng các tài sản bên trong để phục vụ cho mục đích đa quản trị.
4/ TVL của index có chức năng đa quản trị sẽ vượt 1 tỷ đô vào năm 2021.
Theo Coingecko, vốn hóa của DeFi đang đạt 18 tỷ đô, tăng 12 lần hồi đầu năm. DeFi tăng trưởng rất nhanh và dự đoán trên hoàn toàn có thể xảy ra.
5/ Cơ chế đa quản trị sẽ được tích hợp vào trong nhiều dự án (tương tự hệ sinh thái Yearn), giúp phát triển nhiều chiến lược góp phần tạo thêm dòng tiền từ đó giúp dự án tăng trưởng nhanh hơn.
YETI của hệ sinh thái Yearn chính là ví dụ rõ ràng nhất cho điều này, anh em có thể tìm hiểu về các chiến lược đang được đề xuất trong dự án.
Tầm nhìn và roadmap dài hạn của PowerPool
Các điểm nhấn trong định hướng phát triển:
1/ Smart dynamic AMM, giúp thay đổi tỷ trọng và các thông số trong pool tùy vào các sự kiện bên ngoài.
AMM là một giải pháp đơn giản và an toàn nhưng lại có một vài hạn chế như liên tục rebalancing (tái cơ cấu). Để giải quyết vấn đề này, cộng đồng đã đưa ra ý tưởng về một AMM có khả năng thay đổi tỷ trọng dựa vào vốn hóa, TVL, ADTV (khối lượng giao dịch trung bình trong ngày) của dự án. Model sẽ sử dụng các oracle để vẫn giữ được tính bảo mật.
2/ Tạo ra các index cho các tài sản tạo ra thu nhập với khả năng thay đổi tỷ trọng linh hoạt.
Mọi tài sản ERC20 đều có thể đưa vào index (LP token, cToken, aToken,..) Bản thân index sẽ đóng vai trò như một rổ tài sản bên trong chứa các loại token tạo ra lợi nhuận khác nhau. Điều này giúp giảm rủi ro và tạo thêm thanh khoản cũng như phí cho các LP và cộng đồng CVP.
3/ Giải pháp layer2 giúp giảm chi phí cho việc quản trị.
PowerPool và các index đa quản trị sẽ tích hợp giải pháp bỏ phiếu trên layer 2 giúp giảm phí gas chi trả cho mỗi lần bỏ phiếu.
4/ Các chiến lược farm trong vault tự động rebalancing để tối đa lượng yield nhận được.
Một trong những chức năng chính của PowerPool Index là tối ưu hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2021, chúng tôi sẽ mở rộng ý tưởng cho các chiến lược farm trong vault, khiến chúng tự động rebalancing.
Ví dụ: token SNX thuộc một index. Index sử dụng 80% SNX để stake và 20% để cho vào quỹ (hoặc swap). 80% SNX này sẽ được đặt ở trong nhiều vault với chiến lược khác nhau, chúng sẽ tự động tái cơ cấu để tối đa lợi nhuận thu về.
5/ Ra mắt các permissionless index.
Điều này có nghĩa là khi ra mắt index, cộng đồng có thể tăng/giảm tỷ trọng token bên trong bằng cách stake CVP vào trong contract.
Ví dụ: Index được tạo nên từ 4 token (A,B,C,D) với tỷ lệ stake lần lượt là 10%, 25%, 35%, 30% => tỷ trọng của 4 token sẽ là 10%, 25%, 35%, 30%. Thay đổi lượng CVP stake sẽ khiến thay đổi tỷ trọng trong Index.
Roadmap trong ngắn hạn
- Tích hợp staking YFI tự động trong YFI Governance, AAVE trong module an toàn, SUSHI trong xSUSHI pool.
- Tích hợp tính năng bỏ phiếu cho token trong pool và nhận phần thưởng.
- Snapshot tích hợp với khả năng bỏ phiếu sử dụng: LP token đã stake, CVP. token khóa trong Power Oracle, CVP token bên trong vesting contract.
- “Permanent Voting Power contract” trả thưởng cho các holder CVP tích cực trong việc quản trị PowerPool.
- Phát triển router cho pháp swap token sử dụng index (VD: COMP có thể được swap với SUSHI sử dụng router PIPT <> YETI).
- Phần thưởng staking trong Power Oracle.
- Hệ thống thông báo cho việc bỏ phiếu trong các protocol tổng hợp.
- Thiết kế UI/UX cho bản phân tích index (giá index, giá token, khối lượng giao dịch, phí giao dịch,..).
- Tăng phần thưởng cho LP: LP có thể khóa CVP để tăng phần thưởng trong index.
- Referral contract cho các index. Giới thiệu index để nhận hoa hồng.
- Telegram và Discord bot để cập nhật thay đổi phần thưởng và APY cũng như các sự kiện quan trọng.