05 phương pháp quản lý rủi ro trong Trading
Các phương pháp quản lý rủi ro
Tất nhiên mọi phương pháp quản lý đều không phải là chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả 100% và giúp bạn tránh được hết các rủi ro trong thị trường tài chính khắc nghiệt này. Tuy nhiên, khi đã có những kỹ năng nhất định để hạn chế chúng, bạn sẽ giảm bớt sự bị động của bản thân trong quá trình đầu tư.
Dưới đây là những phương pháp chung, ngoài Crypto bạn cũng có thể áp dụng chúng cho các lĩnh vực khác trong đời sống nhé.
Hạn chế tiếp xúc hoạt động gây fomo
Đôi khi không làm gì, tức là không tiếp xúc với hoạt động fomo cũng là cách để hạ mức độ rủi ro của mình xuống.
Ví dụ cụ thể, bạn liên tục tham gia cùng mọi người việc show các lệnh thắng lợi trên các diễn đàn, việc này thuần túy là bạn cùng mọi người chia sẻ chiến thắng nhưng khi bạn ngừng giao dịch, những người khác vẫn tiếp tục khoe hình ảnh của họ.
Fomo tạo thúc đẩy tiêu cực đến trader. Khiến bạn tiếp tục vào lệnh cho dù bạn chưa có bất kỳ kế hoạch cẩn thận nào cả. Kết quả 1 lần dù tốt dù xấu cũng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn giao dịch sau này.
Chắc chắn các bạn cũng từng nghe mọi người kể câu chuyện lịch sử 2017, khi thị trường crypto ở những tháng ngày điên rồ nhất. Rất nhiều người đã đổi đời nhờ việc fomo, nhưng số “đu đỉnh” cũng không hề ít khi mua ETH ở giá 1400$/1Eth hay XRP với giá 3$ mà sau đó hơn 3 năm gần 4 năm, giá BTC đã phá vỡ đỉnh cũ còn ETH, XRP vẫn đang “cách xa tổ quốc”.
Nói vậy tức là, khi thị trường đang ở diễn biến mà bạn không thể dự đoán hay bạn bạn chưa có bất kỳ kế hoạch nào rõ ràng, hãy đừng làm gì để có thể bảo toàn những gì bạn đang có. Có thể bạn sẽ lỡ phần lợi nhuận nhỏ nhưng có thể bạn cũng tránh được những rủi ro vô cùng lớn ở thị trường nguy hiểm này.
Đọc thêm: FUD là gì? Cách tránh bị FOMO, FUD khi đầu tư tiền điện tử.
Thừa nhận rủi ro
Thừa nhận và chấp nhận rủi ro là khi bạn thực sự nghĩ rằng: rủi ro là một phần không thể thiếu của trading. Điều này đơn giản sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hành động của mình, giả sử bạn có thua lỗ thì việc giao dịch tiếp là điều hoàn toàn bình thường, có kiểm soát và đang đi theo kế hoạch của bạn. Rủi ro thua lỗ kia thậm chí vẫn nằm trong kế hoạch của bạn.
Trading là cuộc chiến tâm lý vô cùng lớn vậy nên cho dù bạn có vĩ đại đến đâu bạn cũng vẫn sẽ chỉ là một con người có suy nghĩ, tâm tư và xác suất thắng 100% là không thể.
Nếu bạn là trader hằng ngày, việc bạn có từ 5 - 7 lệnh giao dịch là hoàn toàn bình thường, vậy giả sử bạn thua lỗ 2 lệnh và bạn quyết định từ bỏ bởi bạn muốn thắng 100%. Điều này là không thể, bạn chỉ có thể chấp nhận rủi ro làm sao tổng kết bạn vẫn có lời. Hãy nhìn kết quả, còn quá trình có thua lỗ là điều chắc chắn sẽ tồn tại.
Điều này càng quan trọng hơn trong thị trường Crypto, không giống ở các thị trường tài chính khác, thị trường ở mỗi thời điểm thường đi theo xu hướng nhất định.
Ví dụ: Năm 2017 bạn có thể thấy sự phát triển nở rộ của ICO, cuối 2019 đến 2020 lại là sự phát triển mạnh mẽ của tài chính phi tập trung.
Chia sẻ rủi ro
Trong trading, bạn là cá nhân thực hiện giao dịch, tuy nhiên trong quá trình này bạn sẽ liên tục tiếp xúc với các trader khác. Bạn nên chia sẻ các cách phòng ngừa, kiểm soát rủi ro của bản thân cho mọi người.
Điều này về mặt lý thuyết sẽ không có tác dụng, nhưng trong thực tế, khi bạn nhiệt tình chia sẻ cho các trader, sẽ có trader kinh nghiệm hơn chia sẻ lại cho bạn những gì họ trải qua. Có khi là bài học lớn cho bạn có phương án phòng ngừa chúng.
Chuyển giao rủi ro cho một nơi tin cậy
Thực sự nó chẳng liên quan gì và cũng không có cách nào chuyển giao rủi ro cho một nơi nào cả. Câu trả lời là có:
- Đối với trader margin sử dụng đòn bẩy, khi đạt được một mức lợi nhuận nhất định, bạn nên trích một phần trong số chúng để làm quỹ bảo hiểm phòng trường hợp rủi ro. Tất nhiên, chúng chỉ nên được sử dụng khi bạn thực sự cần thiết, và số tiền này được chi tiêu một cách hợp lý, cẩn trọng.
- Còn đối với những cá nhân đầu tư lâu dài, ngoài cách tự tích trữ một khoản lợi nhuận dự phòng, bạn cũng có thể tìm đến các dự án cung cấp dịch vụ bảo hiểm.
Bạn chỉ cần bỏ một số tiền nhỏ, giả sử thị trường bất ngờ giảm giá cực mạnh tương tự tháng 3/2020 thì bạn sẽ được bồi thường với tỉ lệ nhất định. Chúng căn bản giống việc bạn đi mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân ở ngoài đời thực vậy.
Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất
Tất nhiên, dù thực hiện chuẩn bị sẵn sàng đối diện với rủi ro, thì cách thức quan trọng nhất vẫn là giảm thiểu tối đa tổn thất nó gây ra, bởi việc loại bỏ toàn bộ gần như là không thể.
Bạn sẽ không thể ngờ rằng toàn bộ thị trường bán tháo làm giá BTC giảm không phanh về hơn 3500$ vào tháng 3/2020. Thậm chí để ngăn ngừa gián tiếp tục giảm, một số sàn giao dịch đã đóng cửa, tạm ngừng giao dịch- việc chưa từng diễn ra trước đó.
Bởi crypto có biên độ giao động khá lớn so với các thị trường truyền thống khác như chứng khoán,... chắc chắn khi giao dịch ở đây bạn sẽ gặp nhiều tình huống bất ngờ cần đưa ra phương án giảm thiểu tổn thất. Bạn không thể ngồi yên chờ tiền trong túi mình dần cạn đi mà không có biện pháp nào.
Khi giá ETH đạt đỉnh 1400$/1ETH, tuy nhiên sau đó giá đã dần giảm mạnh, bạn có lỡ mua rất nhiều ETH bằng toàn bộ số tiền mình có. Nếu mất số tiền này, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ cực kỳ bị ảnh hưởng. Giá ETH về mức 1000$ và bạn cảm thấy không thể chịu thêm khoản lỗ nào nữa.
Việc cần làm chính là bán số ETH đó và thu hồi một phần số vốn của bạn. Bạn sẽ phải chịu tổn thất nhưng chúng không nhiều hơn việc bạn cứ ngồi đó và nhìn giá liên tục giảm.
Kết luận
Rủi ro sẽ luôn tồn tại trong bất kể ngành nghề nào không riêng Crypto, chúng sẽ lấy mất rất nhiều cơ hội của bạn nhưng nếu cố gắng hơn bạn có thể giảm thiểu và kiểm soát chúng. Ở Crypto, rủi ro lại càng tồn tại nhiều hơn do đơn thuần cơ hội chúng mang lại cũng không ít. Việc của chúng ta đều là tìm cách thức sống chung một cách hòa hợp với chúng.
Cùng mình thảo luận thêm về cách thức bạn giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch ở group Chat Trazily nhé.
Đọc thêm: Kinh kghiệm quản lý rủi ro khi đầu tư từ Crypto Gurus.