SHO (Strong Holder Offering) là gì? Cơn sốt IDO có phải là trend?
Nếu anh em để ý thì gần đây hay xuất hiện cụm từ Strong Holder Offering (SHO) liên tục trên khắp mặt trận. Vậy nếu anh em còn đang thắc mắc SHO là gì, có nên tham gia hay không, hay liệu trend IDO sẽ giống ICO năm xưa, thì bài viết này là dành cho anh em.
Đọc thêm: Sự tiến hóa của cách phân phối token
Strong Holder Offering (SHO) là gì?
Strong Holder Offering hay SHO, đúng như nghĩa đen của tên gọi, dành cho người dùng hoạt động tích cực hoặc nắm giữ một token dự án nào đó. Có thể nói, SHO là một cách phân bổ token trên DAO Maker - một Blockchain SaaS (Software-as-a-Service) cung cấp công cụ cho việc gây quỹ.
SHO của mỗi dự án sẽ có cách chơi khác nhau. Như SHO của The Neighbor Alice thì không cần người dùng hold token. Tuy nhiên, nếu ví người dùng hoạt động càng nhiều trong Crypto, thì họ sẽ nhận được điểm số nhiều hơn và tăng khả năng chiến thắng. Nói như vậy không có nghĩa là SHO không dành cho ví ít hoạt động, vì vẫn có một tỉ lệ nhỏ bộ phận này trúng vé IDO.
Còn ở Xend Finance, nếu anh em muốn tham gia SHO của dự án, đòi hỏi anh em phải nằm trong 150 người có số điểm cao nhất. Điểm có được đến từ việc hold các token COMP, AAVE, DAO, LP token đến từ cung cấp thanh khoản cho các AMM,... Anh em xem thêm về SHO của Xend Finance tại đây.
Từ ngày 22/2/2021, DAO Maker đã cho ra luật mới, đó là phải hold DAO - token của DAO Maker mới có thể tham gia IDO. Và Yield Protocol sẽ là cái tên đầu tiên khởi chạy IDO với luật này.
Initial DEX Offering (IDO) là gì?
Nếu anh em đã quen thuộc với các thuật ngữ như IEO, ICO, thì IDO cũng giống khoảng 90% so với các khái niệm trên. Điểm khác biệt có lẽ lớn nhất, đó là IDO sẽ gọi vốn trên các nền tảng gọi vốn AMM như Poolz, Polkastarter,…
Tiếp theo, IDO thường sẽ có 2 pools, một pool cho cộng đồng, và pool còn lại cho người dùng nắm giữ token nền tảng (POLS, DAO,…). Ngoài ra, đơn vị tiền tệ dùng cho các IDO cũng khá đa dạng, có thể là USDT, USDC hay ETH.
ATH ROI
ATH ROI sẽ tính từ giá Public Sale đến đỉnh cao nhất đạt được. Sau đây là số liệu của của các nền tảng:
Poolz
Poolz là nền tảng mới ra mắt sau này, nên hiện tại chỉ có 3 dự án: Bot Ocean, Hapi và Playcent. Với ATH ROI lần lược là 27.47x, 5.08x và 29.72x, trung bình ATH ROI là ~21x.
DAO Maker
Dù cho có đôi chút khác biệt, nhưng cơ bản SHO và IDO cũng khá giống nhau, nên mình tạm xếp DAO Maker vào trong danh sách này. Dự án hiện tại đã thực hiện được 8 IDO, với ATH ROI trung bình là ~65x.
Con số trên là do có sự đột phá của My Neighbor Alice (320x), nếu không tín vào, thì ATH ROI của 7 dự án trên rơi vào khoảng 29x
Polkastarter
Tiếp theo là Polkastarter - một trong những nền tảng gọi vốn ra mắt sớm nhất, với 29 dự án IDO, ATH ROI cực kỳ đa dạng, thấp nhất là 3.86x, cao nhất là 155.26x, ATH ROI trung bình là ~44x
DuckStarter
DuckStarter là một nền tảng gọi vốn từ DuckDAO, dự án ươm mầm cho các Startup. Với 4 dự án, ATH ROI trung bình của DuckStarter là ~16.1
Falconswap
Falconswap có vẻ hơi “đuối” so với các đối thủ khi chỉ có 3 dự án, với ATH ROI trung bình là ~10.6x
Tóm tắt:
- Polkastarter.
- DAO Maker (không tính My Neighbor Alice).
Nhà đầu tư
Đây có lẽ là thứ nhiều anh em mong chờ nhất, bên cạnh ATH ROI theo nền tảng. Ở dữ liệu này, mình sẽ không chia ra theo các nền tảng gọi vốn, mà sẽ gom chung. Nếu anh em để ý, thì đâu đó khoảng 10 cái tên có vẻ lặp đi lặp lại khi đọc đến mục Investors, đó là ai?
Tính đến hiện tại, GBV Capital, x21 Digital và Magnus Capital là 3 cái tên mình thấy khá tích cực trong phong trào IDO hiện nay khi tất cả đều đầu tư với portfolio có nhiều hơn 10 dự án.
MahaDAO và Blank Wallet là 2 dự án có sự góp mặt của cả 3, và có ATH ROI cũng khá “ổn app” lần lược là 43.84x và 25.3x.
Với My Neighbor Alice, x21 Digital đang có ATH ROI tốt nhất so với 2 nhà đầu tư còn lại, tiếp theo là PAID Network ( ~150x).
Initial Cap quyết định pump to?
Nhiều anh em có suy nghĩ rằng Nếu Marketcap ban đầu của dự án càng bé, thì sẽ pump càng to. Nhưng sự thật có đúng như vậy?
Ở đây mình xét 3 trường hợp có ATH ROI > 100x, đó là Ethernity, Polkamarkets và PAID Network. Với Init Cap lần lượt là $495,000, $403,500 và $150,000, anh em có thể thấy tất cả đều không có quy luật.
Có vài người sẽ nghĩ rằng Init cap của 3 dự án trên đều nhỏ hơn $500,000. Vậy có phải đây là keyword?
Mình sẽ xét thêm 2 trường hợp với ATH ROI khá “khiêm tốn”, đó là Playcent (5x) và Key Tango (16x). Playcent có Init Cap là $240,000 và Key Tango là $20,000, cả hai đều có Init Cap thậm chí bằng ½ Ethernity và Polkamarkets, nhưng kết quả cho ra hơi “hụt hẫn”.
Tổng kết
Bài viết đơn thuần cung cấp số liệu để anh em có cái nhìn khách quan hơn chứ không hề có ý ám chỉ điều gì.
Bên cạnh đó, mình viết bài này còn nhằm mục đích dành cho những anh em có số vốn nhỏ, nếu nhỡ “xui” trúng 2 Whitelist, mà chỉ vào được 1, thì cũng có thể thông qua bài viết này mà có thêm nhận định cho riêng mình.