Breakpoint 2024 - Tầm nhìn Solana 2.0 dần được hé lộ
Trong năm 2024, Solana ghi nhận 37 tỷ giao dịch, tương đương với tổng giao dịch trên tất cả các mạng EVM cộng lại, nhờ sự bùng nổ của memecoin, đặc biệt sau khi pump.fun ra mắt.
Tuy nhiên, tại Breakpoint 2024, với định vị là nền kinh tế trên chuỗi (Solana is an Onchain Economy), Solana đang cho thấy họ đã có sự chuẩn bị đầy đủ với stablecoin, thanh toán crypto, RWA, các lớp ứng dụng cho người dùng, chứ không chỉ là nền tảng cho memecoin.
Lớp ứng dụng trên Solana tập trung vào trải nghiệm người dùng
Nhiều thiết bị phần cứng xuất hiện, xu hướng tập trung vào mobile
Seeker Phone
Solana Mobile đã công bố phiên bản Seeker với nhiều nâng cấp, bao gồm: tích hợp Seed Vault Wallet cho phép giao dịch thanh toán, chuyển khoản crypto 2 chạm và tích hợp thêm nhiều ứng dụng cho phép trải nghiệm tất cả tiện ích của Solana ngay trên smartphone.
Founder Solana chia sẻ 3 yếu tố chính khiến Solana Mobile khác biệt so với điện thoại truyền thống: Rẻ hơn, hỗ trợ thanh toán crypto với hiệu năng như Apple Pay, và Incentives.
Jupiter Phone, JamboPhone
Jupiter (sàn giao dịch top 1 trên Solana ở cả thị trường giao ngay, phái sinh và launchpad) cũng sẽ cho ra mắt Jupiter Mobile và Jupiter App. Jambo cũng đẩy nhanh cho đợt phát triển sắp tới cho JamboPhone 2 với sự tích hợp của JamboGPT.
Bên cạnh việc nâng cấp trải nghiệm người dùng, việc ra mắt các dòng điện thoại mới được thực hiện từ sự thành công trong những đợt phát hành trước đó, Solana Mobile với hơn 140K đơn đặt trước và Jambophone với hơn 550K đơn.
Gaming Console - PSG Gen 1
Không chỉ có điện thoại Seeker phone, năm nay Solana còn ra mắt máy chơi game PSG Gen 1 đặt nền tảng cho việc thâm nhập vào thị trường Game Console của hệ sinh thái này.
GameFi: Tập trung phát triển phần cứng bên cạnh phần mềm
Phần mềm GameFi còn yếu thế
Số lượng Game được giới thiệu trong Breakpoint 2024 khá khiêm tốn và đa số các dự án cũng chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm như Backwood, Aurory, Lowlife Form… cho thấy việc Solana không quá mạnh về mảng game như các chain khác điển hình là BNB Chain và Ronin.
Phần cứng GameFi cần thêm thời gian để chứng minh hiệu quả
Dù tình hình các ứng dụng game vẫn chưa quá phát triển ở trên Solana, nhưng các dự án như Play Solana, Shaga Odyssey, vẫn chọn cách tung ra các sản phẩm phần cứng liên quan đến máy chơi game.
Việc ra mắt các dòng máy chơi game cũng được thực hiện ở SUI, cho thấy việc các blockchain muốn thử nghiệm thị trường này bên cạnh việc chỉ phát triển ứng dụng gamefi.
Tuy nhiên, tương lai cũng còn nhiều nghi vấn liệu với tốc độ phát triển game của Solana có đủ để cạnh tranh trong thị trường game phần cứng hay không?
Ở thời điểm hiện tại, người dùng chỉ có thể trông cậy vào các đợt airdrop đến từ các sản phẩm này giống như Solana Mobile.
DEX: Nỗ lực để đem tới trải nghiệm như CEX
Xây dựng real-time Oracle và cải thiện thanh khoản
Pyth cho ra mắt PYTH Staking với cơ chế trả thưởng và slashing cho các nhà cung cấp data, khuyến khích việc cung cấp data real-time và chính xác nhất như các CEX. Jupiter sau đó đã tích hợp chuẩn Oracle mới của Pyth vào trong giao thức ở dạng backup Oracle.
Để giải quyết triệt để vấn đề về Oracle, Jupiter cho ra mắt chuẩn Dove Oracle và mua lại SolanaFM để gia tăng khả năng cập nhật data real-time về cho Jupiter DEX.
Ngoài vấn đề về Oracle, Jupiter còn tận dụng các lớp thanh khoản off-chain từ các market makers hàng đầu để giải quyết triệt để vấn đề về thiếu hụt thanh khoản.
Tăng tốc độ xử lý giao dịch
Zetamarket - sàn giao dịch phái sinh trên Solana cũng đã công bố về việc trở thành Super App đầu tiên trên Bullet (Layer 2 được thiết kế dành riêng cho DeFi trên Solana) để mang lại trải nghiệm giao dịch phái sinh nhanh và mượt như trên sàn giao dịch tập trung.
Từ các nỗ lực trong việc cải thiện oracle, tốc độ giao dịch và thanh khoản từ các giao thức DEX trên Solana cho thấy việc các dự án này đang cố gắng trong việc giải quyết các vấn đề cốt lõi của mình để tiến đến việc thâm nhập thị phần giao dịch sâu hơn với CEX.
Các cập nhật về các tính năng giao dịch khác
Một số cập nhật khác trong thị trường DEX trên Solana có thể kể đến như: Kamino đã cho ra mắt tính năng đòn bẩy cho giao dịch giao ngay, Jupiter cho ra mắt Ape.pro (nền tảng giao dịch memecoin) để tận dụng làn sóng memecoin đang rất phát triển trên Solana.
Restaking: Ổn định nền kinh tế bảo mật thông qua Stablecoin
Tại sự kiện, Renzo thông báo hỗ trợ triển khai ezUSDC, cho phép USDC bắt đầu được tham gia Restaking ở trên Jito. Đồng thời, Solayer cũng công bố kết hợp với OpenEden cho ra mắt SUSDC Restaking.
Trước kia, việc chỉ hỗ trợ các token có biến động cao như SOL, ETH làm tài sản Restaking sẽ có thể gây ra rủi ro bảo mật lớn cho các bên sử dụng, đặc biệt khi các token này biến động giá giảm.
Từ đó, việc hỗ trợ Stablecoin như USDC (tài sản có tính biến động thấp) giúp cho kinh tế bảo mật của giao thức Restaking được ổn định từ đó sẽ tối ưu rủi ro cho các bên sử dụng.
Tại sao lại là USDC? Vì ngoài tính biến động thấp, USDC còn có mức vốn hoá lớn, từ đó có thể đảm bảo cho nền kinh tế bảo mật được duy trì ở mức cao so với các token có vốn hoá nhỏ.
Ở một góc nhìn khác, việc ra mắt stablecoin restaking cũng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho các USDC holders khi đây là tài sản không phát sinh yields.
DePin: Cải thiện hiệu suất kết nối máy chủ phân tán thông qua Solana
Render đã chính thức chuyển dịch sang Solana, trở thành dự án DePin có mức vốn hoá cao nhất ($2.7B) trên blockchain này, đứng sau là Helium, io.net và Hivemapper. Đồng thời, Soarchain - dự án làm về cơ sở hạ tầng giao thông, cũng đã có động thái tương tự đến Solana.
Điểm phân tán bên cạnh điểm mạnh cũng là hạn chế của các dự án DePin. Lấy ví dụ, khi huấn luyện một mô hình AI đòi hỏi một lượng data lớn cần được giao tiếp giữa các GPU, nhưng khi các GPU này phân tán dễ gây ra sự chậm trễ trong việc truyền tải dữ liệu dẫn đến không thể thực thi mô hình hoặc với chi phí rất cao, và điều đó càng tệ hơn khi được phát triển trên một blockchain có hiệu năng xử lý chậm và đắt.
Cho nên việc các dự án này lần lượt chuyển dịch sang Solana cũng khá dễ hiểu khi đây là một blockchain vừa nhanh, bảo mật và rẻ giúp cải thiện khả năng kết nối cơ sở hạ tầng phân tán từ các dự án DePin một cách hiệu quả.
Bên cạnh sự chuyển dịch từ các dự án trên, tại Breakpoint, Hivemapper cũng công bố về các chỉ số hoạt động vô cùng ấn tượng sau một thời gian phát triển sản phẩm ở trên Solana càng cho thấy tính tương thích cao của Solana trong các dự án DePin.
BTC trên Solana: Điểm chạm cho thanh khoản và trường hợp sử dụng ngoài Ethereum
Trong Breakpoint, Stacks và Coinbase lần lượt công bố về việc mang sBTC và cbBTC lên trên Solana. Trong đó, sBTC được bridge thông qua cầu phi tập trung được audit bởi (Asymetric) và cbBTC thông qua cầu tập trung được quản lý bởi Coinbase.
Sau sự thống trị của WBTC (được phát hành bởi BitGlobal) ở trên Ethereum, các đối thủ khác có xu hướng chọn Solana là điểm đến tiếp theo của việc mang BTC vào các hệ sinh thái, khi Solana là blockchain có thanh khoản và hệ sinh thái vô cùng phát triển không kém cạnh gì Ethereum.
Việc có nguồn thanh khoản lớn từ BTC trên sàn giao dịch Coinbase và Stack Sidechain dự định sẽ mang đến dòng tiền lớn đổ vào các giao thức DeFi trên Solana trong thời gian tới.
Đồng thời sau khi vụ việc WBTC có hoạt động quản lý liên quan đến Justin Sun giai đoạn gần đây, dự phóng rằng cbBTC sẽ là kẻ thay thế khi được quản lý bởi một bên thứ 3 đáng tin cậy hơn là Coinbase.
Nhiều dự án lớn công bố sẽ ra mắt token
WalletConnect, MagicEden, DeBridge lần lượt công bố việc sẽ cho ra mắt token sớm trong vài tháng tiếp theo trên Solana.
Trải qua chặng đường dài phát triển với nhiều thành tựu (Magic Eden - Top 1 sàn NFT đa chuỗi, DeBridge - 1 tỷ USD bridge đến Solana, WalletConnect - 23M+ người dùng active) cho thấy, đợt ra mắt token từ các dự án này đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng chứ không phải việc chạy đua TGE.
Trước thềm công bố token, các dự án cũng cho biết một vài định hướng phát triển tiếp theo, từ đó càng củng cố thêm niềm tin rằng sẽ có đợt bùng nổ trên Solana trong các đợt ra mắt token sắp tới từ các dự án lớn:
- WalletConnect đổi tên thành Reown, phát triển hệ sinh thái công cụ cho developers bao gồm: AppKits - công cụ liên quan đến xây dựng dApps như swap, social login.., WalletKits - giải pháp xây dựng ví.
- MagicEden: Gợi ý một số tính năng liên quan đến swap native token trên một chain để nhận được NFT trên một chain hoàn toàn khác.
- deBridge: Về việc cung cấp gasless bridge và tích hợp thêm một số chain lớn khác như Bitcoin và Ton.
NFT & Memecoin: Tensor chuyển đổi thành mã nguồn mở, BONK ra mắt BONK ETP
Tensor đã chính thức trở thành một lớp ứng dụng NFT mã nguồn mở, khuyến khích developer xây dựng bên trên Tensor. Dự án cũng đã công bố về việc chia sẻ 50% protocol fee thu được từ nền tảng cho các nhà phát triển ứng dụng xoay quanh Tensor.
BONK nhấn mạnh đến sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu trong việc hợp tác với các dự án Web2, như việc tài trợ cho Borussia Dortmund.
Đồng thời, dự án cũng thông báo ý định ra mắt BONK ETP, động thái này được cho là tiền thân của BONK ETF sau này. Từ đó, cho thấy việc đồng memecoin được cho là cha đẻ cho làn sóng memecoin trên Solana đang có ý định trong việc phát triển người dùng và thanh khoản nhiều hơn đến với thị trường truyền thống.
Tiến tới phổ cập blockchain bằng RWA và thanh toán stablecoin
Để xây dựng tầm nhìn về nền kinh tế trên chuỗi khối, việc phát triển các cơ sở cơ bản cho nền kinh tế là vô cùng cần thiết. Điều đó được thể hiện qua việc: Thu hút các tổ chức tài chính (tokenized RWA), Stablecoin và thanh toán bằng crypto ngay trên chuỗi.
RWA: Sự tham gia của các tổ chức tài chính truyền thống lớn
Sự tham gia từ các tổ chức tài chính truyền thống
2 trong 20 ngân hàng và quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới công bố sẽ hợp tác và hỗ trợ Solana.
Franklin Templeton là top 20 quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới với AUM trên 1.7 ngàn tỷ đô, sản phẩm tokenized kho bạc BENJI từ Franklin lớn số 2 thế giới với mức tài sản bảo hộ trên 400 triệu đô.
Trong Breakpoint, Franklin Templeton đã công bố kế hoạch về việc xây dựng money market fund ở trên Solana. Sau khi đi vào hoạt động, Franklin Templeton sẽ trở thành quỹ quản lý tài sản đầu tiên phát hành chứng khoán trên Solana theo tuyên bố đăng ký công khai với SEC.
Societe Generate công bố mang các sản phẩm mã hóa của mình đến Solana, bao gồm Smart Cash, Structured Products, Bonds và EURCV (stablecoin peg bởi EUR).
Securitize là một nền tảng mã hóa thuộc nhóm RWA, hiện đang quản lý hơn 950 triệu đô la tài sản trên blockchain. Nền tảng này là đối tác của các tổ chức lớn như BlackRock, KKR và Hamilton Lane thông qua việc phát hành BUIDL. Dự án công bố đẩy nhanh hợp tác với Wormhole để chuyển giao các tài sản của mình lên Solana.
Tại Breakpoint, Mark Attard của Citi đã thảo luận về hy vọng của Citi cho tương lai onchain của mình, bao gồm kết nối cơ sở hạ tầng của mình với thế giới bên ngoài Citi và mã hóa nhiều tài sản hơn. Ông cũng tiết lộ, Citi từ lâu, đã triển khai các giải pháp dựa trên blockchain cho các ứng dụng tài chính. Gần đây, họ đã ra mắt Citi Integrated Digital Assets Platform (CIDAP), một nền tảng công nghệ cho các giao dịch chuyển tiền nội bộ.
Từ những động thái trên, chúng ta thấy các quỹ tài chính lớn bắt đầu dùng Solana là blockchain cho việc mã hoá tài sản, đồng thời đẩy mạnh việc chuyển giao tài sản đã mã hoá của họ lên chuỗi này. Nếu được triển khai, đây sẽ là cánh cổng mang lượng tài sản tài chính truyền thống khổng lồ vào hệ sinh thái Solana.
Mở rộng tokenize sang các tài sản đời thường
Bên cạnh các sản phẩm tài chính được token hóa, nhiều loại tài sản khác cũng đang dần được mã hóa trên nền tảng Solana.
dVIN Labs, một nền tảng tokenize rượu và redeem offline thông qua VIN token, đã airdrop rượu và $200 VIN token ở Solana Breakpoint, đồng thời đặt ra tầm nhìn có thể mang được thị trường rượu có giá trị hơn 1000 tỷ đô (bằng với vốn hoá hiện tại của Bitcoin) lên chuỗi trong thời gian sắp tới.
Molecule, nền tảng tokenize sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm khoa học đặc biệt là dược phẩm sinh học, đã cho ra mắt nền tảng kêu gọi vốn cho các sáng chế khoa học trong Breakpoint.
Solana đã có đủ Stablecoin cho hành trình tiếp theo
Tại Breakpoint 2024, MakerDAO đã công bố về việc sử dụng Wormhole để kết nối SKY, USDS và sUSDS đến với Solana. Cùng với đó, MakerDAO cũng đã tuyên bố về quỹ hỗ trợ 2 triệu SKY mỗi tuần cho các giao thức Solana DeFi tích hợp USDS và SKY.
Societe Generale, SG FORGE, cũng bắt đầu ra mắt stablecoin peg với EUR CoinVertible gọi tắt EURCV. Coins.ph cũng cho ra mắt PHPC - stablecoin được peg bởi dollar Philippines.
So với trước đó, Solana đã có hợp tác với các đồng stablecoin lớn khác như PayPal với PYUSD, Circle với USDC.
Từ đó, có thể nói hệ sinh thái stablecoin trên Solana hiện tại đã khá hoàn chỉnh, từ đó tạo bàn đạp để có thể tiến đến việc phát triển các trường hợp sử dụng xoay quanh các đồng stablecoin này trên khắp hệ sinh thái.
Bên cạnh các thông tin về chuyển dịch stablecoin lên trên Solana, USDC, stablecoin lớn thứ 2 trên thế giới sau USDT cũng đã công bố về báo cáo dự trữ tài sản trong Breakpoint, đảm bảo USDC được bảo chứng bởi đúng giá trị trong tài sản thực một cách minh bạch và an toàn.
Thanh toán: Đa dạng và sẵn sàng để crypto tiến sâu hơn vào đời sống hằng ngày
Song song với sự phát triển của stablecoin, các giải pháp thanh toán trên Solana cũng có nhiều bước tiến.
Theo José Fernández - Head of Crypto của PayPal cho rằng Ethereum không phải là giải pháp cho thanh toán mà là Solana với chuẩn token extension, phí rẻ và xử lý giao dịch nhanh. Đồng thời, theo Cuy Sheffield - Head of Crypto của Visa cũng cho rằng 65% giao dịch stablecoin trên Solana là các giao dịch nhỏ (dưới 100$) và thường xuyên, điều đó nếu ở Ethereum sẽ là trở ngại lớn khi phí quá cao.
Tiện ích thanh toán crypto cơ bản thông qua Debit Card Visa
Solana chứng kiến sự phát triển mạnh trong mảng thanh toán và chuyển tiền xuyên quốc gia từ đó việc mang crypto vào đời sống hằng ngày ở blockchain này dần được thực hiện.
KAST, Sanctum và Fuse đều là các giải pháp tích hợp debit card Visa cho phép việc thanh toán stablecoin cho các vật phẩm hằng ngày.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa các dự án này đến từ vị trí địa lý vì phải thông qua trung gian tích hợp truyền thống là Visa, Fuse tập trung phát triển đầu tiên ở thị trường Mỹ, trong khi Sanctum và KAST tập trung phát triển đa quốc gia nhưng chưa thực thi ở Mỹ.
Nhằm khuyến khích người dùng, các sản phẩm này cũng có các cơ chế hoàn tiền khi chi tiêu. Hiện tại chỉ có KAST đã đi vào thực thi, Fuse và Sanctum chỉ đang trong giai đoạn lên kế hoạch cho cơ chế này.
Tiện ích thanh toán được thiết kế chuyên sâu theo từng ngách
Ngoài các giải pháp thanh toán trên, các dự án trong lĩnh vực này còn phát triển theo chiều dọc khi cung cấp dịch vụ thanh toán cho từng trường hợp sử dụng cụ thể.
Travala định hướng phát triển thanh toán crypto trong ngách thị trường liên quan đến du lịch, nghỉ dưỡng và đi lại.
Helio chỉ tập trung vào các khách hàng trên Shopify, vừa qua dự án cũng đã công bố hợp tác với Blinks cho phép thanh toán Shopify ngay trên X, điều trên vừa cải thiện trải nghiệm người dùng vừa biến X trở thành kênh phân phối mới cho các merchants.
Sling Money không phát triển theo hướng thanh toán, mà sẽ là “ngân hàng số" khi cho phép chuyển tiền xuyên biên giới, và rút trực tiếp crypto (USDC, USDP trên Solana) về lại tài khoản ngân hàng dưới dạng tiền pháp định.
DePlan với kế hoạch DePlan 2.0 cho phép thực hiện ví trả sau riêng cho các tác vụ liên quan đến Subscription. Dự án còn công bố về tính năng thanh toán dựa trên thời lượng sử dụng Subscription. Nếu khách hàng không sử dụng app sau khi đăng ký, họ sẽ không cần trả bất kỳ khoản phí nào.
Có thể thấy, mỗi dự án lại chọn cách tiếp cận và tệp khách hàng khác nhau, điều này tạo nên sự đa dạng và đem lại nhiều lựa chọn cho người dùng.
Solana 2.0
Solana 2.0 đề cập đến việc nâng cao TPS, giảm tình trạng shutdown mạng lưới và giảm phí mint, thông qua một số nâng cấp quan trọng:
Full-Firedancer Mainnet
Firedancer - validator client độc lập cho Solana được xây dựng bởi Jump Crypto (quỹ đầu tư và market maker có tiếng), đã chính thức mainet.
Trong Breakpoint 2024, Firedancer đã demo về việc có thể giúp Solana đạt đến mức 1M TPS, hạn chế gần như tối đa về độ trễ (latency), và giúp mạng lưới hoạt động ổn định tránh các tình trạng shutdown mạng lưới.
ZK Compression Mainnet
ZK Compression là một zkLayer ở trên Solana được chống lưng bởi Polychain, dự án bắt đầu mainnet sẽ giúp chi phí cho các việc mint token, NFT ở trên Solana được giảm đi 1000 lần.
Một số công cụ khác
Squad Protocol V5 giúp triển khai account abstraction ở trên SVM Smart Account của Solana cũng đến giai đoạn mainnet.
Radar - công cụ để phát hiện một số vấn đề bảo mật mạng lưới và smart contract, được giới thiệu thông qua Breakpoint 2024 và sẽ sớm triển khai trong thời gian tới.
Tổng Kết
Các mảnh ghép về tài chính cơ bản, cơ sở hạ tầng dưới chain của Solana gần như đã hoàn thiện và sẵn sàng cho các hình thái phát triển tiếp theo.
Solana sẽ là blockchain đi đầu trong việc mang crypto đến gần với đại chúng hơn thông qua việc phát triển rất mạnh mẽ của mảng thanh toán, RWA và công nghiệp phần cứng.