Solana là gì? Toàn tập về đồng tiền điện tử SOL Coin
Solana là gì?
Solana là một blockchain mã nguồn mở được phát triển bởi Solana Labs. Với khả năng xử lý nhiều giao dịch trên giây cùng phí giao dịch rẻ, Solana từng thu hút một lượng lớn người dùng tham gia vào mạng lưới.
Solana được kỳ vọng sẽ ngày càng cải thiện khả năng mở rộng, an toàn và phi tập trung trong tương lai.
Điểm nổi bật của dự án Solana là gì?
Khả năng xử lý ấn tượng của Solana được cấu thành từ 8 công nghệ cốt lõi:
Proof of History (PoH)
Proof of History là một dạng đồng hồ được các node trong mạng lưới của Solana sử dụng chung để có thể thống nhất được thời gian diễn ra sự kiện (transaction).
Cụ thể các transaction sẽ được mã hóa (hashed) kèm theo thông tin về thời gian và thứ tự của nó, do đó việc sắp xếp thứ tự giao dịch thực hiện bởi các node sẽ nhanh hơn do không cần tốn thời gian check lại thứ tự cũ của các transaction, từ đó có thể xác minh giao dịch nhanh hơn, dẫn đến tiết kiệm chi phí tính toán hơn.
Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT)
Tower BFT là biến thể của practical Byzantine Fault Tolerance (pBFT), được tối ưu cho Proof-of-History. pBFT là cơ chế đồng thuận mà trong đó đòi hỏi:
- Có ít nhất 2/3 node trong network thực hiện đúng với chức năng và không cố tình đưa giao dịch sai.
- 1/3 còn lại trong trường hợp bị lỗi hoặc không trung thực thì network cũng sẽ giữ được sự đồng thuận và tiếp tục.
Để đạt được điều này thì các nodes phải liên tục giao tiếp và chứng minh cho nhau là mình trung thực (check với hash cũ của chain và so sánh giữa các nodes gần nhau). Điều này dẫn tới tốc độ xác minh giao dịch sẽ lâu.
Tower BFT khắc phục điều này nhờ vào Proof-of-History. Các giao dịch đã được xắp sếp trật tự cho nên các nodes không cần giao tiếp và kiểm tra lẫn nhau mà có thể dễ dàng đạt được đồng thuận.
Gulf Stream
Do Node Leader đã được biết từ trước, transaction từ người dùng sẽ gửi thẳng tới validator sắp được chọn node leader nhờ Gulf Stream. Cụ thể sẽ là như sau:
Thứ tự giao dịch đã được biết từ trước nhờ Proof-of-History nên các giao dịch sớm nhất sẽ được đưa cho node leader, các giao dịch trễ hơn sẽ rơi vào các validator sắp được chọn là node leader. Thứ tự node leader đã được định sẵn nên việc này trở nên dễ dàng hơn.
Gulf Streams giúp loại bỏ mempool, một hệ thống hàng chờ mà ETH và BTC chọn dùng. Nhờ vậy mà giảm tải cho các node và tăng tốc độ giao dịch vì mỗi nodes trong hệ thống ETH phải tải toàn bộ dữ liệu về mempool rồi mới chọn transaction để xác minh giao dịch.
Vậy tại sao mempool được Solana xem là hạn chế và cần loại bỏ? Mối quan hệ của mempool với các node là gì? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm: Mempool là gì?
Turbine
Thuật toán của Turbine cho phép data của một block được tách thành nhiều mảnh nhỏ, điều này cho phép data của một block được chuyển tới các validators nhanh hơn
Sealevel
Sealevel là một Engine cải tiến trong việc xử lý các transaction một cách song song giúp cho Solana có thể mở rộng theo chiều ngang.
Với Sealevel, các công việc tính toán gần như sẽ được xử lý ở cấp độ máy tính nhờ Berkeley Packet Filter (một dạng filter phổ biến giúp tăng tốc độ xử lý của máy tính). Do đó, điểm mạnh của Sealevel là khi software của các nodes được nâng cấp (GPUs, SSDs) thì tốc độ xử lý hàng ngang cũng từ đó mà tăng lên.
Pipeline
Có thể hiểu Pipeline là hệ thống phân phối dữ liệu của Solana. Việc gửi dữ liệu của các block đi các node sẽ được định sẵn nhờ vào Pipeline, việc này giúp cho tăng tốc độ xác minh giao dịch của các node. Các node nhận được data nhanh hơn nên sẽ xác minh nhanh hơn.
Cloudbreak
Cloudbreak là một dạng cấu trúc dữ liệu để gia tăng tính mở rộng của Solana. Cloudbreak kết hợp với thiết kế Proof-of-History của mỗi giao dịch, giúp cho các validators khi cần có thể truy xuất state (trạng thái) của các account (các địa chỉ ví) một cách nhanh chóng, thậm chí là trước khi giao dịch được mã hóa và đưa vào block.
Archivers
Solana cũng có một hệ thống lưu trữ lại toàn bộ chuỗi của chain gọi là Archivers. Archiver node có thể hiểu là những máy tính đóng vai trò lưu trữ lại thông tin của chain. Mỗi 1 archiver sẽ lưu trữ 1 phần nhỏ của lịch sử giao dịch.
Tổng kết lại ở 8 công nghệ cốt lõi ta có thể thấy Solana tập trung vào việc tối ưu quá trình xử lý giao dịch của mạng lưới, giúp mạng lưới có tốc độ xác minh giao dịch nhanh hơn với chi phí rẻ, từ đó làm tăng trải nghiệm người dùng.
Tuy nhiên Solana là một blockchain với tuổi đời non trẻ, nên việc xuất hiện các vấn đề liên quan nền tảng là dễ hiểu. Từ đầu năm 2022 đến nay, Solana đã shutdown 8 lần. Nguyên nhân cốt lõi của việc này là do cơ chế đồng thuận và thiết kế của Solana. Để giải quyết vấn đề này, Solana sẽ áp dụng hàng loạt giải pháp trong thời gian tới.
Lợi ích khi nắm giữ SOL Coin là gì?
SOL token là native token của Solana. SOL có một vài công dụng chủ yếu sau:
- Phí: SOL sẽ được sử dụng để thanh toán các phí trong mạng lưới blockchain của Solana như transactions fee, smart contract fee,…
- Phần thưởng: SOL coin được dùng làm phần thưởng cho các Staker/Node nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của mạng lưới.
- Quản trị: SOL coin sẽ được dùng để voting quản trị trong tương lai.
Thông tin chi tiết về SOL Coin
Key Metrics SOL Token
- Name: Solana.
- Ticker: SOL.
- Blockchain: Solana.
- Consensus: Proof of Stake (PoS).
- Consensus Mechanism: Tower BFT.
- Token type: Utility Token.
- Subunits: Lamport (1 SOL = 2^34 Lamport).
- Block time: 400ms.
- Avg. Transaction Time: 50,000 - 65,000 TPS.
- Token Standard: SPL.
- Max Supply: 1,000,000,000 SOL.
- Initial Total Supply: 500,000,000 SOL.
- Current Total Supply: 508,180,963 SOL.
- Circulating Supply: 358,018,935 SOL.
SOL Token Allocation
Tổng cung ban đầu của Solana là 500 triệu coin SOL và được phân bổ theo từng phần bên dưới:
- Seed Sale: 16.23%.
- Founding Sale: 12.92%.
- Validator Sale: 5.18%.
- Strategic Sale: 1.88%.
- Đấu giá trên CoinList: 1.64%.
- Developers: 12.79%.
- Solana Foundation: 10.46%.
- Community Activities: 38.89%.
SOL Token Sales
Solana đã raised được 25.55 triệu USD sau nhiều vòng sale trong khoảng thời gian từ 05/04/2018 đến 23/03/2020. Chi tiết từng vòng như sau:
- Seed Sale: 16.23% tổng cung SOL với giá 0.04 USD/SOL từ ngày 05/04/2018, thu về 3.17 triệu USD.
- Founding Sale: 12.92% tổng cung SOL với giá 0.2 USD/SOL và thu về được 12.63 triệu USD.
- Validator Sale: 5.18% tổng cung SOL với giá 0.225 USD/SOL và thu về 5.7 triệu USD vào tháng 07/2019.
- Strategic Sale: 1.88% tổng cung SOL với giá 0.25 USD/SOL và thu về 2.29 triệu USD.
- CoinList Sale: 1.64% tổng cung SOL với giá 0.22 USD/SOL và thu về 1.76 triệu USD thông qua hình thức đấu giá.
SOL Token Release Schedule
Số lượng lưu hành ban đầu của Solana là 16,350,633 SOL (3.27%) và 11,365,067 SOL (2.27%) đã được đốt và loại bỏ khỏi nguồn cung.
Như vậy, Solala sẽ vesting 472,284,300 SOL (94.46%) chi tiết như sau:
- Sale: 100% SOL được vested vào ngày 07/01/2021.
- Team: Vào ngày 07/01/2021, SOL coin của team sẽ bắt đầu được unlock với số lượng là 31,250,000 SOL, và 1/2 số coin còn lại sẽ được vesting dần dần qua 24 tháng.
- Community: Bắt đầu Vesting từ 01/05/2020 với 8,000,000 SOL mỗi tháng và kết thúc vào 07/01/2021.
- Foundation: Được mở khóa toàn bộ vào 07/01/2021.
Như vậy, ngày 07/01/2021 tổng lượng unlock của Solana (SOL) là 91.47% chưa tính số đồng coin lạm phát (inflationary rewards).
Chú ý: Tất cả số liệu trên đều dựa trên Initial Total Supply - 500 triệu SOL. Max Supply của SOL sẽ đạt 1 tỷ trong vòng 10 năm.
Ví lưu trữ & Sàn giao dịch SOL coin
Ví lưu trữ SOL coin
SOL là đồng coin SPL nên các bạn có thể lưu trữ nó trên Coin98 Super Wallet với các thao tác đơn giản sau:
Bước 1: Tại giao diện chính, chọn Receive (Nhận).
Bước 2: Nhập SOL vào ô tìm kiếm.
Buớc 3: Sao chép địa chỉ ví Solana và gửi SOL token vào địa chỉ này.
Sàn giao dịch SOL coin
Hiện đồng coin SOL đang được giao dịch trên hầu hết các sàn nổi tiếng như: Coinbase, Binance, Kucoin, Gate.io, Huobi...
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư của dự án Solana
Đội ngũ dự án
Solana được build bởi dàn đội ngũ all-star, giàu kinh nghiệm từ những công ty lớn tầm cỡ như Google, Apple, Intel, Twitter, Dropbox, Microsoft...
Founder của Solana là Anatoly Yakovenko, kỹ sư thiết kế các Distributed System (hệ thống phân tán) và thuật toán nén của Qualcomm. Sau đó ông làm cho Dropbox.
Nhà đầu tư
Solana Labs kêu gọi được 20 triệu USD tại vòng Seria A, dẫn đầu bởi Multichain vào 2019 và gọi public thông qua Coinlist Platform thêm 1.76 triệu USD.
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái, Solana Ventures, investment arms của Solana vừa gọi về 314 triệu USD. Với số tiền này Solana Labs có thể đẩy mạnh việc phát triển của các dự án trong hệ sinh thái.
Roadmap & Update của Solana
Để giải quyết các vấn đề về thiết kế nền tảng, Solana sẽ áp dụng hàng loạt giải pháp trong thời gian tới.
- QUIC: Một lớp gửi và nhận giao dịch thay thế giúp tăng tốc độ và tính ổn định của mạng.
- Stake theo tỷ trọng giao dịch QoS: Thay đổi hình thức tiếp nhận giao dịch từ FCFS (First-come-first-served - tới trước được trước) thành phân bổ theo tỷ trọng stake của node.
- Cơ chế ưu tiên cho giao dịch trả phí cao hơn: Người dùng có thể trả thêm một khoản phí để giao dịch của mình được ưu tiên. 50% số phí đó sẽ thuộc về validator, 50% còn lại sẽ bị đốt đi. Người dùng vẫn sẽ bị trừ số phí này kể cả khi giao dịch thất bại.
- Phân vùng phí: Thay vì người dùng cạnh tranh toàn cầu để đưa phí giao dịch lên đầu (tương tự như việc người dùng sử dụng Ethereum vào lúc cao điểm sẽ khiến các loại phí gas trên mạng tăng lên), Solana sẽ phân vùng phí, ví dụ nếu có một lượng lớn giao dịch swap thì phí swap sẽ cao lên, trong khi các phí khác thì không.
Với các cập nhật về hạ tầng đang được triển khai, Solana khả năng cao sẽ tăng dần tính ổn định và hiệu suất của mạng lưới trong tương lai.