Thẻ đen là gì? Thông tin về loại thẻ tín dụng quyền lực
Thẻ đen là gì?
Thẻ đen hay còn gọi là thẻ bạch kim (platinum) là loại thẻ tín dụng cao cấp nhất, dành riêng cho những khách hàng có giá trị tài sản lớn cùng với mức chi tiêu, giao dịch rất cao tại ngân hàng.
Điểm đặc biệt của thẻ đen nằm ở những điều sau:
- Số lượng thẻ được phát hành là giới hạn.
- Điều kiện mở thẻ khắt khe và yêu cầu giá trị tài sản cao.
- Phí duy trì thẻ đắt đỏ, cao hơn nhiều lần so với thẻ thông thường.
- Thẻ đen chỉ được cấp cho những cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện của ngân hàng, không dành cho tất cả mọi người.
Theo thông tin từ Credit Karma, để sở hữu thẻ đen AmEx, người tiêu dùng cần chi tiêu hàng trăm nghìn USD mỗi năm và có thu nhập phải đạt ít nhất 1 triệu USD (khoảng 25 tỷ đồng).
Ngân hàng sẽ tự đánh giá và lựa chọn những khách hàng tiềm năng, họ cũng cung cấp đơn đăng ký qua trang web chính thức. Kim Kardashian và Michael Bloomberg là hai trong số các tỷ phú đang sở hữu tấm thẻ đen này.
Đặc quyền khách hàng sở hữu black card
Bảo hiểm quốc tế
Những gói bảo hiểm toàn cầu với nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho các khách hàng sở hữu thẻ đen bao gồm:
- Bảo hiểm du lịch: Bảo vệ khách hàng trong trường hợp hoãn chuyến bay, tai nạn khi du lịch...
- Bảo hiểm tư trang: Hỗ trợ khách hàng khi gặp trường hợp mất ví, mất hành lý...
- Bảo hiểm giao dịch: Mang đến sự an tâm cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán dịch vụ...
Đặc biệt, quyền lợi bảo hiểm dành cho thẻ đen có thể lên đến 11 tỷ VNĐ/người.
Ưu đãi riêng biệt
Sở hữu thẻ đen mang đến cho chủ nhân hàng loạt ưu đãi độc quyền khi thanh toán và mua sắm như:
- Ưu đãi mua sắm: Chiết khấu trên mỗi hóa đơn mua hàng, tích điểm khi mua hàng, các mặt hàng được giảm giá sâu, trả góp lãi suất 0%...
- Hoàn tiền khi chi tiêu (Cashback): Chủ thẻ được hoàn tiền theo tỷ lệ phần trăm trên mỗi giao dịch thanh toán bằng thẻ.
- Chương trình dặm bay tích điểm: Nhiều loại thẻ đen kết nối với các hãng hàng không, giúp chủ thẻ có thể tích lũy điểm khi bay. Điểm tích lũy này sau đó có thể được sử dụng để đổi lấy các ưu đãi như vé máy bay giá rẻ, nâng hạng ghế hoặc các món quà giá trị.
- Thưởng từ tín hiệu chi tiêu: Khi đạt mức chi tiêu nhất định theo tháng, chủ thẻ nhận được phần thưởng giá trị từ ngân hàng phát hành.
Dịch vụ cá nhân hóa
Tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng, chủ thẻ đen sẽ được hưởng các đặc quyền như phòng chờ cao cấp tại sân bay, dịch vụ hỗ trợ 24/7, đặt phòng khách sạn miễn phí, lối đi riêng tại sân bay và nhiều ưu đãi khác.
Tiện ích miễn phí
Khách hàng sở hữu thẻ đen có thể được hưởng các tiện ích miễn phí như tin nhắn SMS banking, dịch vụ ngân hàng điện tử… và nhiều dịch vụ khác tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng.
Hạn mức thẻ tín dụng cực cao
Điểm nổi bật của loại thẻ này chính là hạn mức chi tiêu cao đáng kể so với các loại thẻ thông thường. Hạn mức phụ thuộc vào chính sách riêng của các ngân hàng và khả năng tài chính của mỗi khách hàng.
Hồ sơ mở thẻ đen bao gồm những gì?
Để mở thẻ đen, trước tiên các cá nhân cần đáp ứng được các yêu cầu cần thiết từ ngân hàng. Sau đó là chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để được xét duyệt, bao gồm:
Đối với cá nhân quốc tịch Việt Nam:
- Điền đầy đủ thông tin theo mẫu yêu cầu phát hành thẻ đen của ngân hàng.
- Chuẩn bị bản chính và bản sao có công chứng của căn cước công dân và các giấy tờ tùy thân khác để thực hiện việc đối chiếu.
- Ký hợp đồng sử dụng thẻ đen.
- Cung cấp các giấy tờ thể hiện tình hình tài chính và lịch sử tín dụng.
- Người lao động hợp đồng cần cung cấp giấy tờ chứng minh cư trú hợp pháp tại Việt Nam để mở thẻ đen.
- Nộp bản sao các giấy tờ khác như: giấy thị thực, giấy xác nhận tạm trú…
Đối với cá nhân quốc tịch nước ngoài thì ngoài những yêu cầu trên, cần bổ sung các hồ sơ sau:
- Cần nộp bản chính và bản sao của giấy tờ xác nhận thời gian lưu trú tại Việt Nam ít nhất 12 tháng còn hiệu lực.
- Giấy phép lao động/Hợp đồng lao động: Bản chính và bản sao.
- Cần nộp bản gốc xác nhận từ cơ quan công tác.
Hồ sơ mở thẻ đen sẽ thay đổi tùy theo từng ngân hàng, để biết thêm chi tiết bạn có thể truy cập trang web hoặc liên hệ hotline của ngân hàng.
Đọc thêm: Thẻ Visa là gì? Phân loại và điều cần chú ý về thẻ Visa