SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Thuế là gì? Đặc điểm và vai trò của thuế trong nền kinh tế

Nộp thuế - nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân và doanh nghiệp. Vậy thuế là gì? Tại sao chúng ta phải đóng thuế? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của thuế trong nền kinh tế.
Anh Long
Published Apr 24 2024
Updated Sep 24 2024
7 min read
thuế là gì

Khái niệm thuế là gì?

Thuế là khoản tiền mà nhà nước thu của người dân và doanh nghiệp để chi trả dịch vụ an sinh xã hội: Giáo dục, y tế, an ninh, cơ sở hạ tầng… và phục vụ cộng đồng. Thuế là nguồn lực chính giúp duy trì và ổn định nền kinh tế quốc gia.

Khi bạn kiếm được tiền từ công việc hoặc kinh doanh thì một phần thu nhập sẽ nộp vào ngân sách nhà nước hay nói cách khác đó là đóng thuế. Số tiền đóng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc 2 yếu tố chính:

  • Thu nhập của người nộp thuế.
  • Quy định luật thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
tìm hiểu thuế là gì
Khái niệm thuế
advertising

Tính chất và đặc điểm của thuế

  • Khoản đóng bắt buộc: Nghĩa vụ mà cá nhân, doanh nghiệp phải đóng theo quy định pháp luật.
  • Quy định mức thu và thời gian thu: Tùy từng loại sẽ có quy định cụ thể về thuế suất và thời gian thu theo tháng, quý, năm giúp người nộp thuế có sự chuẩn bị, tránh bị trễ hạn.
  • Thay đổi linh hoạt: Dựa vào tình hình thực tế, nhà nước sẽ điều chỉnh thuế phù hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ví dụ: Năm 2024, thuế giá trị gia tăng giảm từ 10% xuống 8% áp dụng từ 01/01/2024 đến 30/06/2024.
  • Không hoàn trả trực tiếp: Tiền nộp thuế không dùng để trả một dịch vụ, sản phẩm của chính phủ, thay vào đó là phục vụ lợi ích xã hội.
  • Các khoản giảm trừ và miễn thuế: Luật thuế có quy định những khoản miễn đóng như: tăng ca, thưởng sáng kiến…  và các khoản giảm trừ: bản thân, bảo hiểm xã hội, người phụ thuộc… nhằm hỗ trợ người nộp thuế.

Vai trò của thuế với nền kinh tế

Thuế có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế, cụ thể:

  • Nguồn tài chính nhà nước: Thuế là nguồn tiền chính của chính phủ giúp ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
  • Thu hút đầu tư: Áp dụng thuế suất ưu đãi nhằm thúc đẩy đầu tư vào phát triển lĩnh vực mới như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo… tăng sự cạnh tranh với các quốc gia khác.
  • Ổn định thị trường: Thuế là công cụ giữ cho thị trường ổn định, thông qua khuyến khích hoặc kìm hãm trao đổi hàng hóa.
  • Công cụ kiểm soát lạm phát: Nhà nước giảm thuế đối với mặt hàng có giá cả tăng cao (như xăng dầu) góp phần bình ổn giá và kiềm chế lạm phát.
  • Giảm bớt nợ công: Một phần thu nhập thuế sử dụng để trả nợ và lãi vay cho tổ chức quốc tế khi thực hiện dự án xây dựng công trình hạ tầng quan trọng của đất nước.
  • Giảm chênh lệch thu nhập: Người có thu nhập cao sẽ đóng thuế theo tỷ lệ thuế suất tăng dần theo mức thu nhập, chia sẻ gánh nặng thuế theo khả năng chi trả của từng cá nhân.
  • Mang tính lâu dài: Tiền thuế thu được dùng cho duy trì, cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ công: Y tế, giáo dục, an ninh… tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, đầu tư và đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện.
vai trò của thuế
Thuế có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Phân loại thuế

Việc phân loại này dựa trên ba tiêu chí sau:

  • Cách thu thuế: Gồm có thu trực tiếp (trực thu) và thu gián tiếp (gián thu). Trong đó, thuế trực thu sẽ lấy từ thu nhập người nộp thuế. Thuế gián thu thì thu qua người tiêu dùng khi mua hàng hóa.
  • Đơn vị hành chính: Tiền thuế lần lượt được nộp vào ngân sách của hai cơ quan quản lý thu đó là nhà nước và địa phương.
  • Yếu tố kinh tế: Là gộp các loại thuế dựa trên nguồn thu mà nó tạo ra như thuế thu nhập (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp…), thuế tài sản (thuế nhà đất, thuế xe…).

Những loại thuế phổ biến tại Việt Nam

Một số loại thuế phổ biến được áp dụng để cung cấp nguồn thu cho ngân sách nhà nước như:

  • Thuế thu nhập cá nhân: Thu trực tiếp trên nguồn thu nhập cá nhân như tiền lương, lợi nhuận đầu tư, kinh doanh tự do… mức thu thuế tính theo từng bậc.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế này được tính từ phần thu nhập sau khi đã trừ chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là khoản thu thuế gián tiếp, áp dụng vào một số hàng hóa/dịch vụ xa xỉ (như xăng dầu, thuốc lá, rượu bia, kinh doanh vũ trường…) có thể ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng.
image
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa/ dịch vụ, thuế VAT được áp dụng và cộng vào giá sản phẩm/dịch vụ do người tiêu dùng chi trả khi thanh toán.
  • Thuế sử dụng đất: Là khoản thu từ người sử dụng đất và nằm trong nhóm nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia.
  • Thuế xuất nhập khẩu: Thuế này thu trực tiếp trên giá trị hàng hóa sản xuất trong nước xuất khẩu ra nước ngoài và hàng nhập khẩu từ nước khác.
  • Thuế tài nguyên: Thuế này được thu từ doanh nghiệp thực hiện khai thác nguồn tài nguyên: Dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, nước… với mục đích quản lý việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên quốc gia.
  • Thuế bảo vệ môi trường: Khi tổ chức có hoạt động như sản xuất công nghiệp, vận tải, xử lý chất thải… gây hại cho môi trường đều phải đóng thuế này.
  • Lệ phí môn bài: Là khoản thu hàng năm mà doanh nghiệp phải đóng vào ngân sách nhà nước, mức thu dựa vào vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
  • Lệ phí trước bạ: Là khoản phí mà cá nhân phải trả cho nhà nước trước khi đăng ký sở hữu phương tiện giao thông hoặc các loại tài sản khác.

Đọc thêm: Thuế thu nhập cá nhân là gì? Cách tính thuế TNCN 2024

các loại thuế thường thấy

Bài viết trên đã giải thích khái niệm thuế là gì và tính chất cơ bản của thuế. Qua đó thấy được, việc đóng thuế đầy đủ không chỉ là nghĩa vụ của mỗi công dân mà còn góp phần tạo nên những thay đổi tích cực cho nền kinh tế.

RELEVANT SERIES