SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Token Vesting Process - Tại sao đây là một giải pháp tuyệt vời ?

Token Vesting Process là gì? Tại sao Token Vesting Process lại là một giải pháp tuyệt vời? Cùng tìm hiểu qua bài viết của Coin98.
Avatar
ng.phat18
Published Oct 08 2020
Updated Sep 27 2022
7 min read
thumbnail

Hello anh em! Với sự phát triển nhanh chóng của Defi, các dự án và token mới liên tục xuất hiện với một tần suất ngày càng dày đặc.

Song song với đó là một vấn đề mình nghĩ làm cho khá nhiều anh em bị đu đỉnh, đó là “pump/dump” khi token được release một số nhà đầu tư nắm lượng lớn token sẽ thao túng thị trường.

Đó là lý do tại sao anh em nên xem xét dự án đó có Vesting hay không. 

Các dự án Blockchain phát hành token của họ thông qua sự kiện crowdsale. Mọi người muốn tham gia thì sẽ thanh toán bằng Ethereum hoặc Bitcoin.

Vào cuối giai đoạn crowdfunding, mỗi người tham gia sẽ nhận được lượng token tương ứng với số tiền họ đã thanh toán. Đối với một số dự án họ sẽ cấp một số lượng token nhất định.

Giới thiệu về Token Vesting Process

Đó là lượng token được lock lại trong một khoảng thời gian cho các team, partner, advisors và những người đang đóng góp vào sự phát triển của dự án.

Smart Contracts thường lock một lượng token nhất định cho đến khi thỏa các điều kiện un-lock trong hợp đồng.

Ví dụ: Các start-up về Blockchain có thể lock một lượng token nhất định như là 15% lượng token sẽ được phát hành dần mỗi tháng/quý/năm cho mục đích tài chính. Quá trình phát hành các đồng token này gọi là Vesting.

Vesting thường được sử dụng để thể hiện team rất quan tâm đến dự án và sẽ gắn bó lâu dài cùng sự phát triển của dự án đó. Ngoài ra còn làm giảm sự thao túng do việc nắm giữ 1 lượng lớn token dẫn đến việc “pump/dump” ngoài thị trường. 

Một ví dụ về vesting schedule: 20% số token được release trong 6 tháng, 50% trong 1 năm và 100% trong 2 năm. Lý do tại sao điều này có lợi?

Vì nếu một hoặc một số nhà đầu tư nắm được 20% tổng cung của token được release, họ có thể dễ dàng tạo ra các biến động về nguồn cung gây bất lợi cho hệ sinh thái và giá token. Nói một cách dễ hiểu, điều này tạo ra rủi ro làm mất sự ổn định của token.

Vesting Process hoạt động tương tự như quỹ dự trữ của Ngân hàng trung ương. Dự trữ càng lớn thì tiền tệ Fiat càng mạnh và ngược lại tiền giấy ngoài thị trường càng nhiều thì giá trị càng giảm đi.

Đó là ví dụ sơ bộ về lý do tại sao việc cấp một số lượng token nhất định trong một khoảng thời gian có thể giúp một dự án mới thành lập cân bằng giá và mức độ phổ biến của token.

Có thể sự ảnh hưởng ngày càng tăng của các team từ bên ngoài nên xu hướng quản lý dự án là giữ lại một lượng lớn token để tạo động lực và sự quan tâm trong việc tạo ra một cộng đồng thịnh vượng với lợi ích dành cho các holder. 

Mặc dù các team đang nắm giữ một lượng lớn token và xu hướng chung dường như đang chuyển dần từ nắm giữ 6-8% số token trong giai đoạn 2015-2016 lên gần 20-25% hiện nay. Có thể cho thấy rằng vesting schedules được kéo dài ra cho việc nắm giữ token nội bộ.

Từ 0-24 tháng là điển hình cho vesting schedules kéo dài cho đến năm 2016 - còn hiện tại vesting schedules đang trải dài trong khung 36-48 tháng và là thước đo mạnh mẽ về cam kết lâu dài đối với một dự án.

Một số dự án Vesting Process

DreamTeam Tokens

Công ty cung cấp 25% tổng lượng token đã release. Các token này bị lock để đảm bảo các investor duy trì việc gắn bó và tầm nhìn dài hạn với dự án.

Các token được bảo mật bằng smart contracts và sẽ được trả cho các advisors, partner và các team trong vòng 2 năm. 

15% sẽ được dành làm tiền thưởng cho các team chuyên nghiệp và nhà tổ chức giải đấu, 10% cho các group và investor sớm.

Ngoài ra còn có 10% dự trữ của công ty, 5% dành cho các investor cá nhân. 

Càng nhiều token được phân phối thì các token dự trữ càng có giá trị. Vì vậy lợi ích tốt nhất cho mỗi member trong nhóm dự án là tạo ra một dự án thành công có nhiều user để tăng giá trị token.

Anh em có thể tham khảo thêm một số transaction bị lock token của DreamTeam tại đây.

Thật vậy, vesting schedule là một trong những thứ quan trọng được sử dụng để giúp các team tập trung vào việc thực hiện một dự án tuyệt vời sau khi thực hiện crowdfunding.

Thay vì nhận được toàn bộ token, các team sẽ nhận được token sau một khoảng thời gian vesting schedule do founder của dự án thiết lập.

Bằng cách này, thành viên trong team ko thể ra đi với token và rời bỏ dự án. DreamTeam đã nhận được sự hỗ trợ và tin tưởng của các advisors và đối tác. Các token sẽ được chi trả trong 2 năm.

Aragon Network

Token Vesting Process được xem là cổ điển của Aragon được ra mắt vào 2017.

Phân phối theo tỉ lệ 70/15/15. 70% đến người mua token, 15% hỗ trợ phát triển network, 15% dành cho founder và những người đóng góp ban đầu.

InsurePal 

Đã có một đợt bán token vào tháng 01/2018. Trình bày một chiến lược Vesting trong đó Vesting sẽ chia nhiều phần nhỏ nhắm đến các mục tiêu: 10% cho founder, 6% cho team, 6% cho support team, 6% cho advisor, 3% ưu đãi cho user và 2% cho các early investor.

Anh em có thể tham khảo thêm tại đây.

Gần đây nhất là LUA Token, anh em có thể tham khảo bài viết của Coin98 về: LUA Token

Tại sao Vesting lại cần thiết?

Như anh em có thể thấy, ngày càng nhiều công ty khởi nghiệp và bắt đầu Vesting một lượng lớn token hơn khi số lượng người tham gia gây quỹ Blockchain gia tăng.

Điều này giống với hình thức đầu tư thiên thần tiêu chuẩn khi phần lớn công ty vẫn nắm trong tay các founder. Cung cấp cho họ một cách để tài trợ và tạo đòn bẩy cho công ty của họ trên thị trường.

Vì quy trình Vesting ngày càng trở nên phức tạp và nhiều mã token được dành riêng cho các công ty, điều quan trọng đối với một dự án là phải công bố rõ ràng việc phân bổ token cho các founder, early investor và những người khác.

Các nhà đầu tư cần biết rằng nhóm dự án có đủ khả năng và không cần kiểm soát quá nhiều token. Ngoài ra, thông tin chi tiết về vesting schedule cần được thông báo rõ ràng.

Kết luận

Qua bài viết này mong là anh em sẽ có một cái nhìn mới hơn và thêm sự lựa chọn khi nghiên cứu về các dự án token ngoài: Teams, Tokenomics, Audit... Và giờ chúng ta sẽ cần phải biết thêm về Vesting schedule của dự án.

Bài viết được mình tham khảo và dịch lại từ Hackernoon Token Vesting Process — Why Is This a Great Idea? một số dự án đã không còn tiếp tục nên mình sẽ không đề cập hết như bài gốc.

Mình là Phát, hẹn gặp anh em ở bài viết tiếp theo.

RELEVANT SERIES