Amber avatar
Coin98 Insights
Nơi chia sẻ tất cả những kiến thức Crypto từ cơ bản đến nâng cao, kinh nghiệm đầu tư Bitcoin và các hình thức đầu tư tiền điện tử khác.

Tỷ giá hối đoái là gì? Vai trò và cách tính tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái có tác động tới kinh tế của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Vậy tỷ giá hối đoái là gì? Làm sao để tính tỷ giá này? Hãy cùng Coin98 Insight tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Amber avatar
Anh Long
7 min read
Published May 11 2024
tỷ giá hối đoái là gì

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ xác định giá trị quy đổi của hai loại tiền tệ khác nhau. Tỷ giá này cho biết, bạn cần bao nhiêu tiền ở quốc gia này để đổi lấy một số tiền ở quốc gia khác.

Ví dụ: Tại thời điểm ngày 18/4/2024, bạn cần 25.400 VND để đổi lấy 1 USD. Ta kết luận rằng tỷ giá hối đoái USD/VND = 25.400 VND.

advertising
tỷ giá hối đoái là gì
Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ xác định giá trị quy đổi của hai loại tiền tệ khác nhau.

Vai trò của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới nền kinh tế và thể hiện vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Nếu tỷ giá USD/VND tăng, có nghĩa là USD “đắt hơn” VND. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng tính cạnh tranh do giá thành thấp. Song song đó là giá hàng hóa của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao, làm cho nhu cầu của người Việt Nam với hàng ngoại nhập giảm xuống. 

Ngược lại, tỷ giá USD/VND giảm tương ứng giá trị của VND tăng, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ đắt và kém cạnh tranh. Trong khi hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam sẽ tăng lên, do giá USD đã “hạ nhiệt”.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, điều tiết tỷ giá hối đoái cũng có thể ảnh hưởng tới lạm phát. Việc tỷ giá ngoại tệ tăng cao có thể làm hàng nhập khẩu tăng giá dẫn tới lạm phát. Ngược lại, khi hạ tỷ giá ngoại tệ, giá mặt hàng nhập khẩu có thể giảm, làm giảm áp lực lạm phát.

tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Cách phân loại tỷ giá hối đoái

Có rất nhiều cách để phân loại tỷ giá hối đoái, việc này phụ thuộc vào tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

Theo nghiệp vụ ngân hàng:

Tỷ giá mua vào: Là giá ngân hàng sẵn sàng mua ngoại tệ.
Tỷ giá bán ra: Là giá ngân hàng sẵn sàng bán ra ngoại tệ.

Theo cơ chế quản lý ngoại hối:

Tỷ giá cố định: Là tỷ giá của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương ấn định, không thể thay đổi theo thị trường.
Tỷ giá động: Là tỷ giá thay đổi theo quy luật cung cầu trên thị trường.
Tỷ giá mềm: Đây là tỷ giá động được điều chỉnh linh hoạt nhưng vẫn nằm trong một khoảng hạn chế theo sự điều tiết của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương.
Tỷ giá kép: Sử dụng tỷ giá động cùng với các loại tỷ giá khác nhằm phục vụ các mục đích thương mại khác nhau.

Thanh toán quốc tế:

Tỷ giá chuyển đổi: Khi thực hiện giao dịch quốc tế, tỷ giá này được sử dụng làm phương tiện chuyển đổi.
Tỷ giá hối đoái: Là giá trị của một nội tệ đổi lấy một số ngoại tệ tương ứng trong quá trình giao dịch ngoại tệ.

Theo giá trị tỷ giá: Giúp phân tích về sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cho thấy sức mua của tiền tệ so với các loại hàng hóa, dịch vụ  ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Theo cách chuyển đổi ngoại hối: 

Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá mà các ngân hàng sử dụng để trao đổi tiền tệ với nhau thông qua hệ thống điện toán.
Tiền giá thư hối: Là tỷ giá mà ngân hàng chuyển đổi ngoại hối bằng thư và giá trị thường thấp hơn tỷ giá điện hối, do chi phí vận chuyển bằng thư cao hơn.

Theo kỳ hạn thanh toán:

Tỷ giá giao ngay: Bạn cần thanh toán ngay sau khi thực hiện giao dịch.
Tỷ giá giao dịch theo kỳ hạn: Bạn có thể thanh toán vào một ngày giao dịch đã được xác định từ trước, theo tỷ giá thỏa thuận.

Cách tính tỷ giá hối đoái

Trước khi tính tỷ giá hối đoái, ta cần xác định đồng tiền định giá và đồng tiền yết giá.

Đồng tiền định giá: Còn gọi là đồng tiền cơ sở và được định giá bằng đồng tiền yết giá. Nó là thước đo cho các giao dịch, giúp bạn biết cần bao nhiêu đơn vị tiền yết giá để đổi lấy 1 đơn vị tiền định giá. 
Đồng tiền yết giá: Là đồng tiền thứ 2 trong cặp tỷ giá hối đoái, nó thể hiện giá trị của đồng tiền định giá.

Trong một cặp tiền tệ tỷ giá hối đoái, đồng tiền yết giá sẽ đứng trước và đồng tiền định giá sẽ đứng sau, phân cách với nhau bằng dấu “/”. Ví dụ: Tỷ giá USD/VND là 25.145. Khi đó, đồng tiền yết giá là USD và đồng tiền định giá là VND. Tức là, với 25.145 VND bạn đổi được 1 USD. 

Tỷ giá hối đoái thường được tính theo 3 công thức sau đây:

Công thức tính tỷ giá giữa 02 đồng tiền định giá: Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD).
Công thức tính tỷ giá giữa 02 đồng tiền yết giá: Yết giá/định giá = (USD/định giá)/ (USD/yết giá).
Công thức tính tỷ giá giữa đồng tiền định giá và yết giá: Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(USD/định giá).
tính tỷ giá hối đoái

Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

Chính sách tiền tệ: Việc ngân hàng Nhà nước hoạch định chính sách lãi suất và in tiền làm thay đổi giá trị đồng tiền, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá hối đoái.
Kinh tế, chính trị: Biến động về kinh tế, chính trị của một quốc gia khiến sức mạnh của nội tệ giảm đi. Từ đó, tỷ giá hối đoái cũng biến động mạnh.
Cán cân thanh toán: Khi cán cân thanh toán quốc tế cao, giá trị nội tệ giảm và ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại.
Lạm phát: Đây luôn là yếu tố ảnh hưởng tới mọi mặt tài chính, đời sống, xã hội. Lạm phát tăng làm giá trị nội tệ giảm khiến tỷ giá hối đoái tăng mạnh và ngược lại.
Đầu tư quốc tế: Dòng tiền nước ngoài đầu tư có thể khiến giá trị đồng nội tệ của một quốc gia tăng lên, gián tiếp làm tỷ giá giảm xuống.
Lãi suất: Việc nhà nước tăng lãi suất trong nước có thể sẽ thu hút dòng tiền nước ngoài. Từ đó dẫn đến tăng sức mạnh đồng tiền nội tệ, làm giảm tỷ giá hối đoái và ngược lại.

Nhìn chung, tỷ giá hối đoái không chỉ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố mà còn tác động ngược lại các yếu tố này. Hiểu rõ bản chất tỷ giá hối đoái là gì cũng như ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá toàn diện trước khi ra quyết định.