SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Lãi suất là gì? Điểm khác biệt giữa các loại lãi suất

Bản chất của lãi suất là gì? Có bao nhiêu loại lãi suất? Cùng tìm hiểu vai trò và những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất qua bài viết sau.
Avatar
Anh Long
Published May 30 2024
Updated Sep 27 2024
8 min read
lãi suất là gì

Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền vốn mà bên nhận tiền gửi trả cho bên gửi tiền, hoặc người vay tiền phải trả bên cho vay trong một khoảng thời gian cụ thể, thường tính theo năm.

Ví dụ: Bạn vay 100 triệu từ ngân hàng với lãi suất 6%/năm theo cách tính lãi đơn thời hạn vay là 1 năm. Sau 12 tháng, số tiền bạn cần hoàn trả lại sẽ là 100 triệu vốn vay cộng 6 triệu tiền lãi. (500 nghìn đồng/tháng)

khái niệm lãi và lãi suất là gì

Lãi suất và lãi là hai khái niệm có liên quan với nhau, nhưng khác nhau về bản chất. Ví dụ:

Trong việc vay và cho vay tiền:

  • Lãi suất: Là tỷ lệ phần trăm (dựa trên số tiền vay) mà người đi vay cần trả thêm cho bên cho vay trong thời gian thỏa thuận.
  • Lãi: Số tiền thực tế người đi vay phải trả thêm cùng với khoản vay trong khoảng thời gian cụ thể.

Đối với bên cho vay, lãi suất là tỷ lệ sinh lời, trong khi lãi là số tiền lời họ nhận được.

advertising

Phân loại các loại lãi suất thường gặp

Dưới đây là một số loại lãi suất phổ biến dựa trên 3 cách phân loại khác nhau, cụ thể:

Dựa vào cách tính

  • Lãi suất đơn: Tính dựa trên số vốn ban đầu trong suốt thời gian vay. Mức lãi suất tăng theo thời gian theo dạng tuyến tính. 

Ví dụ: Bạn vay 10.000.000 đồng, lãi suất 12%, thời hạn 1 năm. Mỗi tháng bạn trả lãi 1% = 100.000đồng, sau một năm bạn phải trả vốn 10.000.00 và tiền lãi 1.200.000 đồng. 

  • Lãi suất kép: Tính lãi lần sau dựa vào giá trị đầu tư của số tiền gốc cộng với số tiền lãi tích lũy trong các kỳ vay. 

Ví dụ: Trong trường hợp trên, sau tháng 1, bạn trả lãi 1%/10 triệu. Tháng thứ 2 trả lãi 1% /10.100.000, cứ gộp lãi vào vốn mỗi tháng… Sau 1 năm theo công thức lãi kép ngân hàng  số tiền lãi bạn phải trả: 1.268.250 đồng.

Xem thêm: Lãi kép là gì? Sức mạnh của lãi kép trong Crypto.

lãi suất đơn và lãi suất kép

Dựa trên tính chất của khoản tiền vay

Theo đó, lãi suất được chia thành 6 loại chính, mỗi loại đều mang tính phổ biến và quan trọng trong hệ thống tài chính ngày nay.

  • Lãi suất tiền gửi: Áp dụng cho khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng, như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn.
  • Lãi suất tín dụng: Là lãi suất khách hàng phải trả cho ngân hàng khi họ vay vốn, thay đổi tùy mục đích, thời hạn vay, tài sản bảo đảm và uy tín của khách hàng như vay tín dụng, vay trả góp, vay thế chấp...
  • Lãi suất cơ bản: Mức lãi suất tối thiểu mà Ngân hàng Nhà Nước áp dụng cho đồng nội tệ, được các tổ chức tín dụng sử dụng để xác định lãi suất cho các hoạt động kinh doanh của mình.
  • Lãi suất liên ngân hàng: Lãi suất áp dụng khi các ngân hàng vay vốn lẫn nhau vì tình trạng thiếu vốn, do Ngân hàng Nhà nước công bố.
  • Lãi suất chiết khấu: Lãi suất tính trên khoản tiền mà các ngân hàng thương mại vay từ Ngân hàng Nhà Nước để sử dụng ngắn hạn.
  • Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng lên các giấy tờ có giá trị (trái phiếu, hối phiếu,...) khi đến hạn thanh toán. Hiểu đơn giản, đó là chi phí mà khách hàng phải trả khi muốn “bán” các giấy tờ có giá trị để nhận tiền mặt ngay lập tức.
các loại lãi suất

Dựa vào giá trị thực tế 

Lãi suất được chia thành hai loại chính dựa vào giá trị thực tế của số tiền lãi thu được: 

  • Lãi suất danh nghĩa: Là số tiền được tính dựa trên giá trị lý thuyết mà không tính đến tác động của các yếu tố khác, thường được ghi rõ trong các hợp đồng, giao dịch tài chính và sổ tiết kiệm.
  • Lãi suất thực tế: Là giá trị thu được sau khi lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Đây là một chỉ số quan trọng đối với người cho vay và các nhà đầu tư khi đưa ra các quyết định tài chính.

Dựa vào tính linh hoạt của lãi suất

Với tính linh hoạt của lãi suất có hai loại chính: 

  • Lãi suất cố định: Được xác định và duy trì không thay đổi trong suốt thời gian vay, mang lại sự ổn định cho người vay với mức lãi suất đã được thỏa thuận từ trước. 
  • Lãi suất thả nổi: Biến động theo thị trường và có thể thay đổi theo từng thời điểm, có thể mang lại lợi ích hoặc rủi ro cho người vay.

Tìm hiểu thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất 

Lãi suất tăng, giảm thường chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố chính như sau:

Chính sách tiền tệ của Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ (mở rộng hoặc thắt chặt) nhằm điều tiết kinh tế trong từng thời kỳ thông qua hệ thống ngân hàng. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng theo và ngược lại.

Chính sách tài khoá

Chính sách tài khoá của chính phủ, bao gồm chi tiêu công và thuế, cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Khi chính phủ tăng chi tiêu công mà không tăng thuế, cầu về vốn tăng, có thể dẫn đến tăng lãi suất.

Cung cầu vốn vay

Khi nguồn cung cấp tiền tệ từ hệ thống ngân hàng tăng, lãi suất có xu hướng giảm. Ngược lại, khi nhu cầu vốn vay tăng vượt quá cung, lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào các quyết định của chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước.

Tỷ lệ lạm phát

Khi lạm phát tăng, giá trị của đồng tiền giảm, mọi người thường chuyển tiền vào dự trữ hàng hóa hoặc các tài sản khác như ngoại tệ, vàng... Điều này làm giảm nguồn cung tiền với quỹ cho vay, từ đó tạo áp lực tăng lãi suất.

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thường dẫn đến tăng nhu cầu về vốn, đẩy lãi suất lên cao. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhu cầu vay vốn giảm, kéo theo sự giảm lãi suất.

kinh tế ảnh hưởng lãi suất

Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 

Lãi suất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với các chức năng chính sau:

  • Điều tiết hoạt động tiết kiệm và đầu tư: Lãi suất cao khuyến khích người dân gửi tiết kiệm nhiều hơn. Ngược lại, lãi suất thấp thúc đẩy đầu tư, vì chi phí vay vốn giảm, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để mở rộng sản xuất và kinh doanh.
  • Công cụ chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương có thể xem xét giảm hoặc tăng lãi suất để kích thích kinh tế, hoặc kiểm soát lạm phát.
  • Phát triển ổn định nền kinh tế: Sự cân bằng lãi suất được nhà nước quan tâm nhằm đảm bảo cung cầu nguồn vốn phát triển nền kinh tế. Đối với người đi vay, lãi suất là chi phí giảm lợi nhuận, trong khi đối với người cho vay là nguồn thu nhập.

Bài viết này đã tìm hiểu về khái niệm lãi suất là gì và vai trò quan trọng của nó trong thị trường kinh tế. Qua đó cho thấy ảnh hưởng rộng lớn của lãi suất đối với hệ thống tài chính và hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức.

RELEVANT SERIES