04 tiêu chí quan trọng để được list trên Coinbase
Như anh em cũng biết, những dự án được nêu tên trên Coinbase được nhiều người dùng đón nhận nồng nhiệt. Khi một đồng coin được niêm yết, người dùng sẽ bắt đầu fomo & giá trị của chúng có khả năng được nâng lên (tuy nhiên không phải tất cả), và đó được gọi chung là “Hiệu ứng Coinbase".
Vậy khi các dự án được niêm yết (list) trên Coinbase, làm sao để biết các dự án nào là tiềm năng, dự án nào sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho quyết định đầu tư? Bài viết này sẽ trả lời giúp anh em câu hỏi trên.
Dưới đây là các tiêu chí lựa chọn dự án sẽ niêm yết trên Coinbase, mời anh em cùng tham khảo.
Tổng quan về Coinbase
Coinbase là một sàn giao dịch tiền kỹ thuật số có trụ sở tại San Francisco, ban đầu chỉ cho phép giao dịch Bitcoin, sau đó đã mở rộng quy mô và niêm yết thêm nhiều token khác.
Coinbase được xây dựng bởi một đội ngũ quản lý chuyên môn cao, có nhiều sản phẩm chủ đạo phù hợp từng đối tượng người dùng, từ nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư cho đến các đối tác hệ sinh thái.
Một vài sản phẩm tiêu biểu có thể kể đến như sàn giao dịch Coinbase, Wallet, Earn free Crypto, Card, Private Client, Coinbase Pro, Prime, Commerce, Asset Hub, Custody,...
Một trong số các sản phẩm được nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm đó chính là Coinbase Pro, sàn giao dịch khác của Coinbase với API mở & hiện tại có tổng volume giao dịch lên đến 2,3 tỷ đô, đạt 76.78% Confidence Score (theo Coinpaprika.com). Có thể thấy rằng, Coinbase đang phát triển mạnh mẽ với khối lượng giao dịch liên tục tăng trưởng trong ba năm qua.
Tác động của Coinbase trong thị trường
Việc được niêm yết trên nền tảng Coinbase không hề dễ dàng, dự án được nêu tên phải trải qua nhiều cuộc đánh giá. Nhằm đơn giản hóa quá trình niêm yết, các tiêu chuẩn đánh giá sẽ được gửi về Asset Hub từ ban đầu.
Những dự án tham gia listing trên Coinbase cần điền vào đơn đăng ký & đảm bảo tuân thủ các tiêu chí Coinbase đề ra. Và nếu được niêm yết trên Coinbase, dự án đó sẽ được quảng bá tới hơn 56 triệu người dùng.
So với đối thủ như Binance thì Coinbase có nhiều yêu cầu hơn trong việc đánh giá dự án. Một số người còn xem việc niêm yết trên Coinbase là tiêu chuẩn vàng trong thị trường. Tính đến nay chỉ có khoảng 124 token đã được niêm yết trên Coinbase Pro và Volume trong 24 giờ đạt 3.08 tỷ đô (theo Coinmarketcap).
Gần cuối tháng 6/2021 đã có 8 dự án được listing trên Coinbase và con số này vẫn sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Đứng ở khía cạnh khách quan, các dự án gần đây như ANKR, CRV, STORJ đã tăng vọt từ 40% đến 100% khi được Coinbase nêu tên. Có thể nói, việc Coinbase niêm yết sẽ giúp các dự án tiền điện tử thu hút sự chú ý và khiến nó hợp pháp hơn. Ngày càng có nhiều tổ chức tài chính quan tâm đến tiền điện tử hơn nữa.
Nguồn ảnh: Investing.com
4 yếu tố quan trọng để Coinbase đánh giá dự án
Dưới đây là các yếu tố đánh giá dự án mà Coinbase đã đề ra, anh em có thể xem đây là tips để tự đưa ra phân tích và nhận định cho mình.
Và các tiêu chí bên dưới được mình lược dịch từ bài viết gốc của Coinbase. Link bài viết được để cuối bài viết này, anh em có thể tham khảo.
Điều kiện để được niêm yết trên Coinbase
- Với các dự án mới, team không được đưa ra các thông báo liên quan đến lợi nhuận khi đầu tư token.
- Có use case thực sự, tức là nền tảng cần được liên kết với mục đích sử dụng, có thể hỗ trợ người tham gia, giúp loại bỏ được các dự án không thực sự tốt và tiềm năng.
- Các dự án không bao gồm Ultimate Beneficial Owner (UBO), thông tin về quyền lợi cuối cùng của chủ dự án, hay đội ngũ phát triển. Ngoài ra, dự án vẫn có thể gây quỹ trên các phương tiện khác (pre-sale,...)
- Dự án sẽ giảm cơ hội được niêm yết trên Coinbase nếu có liên kết với bên không uy tín. Các nhóm, tổ chức dự án có thể tham khảo nội dung điều luật tại đây.
Yêu cầu về việc quản trị
- Lựa chọn những dự án hạn chế tối đa quyền lực của một bên, hay nói cách khác, nếu như founder hoặc một bên nào đó có thể dễ dàng tác động lên dự án thì sẽ giảm cơ hội được lên Coinbase.
- Coinbase sẽ lựa chọn những dự án có Network Effect tốt, để hạn chế rủi ro và nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người mua tài sản trên Coinbase.
Vì thế dự án có thanh khoản và cộng đồng lớn đi kèm với use case thực sự, sẽ có khả năng được niêm yết trên Coinbase cao hơn các dự án khác.
Yêu cầu về cơ chế quản trị
Tuy hạn chế nhưng Coinbase vẫn có những biện pháp bảo vệ an toàn cho người dùng.
- Dự án sẽ được yêu cầu về validator được kiểm soát theo cơ chế tập trung (Centralized Governance). Việc kiểm soát này sẽ giúp các dự án có thể lường trước rủi ro bị tấn công quy mô lớn.
- Dự án sẽ phối hợp với team hoặc các bên liên quan để khi xảy ra sự cố có thể khắc phục nhanh. Vì thế, cần có các mã khóa trong những trường hợp khẩn cấp, sửa đổi số dư token hoặc thay đổi logic của token đó. Ví dụ, khi dự án bị hack thì đội ngũ phát triển dự án có thể nhanh chóng tạm dừng hệ thống hoặc làm những điều chỉnh phù hợp để giúp bảo vệ tài sản người dùng.
- Nhóm điều hành dự án sẽ là người nắm giữ phần nhiều số lượng token & sử dụng chúng cho công tác quản trị. Hạn chế việc nắm giữ quá nhiều sẽ tăng nguy cơ giả mạo và lạm dụng khối lượng tổng, làm mất tính minh bạch trong cơ chế quản lý.
Điều kiện với các token mới
- Yêu cầu đầu tiên chính là Private source code, ví dụ như đối với các dự án của Ethereum thì các code đó không thể xác minh được trên Etherscan. Nếu dự án không có source code thì các Auditor hoặc Security Engineer sẽ khó có thể truy cập và phân tích về token, đưa ra các giải pháp đánh giá và tiến độ sẽ bị chậm trễ hơn, thiếu tính bảo mật. Code có thể dễ dàng truy cập để nhận xét và đánh giá tình hình phát triển thực sự của dự án
- Ưu tiên những dự án đã được audit bởi các tên tuổi uy tín trong ngành như Open Zeppelin, Trailofbits, Cryptomaniac, Certik,... Trong đây, smart contract đã được đánh giá & được kiểm nghiệm thực tế giúp giảm thiểu rủi ro khi sử dụng. Hoặc tham khảo các tính năng khác có thể sử dụng các đề xuất cải tiến Ethereum Improvement Proposals (EIPs) để làm tiêu chuẩn cho nền tảng dự án mới, bao gồm các giao thức cốt lõi, API & contract standards.
Lời kết
Không phải ngẫu nhiên mà Coinbase là cánh cổng đầu tư Crypto uy tín nhất cho người dân Mỹ hiện nay. Lựa chọn những dự án chất lượng, thực hiện nhiều biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa rủi ro cho người dùng giúp Coinbase trở thành điểm đến hàng đầu với những ai muốn đầu tư vào Crypto tại Mỹ. Tuy nhiên, liệu hướng đi này có thực sự là đúng đắn khi người dùng hiện tại vẫn thiên về việc đầu cơ và tìm kiếm những token có độ tăng trưởng cao?
Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu Coinbase sẽ lựa chọn hướng phát triển nào trong tương lai.
Hy vọng qua các nội dung trên sẽ giúp em anh phần nào hiểu thêm về các dự án mới được niêm yết ra sao, từ đó có thể xác định được cho mình thông tin đầu tư phù hợp.
Disclaimer: Bài viết được mình thống kê và lược dịch từ website Coinbase blog, mọi người hãy xem đây là thông tin củng cố vào kiến thức đầu tư cho bản thân.
Nguồn tham khảo: The Coinbase Blog