SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Cross-chain messaging: Nỗ lực để đập bỏ ‘Tháp Babel’ trong blockchain

Không giống Tháp Babel - thứ đã chia tách ngôn ngữ chung của loài người thành hàng triệu tiếng nói khác nhau, các giao thức cross-chain messaging sẽ hợp nhất các blockchain rời rạc thành một hệ thống trật tự. Đây có lẽ chính là tương lai chúng ta đang chờ đợi.
Avatar
writer.c98
Published Apr 18 2023
Updated Jun 28 2023
18 min read
thumbnail

“Mang tài sản đến các hệ thống tính toán hay mang hệ thống tính toán đến chỗ các tài sản?” Đáp án câu trả lời này là tiền đề ra đời của hai thành phần mang tính đa chuỗi trong crypto hiện tại: bridge (cầu nối) và cross-chain messaging (nhắn tin xuyên chuỗi). 

Cho đến nay, các nỗ lực cross-chain trong crypto chủ yếu tập trung vào việc chuyển một cấu trúc thông báo cụ thể: token. Nhưng với nhiều tiến bộ mang tính đầu cơ diễn ra trong không gian này, tiềm năng lâu dài của việc giao tiếp xuyên chuỗi cross-chain messaging cho phép các chain truyền cho nhau bất kỳ dạng dữ liệu nào.

Để người đọc có bức tranh toàn cảnh về vấn đề này, Coin98 Insights đã có cuộc trò chuyện với Jason Ma, Giám đốc Business Developmenr của Axelar - một giao thức cross-chain messaging nổi bật trong ngành.

The Spotlight là loạt phỏng vấn độc quyền giữa Coin98 Insights với builder trong ngành về các chủ đề nóng trên thị trường. 

Ngôn ngữ chung của thế giới blockchain

- Xin chào Jason. Anh có thể cho biết lý do tại sao mọi người đang bắt đầu quan tâm đến các giao thức cross-chain messaging không?

Jason: Trước tiên, tôi muốn làm rõ sự khác nhau giữa bridge và cross-chain messaging, bởi vì tôi nghĩ mọi người hay hiểu lầm rằng bất cứ thứ gì dính dáng đến xuyên chuỗi đều là bridge. Sự thật không phải vậy.

Bridge chỉ dùng để chuyển tài sản từ chain này sang chain khác, và thông thường nó liên quan đến việc khóa một tài sản trên chain nguồn và đúc một phiên bản wrapped của tài sản đó trên chain đích.

Trong khi đó, cross-chain messaging là thế hệ tiếp theo của khả năng tương tác (interoperability). Nó cho phép bạn chuyển bất kỳ thông tin nào qua các chain, đôi khi chỉ với một cú nhấp chuột. Điều này có nghĩa là ngay từ ban đầu, bạn có thể xây dựng các dự án cross-chain với ứng dụng từ swap đến cross-chain lending, marketplace, yield aggregation… Cơ bản, với tất cả mọi thứ hiện đang tồn tại trên một chain duy nhất, chúng ta có thể tạo ra phiên bản cross-chain của nó.

- Rất thú vị. Với tư cách là builder trong một hệ sinh thái mà khả năng mở rộng là điều ưu tiên, chúng ta cần có nhiều chain hơn nữa. Nhưng từ góc độ người dùng, việc tương tác với tất cả các chain dường như là điều bất khả. Vậy cross-chain messaging giúp giải quyết vấn đề này như thế nào?

Jason: Khi đặt mình vào vị trí người dùng, chúng ta đều biết họ không thực sự quan tâm ứng dụng mình sử dụng đang chạy trên blockchain nào. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta lại đang rất tập trung vào danh tính của các chain. Chúng tôi nghĩ điều này xuất phát từ việc thiếu tính interoperability thực sự. 

Nếu bạn nghĩ về Internet ngày nay, khi bạn thích một trang web nào đó, bạn có quan tâm nó được định tuyến thông qua máy chủ nào không? Thực tế, bạn có mối quan hệ trực tiếp hơn với trang web hoặc ứng dụng giúp bạn làm những thứ mình muốn làm, đúng không? Chúng tôi nghĩ blockchain cũng giống như vậy. Vì thế, khi có cross-chain messaging với khả năng xây dựng các ứng dựng trong một cú nhấp chuột, trong tương lai mọi người sẽ không cần biết họ đang tương tác với chain nào.

Cross-chain messaging còn có giá trị quan trọng trong việc thống nhất thanh khoản. Có thể thấy, một năm trước chúng ta có khoảng 10 blockchain lớn, nhưng sau một năm, thị trường ngày càng có nhiều chain hơn với Layer 1, Layer 2, sidechain… kèm các điểm mạnh, yếu riêng. Tại thời điểm này, tôi nghĩ nhiều người sẽ đồng ý rằng chúng ta đang ngày càng có nhiều chain hơn và quá trình tích hợp đang được đẩy mạnh nhưng tính thanh khoản lại giảm và bị phân mảnh trầm trọng. 

jason ma quote

Nhưng với cross-chain messaging, bạn có thể tận dụng các pool thanh khoản hiện có trên các giao thức đang hoạt động trên các chain khác nhau, từ đó tạo ra tính hiệu quả về mặt thanh khoản tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta có hiện tại.

Đọc thêm: Sếp Coinbase: 'Chúng tôi đã ở trong war room, ăn ngủ tại công ty để ra mắt USDC'

- Đây có phải là những cơ hội đã thúc đẩy sự ra đời của Axelar không?

Jason: Hai người đồng sáng lập của chúng tôi - Sergey và Yorgos, từng nằm trong nhóm sáng lập của Algorand. Thời điểm đó, chỉ có Ethereum, Ripple và một hoặc hai blockchain khác nổi bật; và nhiệm vụ của Algorand lúc đó là xây dựng một blockchain hoạt động hiệu quả hơn. Đội ngũ dự án bao gồm một nhóm giáo sư và sinh viên MIT. 

Nhưng khi Sergey và Yorgos đang xây dựng Algorand, họ nhanh chóng nhận ra xu hướng: sẽ ngày càng có nhiều nhóm cố gắng xây dựng các loại blockchain hiệu quả khác.

Và vấn đề thực sự nằm ở chỗ làm sao để các blockchain này giao tiếp và tương tác với nhau?

Đó là lý do Axelar ra đời.

Điểm khác biệt chính của Axelar so với các giải pháp khác như Wormhole hay LayerZero, đó là kiến trúc của giao thức cực kỳ phi tập trung. Triết lý của chúng tôi là xây dựng cơ sở hạ tầng phi tập trung và không cần cấp phép (permissionless), bởi vì nếu chúng ta có một hệ sinh thái blockchain sôi động, nhưng kiến trúc cross-chain lại tập trung, thì nó đang đi ngược với mục đích của crypto và Web 3.

- Anh đang nói về kiến trúc của Axelar. Hiện tại, các giao thức cross-chain messaging khác, chẳng hạn như LayerZero và IBC, dùng nhiều mô hình bảo mật (trust assumptions) khác nhau. Vậy tại sao Axelar lại chọn mô hình hiện tại?

Jason: Axelar là blockchain PoS sử dụng Cosmos SDK, vì vậy nó rất giống với các appchain Cosmos khác, tuy nhiên Axelar sử dụng mô hình bảo mật bằng staking. Lý do chúng tôi chọn mô hình này là vì blockchain PoS đã xuất hiện từ khá lâu và các giả định bảo mật của chúng đều được ghi chép và nghiên cứu kỹ lưỡng. Phần lớn chúng cũng rất an toàn vì đã trải qua vô số “battle-tested”. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhiều giải pháp cross-chain messaging khác được xây dựng trên các multisigs - vốn tập trung hay sử dụng một tập hợp các validator bị kiểm soát. 

Bạn cũng đề cập đến IBC nên tôi nghĩ về một vấn đề khác. Nhiều người cho rằng chúng tôi cạnh tranh với nhau, nhưng thực sự Axelar là mảnh ghép bổ sung cho IBC vì giao thức được xây dựng trên Cosmos. Hiện tại, chúng tôi có thể kết nối với các chain khác trên Cosmo thông qua IBC.

Một điều đáng tiếc với giao thức này là họ không tương thích với EVM và một số chain khác. Do đó, chúng tôi thấy Axelar như phần mở rộng của IBC, nơi chúng tôi có thể giúp các chain IBC giao tiếp với các chain EVM cũng như các chain xây dựng trên Move và Rust.

axelar tokenomics

Axelar tokenomics. Ảnh: Figment.

- Nhân nói về việc cạnh tranh, anh nghĩ gì về các đối thủ của Axelar? 

Jason: Chúng tôi nghĩ cross-chain messaging sẽ lớn mạnh cực kỳ nhanh và những người chơi trong mảng này sẽ cùng nhau phát triển, vì đây là một phần thiết yếu của hệ sinh thái Web 3. Nó chắc chắn sẽ không phải là trò chơi có tổng bằng không. 

Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích mọi người cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng cross-chain phi tập trung, bởi vì những rủi ro bảo mật trong các kiến trúc tập trung có thể gây tổn hại đến toàn ngành.

Ví dụ, khi một bridge bị tấn công, nhiều người dùng vốn không hiểu các sắc thái và sự khác biệt trong thiết kế của bridge và cross-chain messaging, sẽ chỉ nghĩ: ‘Ồ, lại một giao thức cross-chain khác bị hack, thứ này không an toàn chút nào’. Và suy nghĩ này sẽ làm cản bước tiến của toàn ngành.

Tạm biệt nhé, bridge?

- Chúng ta có thể thấy các bridge rất dễ bị tấn công. Vậy các giải pháp cross-chain messaging giúp giải quyết vấn đề này như thế nào? 

Jason: Như tôi đã nói, các bridge truyền thống thường khóa tài sản trên chain nguồn và sau đó đúc phiên bản wrapped của tài sản đó. Vì thế, khi hacker khai thác lỗ hổng trong hợp đồng thông minh, họ có thể lấy đi tài sản ban đầu trên chain nguồn và khiến tài sản wrapped về cơ bản trở nên mất giá trị. Với cross-chain messaging, bạn có thể xây dựng các giao thức mà thay vì thực sự di chuyển tài sản, bạn chỉ cần gửi tin nhắn. Điều này khiến mọi thứ trở nên an toàn hơn rất nhiều. 

Tôi muốn lấy ví dụ về Squid Router - một router thanh khoản cross-chain được xây dựng trên Axelar. Cách thức hoạt động của Squid khá khác biệt so với các bridge truyền thống: nó cho phép bạn swap bất kỳ tài sản gốc nào trên bất kỳ chain nào bằng cách tận dụng thanh khoản trên các DEX.

Ví dụ, nếu bạn muốn đi từ MATIC trên Polygon sang AVAX trên Avalanche, Squid cho phép điều đó xảy ra chỉ với một cú nhấp chuột. 

  • MATIC được swap thành USDC thông qua một DEX phía Polygon. 
  • Sau đó, USDC được swap thành axlUSDC trên một stableswap pool. 
  • Tiếp theo, axlUSDC được bridge qua Avalanche, nơi nó một lần nữa được swap lại thành USDC và được routed (định tuyến) thông qua một DEX để swap thành AVAX.

axelar

Cách thức hoạt động của Máy ảo Axelar. Ảnh: Axelar.

Về phía người dùng, điều này được thực hiện chỉ với một cú nhấp chuột. Còn ở phần back-end, quá trình này mất khoảng từ một đến vài phút dựa trên tính "finality" của chain nguồn. Nhưng phần quan trọng nhất ở đây là nó không thực sự dính líu gì tới các tài sản. 

Nơi duy nhất người dùng có thể gặp phải rủi ro bảo mật, đó là khi axlUSDC được bridge từ Polygon sang Avalanche. Sau phần bridge này, nó ngay lập tức được swap thành AVAX, vì thế không có tài sản nào bị khóa. Cơ hội để các vụ tấn công xảy ra trong một vài phút bridge đó sẽ mỏng manh hơn rất nhiều so với việc người dùng luôn giữ tài sản wrapped trong khi tài sản ban đầu bị khóa trên chain nguồn. 

Đọc thêm: Solana: 'Chúng tôi muốn chứng minh Samsung, Google nên tích hợp web3 vào điện thoại của họ'

- So với bridge, cross-chain messaging sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn, vậy anh có nghĩ bridge sẽ bị thay thế hoàn toàn không? Hay nó sẽ giống Squid Router - được xây dựng phía trên một giao thức cross-chain messaging?

Jason: Tôi nghĩ trong tương lai, bridge truyền thống với các tài sản wrapped sẽ đóng vai trò nhỏ hơn, vì chúng không hiệu quả như những thứ chúng ta có thể đạt được với cross-chain messaging. Nhưng chúng vẫn có lý do để tồn tại. Chúng ta biết có những hệ sinh thái mới không có tài sản gốc, vì thế phải cần một bridge token truyền thống để người dùng có tài sản wrapped và đưa nó vào hệ sinh thái đó. Nếu không, những hệ sinh thái blockchain mới nổi này sẽ không có bất kỳ loại tài sản nào. Tôi muốn nói rằng, hầu hết mọi người vẫn muốn có tài sản trên một số hệ sinh thái mới nổi này.

Còn đối với những hệ sinh thái blockchain trưởng thành hơn, mọi người sẽ không cần bridge nữa. Họ có thể sử dụng cross-chain messaging để tận dụng thanh khoản hiện có với các tài sản gốc - một giải pháp an toàn và hiệu quả hơn. 

Tương lai thuộc về multi-chain hay cross-chain?

- Nói thêm một chút về Axelar, dự án mới ra mắt khoảng một năm trước nhưng đã đạt được một số kết quả ấn tượng. Anh có thể lý giải nguyên nhân của việc này không?

Jason: Chúng tôi đo lường thành công của mình theo hai cách. 

Đầu tiên khi bạn xem xét các nhà cung cấp cross-chain, hầu hết mọi người sẽ nhìn vào volume, đúng không? Tính đến gần đây, Axelar đã xử lý hơn 1.85 tỷ USD volume và đây là một con số rất lớn. Vào tháng Năm năm ngoái, khi các nhà cung cấp cross-chain trên Cosmos gửi đề xuất, cộng đồng đã bỏ phiếu chọn Axelar vì kiến trúc phi tập trung của chúng tôi. Kể từ đó, rất nhiều volume đã đến từ việc luân chuyển tài sản giữa Cosmos và EVM.

Số liệu chính thứ hai mà chúng tôi dùng để đo lường có lẽ chưa được đánh giá cao đúng mức, đó là số lượng dự án được xây dựng trên Axelar bằng cách sử dụng Message Passing của chúng tôi. Tính năng này mới ra mắt khoảng quý 3 năm ngoái và kể từ đó đến giờ, chúng tôi có khoảng 200-300 dự án được xây trên Axelar với đủ loại trường hợp sử dụng.

Nhưng tôi nói thước đo này vẫn chưa được nhìn nhận chính xác là bởi vì việc xây dựng các dự án cross-chain vẫn là một khái niệm khá mới. Trong các quý vừa rồi, những dự án trên Axelar đang bận rộn xây dựng; một số bên cuối cùng đã xuất hiện trên mainnet và người dùng có thể trải nghiệm những dự án cross-chain này. Tất nhiên trong lúc họ đang xây dựng, bạn không thể thấy được volume từ các dự án này. Nhưng khi họ bắt đầu hoạt động và phát triển mạnh mẽ, chúng tôi tin trong vài quý tới, số lượng và khối lượng giao dịch cross-chain trên mạng sẽ tăng theo cấp số nhân.

Tóm lại, để nói về thành công của Axelar, mọi thứ phụ thuộc vào đề xuất giá trị độc nhất của chúng tôi: đó là sự phi tập trung. Kiến trúc của chúng tôi độc đáo ở chỗ tất cả blockchain dùng Axelar có kết nối trực tiếp với nhau thay vì kết nối theo cặp. Ngoài ra, với sự ra đời của Axelar Virtual Machine gần đây, hiện tại mạng hoàn toàn lập trình được và mọi người có thể xây dựng các dự án cross-chain ngay trên chính chain Axelar.

jason ma

- Cross-chain messaging có dễ bị tấn công không? Và cụ thể Axelar đang thực hiện những biện pháp nào để ngăn ngừa việc kẻ xấu gửi đi tin nhắn giả mạo?

Jason: Để có thể tấn công mạng Axelar với việc gửi đi một tin nhắn giả mạo, hacker phải kiểm soát 60% quyền biểu quyết của các validator. Vì thế, chúng tôi đã xây dựng nhiều biện pháp an toàn như đặt rate limit -giống như "công tắc điện" trong các dịch vụ tài chính truyền thống. Cụ thể, trong hợp đồng gateway của chúng tôi, rate limit được đặt ở mức 5 triệu USDC/ngày. Vì vậy, nếu giả sử chúng tôi bị hack sau khi mạng bị khai thác, đây sẽ là lượng tài sản tối đa được chuyển đi trong một ngày.

Chúng tôi cũng thực hiện xoay vòng key của validator và bổ sung thêm nhiều validator để mạng trở nên phi tập trung hơn. Ngoài ra, Axelar còn dùng interchain security, ý tưởng là ở Cosmos, bạn có thể mượn validator từ các chain khác để cải thiện tính bảo mật cho chain của mình. Do đó, thay vì chỉ tính TVL trên chain của bạn, TVL của các chain bạn đi mượn có thể được cộng dồn để củng cố an ninh kinh tế trên chain của bạn.

Một điều nữa như tôi đã nói, Axelar không hề giống những bridge truyền thống với mục tiêu tối đa hóa TVL và khóa hàng tấn tài sản. Chúng tôi không bảo mật hàng tỷ USD như các bridge và do đó sẽ không phải miếng mồi ngon cho những kẻ tấn công.

Cuối cùng, có một loại tấn công về mặt kinh tế bằng cách mua AXL token, nhưng điều này cũng khó xảy ra. TVL của chúng tôi lớn hơn vốn hóa thị trường pha loãng hoàn toàn của AXL. Và nếu ai đó muốn mua thật nhiều token để có thể kiểm soát mạng, họ càng khiến giá trị của token AXL tăng lên. Ngoài ra, hiện tại nguồn cung lưu hành AXL không đủ để họ có thể mua cho ý đồ mở rộng các validator.

Với tất cả những điều trên, tôi tin chắc rằng khi nhìn vào những giải pháp tương tự trên thị trường hiện nay, Axelar không chỉ an toàn nhất trong thiết kế mà còn chu đáo nhất trong việc triển khai các biện pháp bảo mật, bên cạnh những phương thức truyền thống như kiểm toán và bug bounty.

- Vitalik Buterin từng nói mình tin vào tương lai multi-chain chứ không phải cross-chain. Là builder của một giao thức cross-chain, có lẽ anh có ý kiến khác?

Jason: Bạn đã đặt cho tôi một câu hỏi khó, theo nghĩa tôi phải đưa ra một ý kiến khác với Vitalik. Nhưng tôi phải nói là Vitalik phát biểu điều này khoảng một năm trước - thời điểm chúng ta vẫn chưa thực sự có những công nghệ cross-chain như hiện tại. Vì thế, tôi nghĩ câu nói này đến từ một thời gian và bối cảnh rất khác.

Nhìn vào ngành hiện nay, nó trông không giống một thế giới chỉ tập trung vào Layer 2, đúng không? Chúng ta có các hệ sinh thái mới nổi như Cosmos tập trung vào appchain, rất nhiều hệ sinh thái sidechain như Avalanche Subnet, Polygon Supernet. Thậm chí chúng ta còn có hệ sinh thái Layer 2 như Optimism với các superchain như Base - thứ mà tôi nghĩ rất giống với appchain trên Cosmos và những hệ sinh thái khác.

Vì thế, tôi cho rằng việc mở rộng quy mô theo chiều ngang và ngày càng có nhiều appchain là điều tất yếu.

Nếu nói thế giới sẽ trở nên multi-chain và các chain không tận dụng được hoàn toàn lợi thế của nhau mà lại gặp rắc rối trong việc giao tiếp - thì điều này có vẻ rất khó xảy ra.

Với đó, tôi nghĩ tương lai cross-chain là điều không thể tránh khỏi.

RELEVANT SERIES