SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

So sánh & phân tích các AMM hàng đầu trên các Blockchain

So sánh & phân tích các AMM hàng đầu trên các Blockchain, đâu là kẻ chiến thắng? Cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Avatar
cryptolover994
Published Mar 08 2021
Updated May 24 2024
13 min read
so sánh các amm hàng đầu

Uniswap và SushiSwap trên Ethereum

Uniswap - một trong những cái tên tiên phong trong thế giới DeFi nói chung và DEX nói riêng. Khi nhắc tới DEX thì cộng đồng vẫn nhắc tới Uniswap như “King of AMM” chứ không phải cái tên nào khác.

uniswap trên ethereum

Hiện tại, DEX đứng đầu về TVL đang là Curve Finance, và Uniswap cũng bị SushiSwap bám rất sát xao về TVL.

Nguyên nhân khiến Uniswap vẫn được mình cho là “King of AMM” đó chính là nền tảng sở hữu một cộng đồng rất mạnh. Bằng chứng cho đó được minh chứng bởi việc các token khi phát hành trên nền tảng Ethereum họ vẫn ưu tiên lựa chọn Uniswap.

Số cặp giao dịch trên Uniswap rất lớn với 2,197 cặp giao dịch bỏ xa so với các đối thủ như PancakeSwap (1,468 cặp giao dịch), Mdex (549 cặp giao dịch) hay 1Inch (với 282 cặp giao dịch) với lượng Visits vượt trội.

đối thủ của uniswap

SushiSwap một bản “fork” của Uniswap, cũng là một cái tên cần chú ý trên Ethereum, nhà phát triển của Sushi có tham vọng rất lớn - xây dựng một hệ sinh thái gồm nhiều sản phẩm đột phá, giúp mang lại lợi ích tối đa cho người dùng, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Bài viết Hiểu về Sushi (Phần 2) - Kẻ soán ngai Uni? đã chỉ ra rằng SUSHI có tốc độ phát triển và tiềm năng lợi nhuận lớn, nhưng Uniswap hiện vẫn đang thống trị và giữ vững vị thế dẫn đầu của mình cả 2 dự án có một cốt lõi chung nhưng hướng tiếp cận khác nhau và tìm được thị trường phù hợp cho sản phẩm của mình.

Với việc Ethereum luôn được cộng đồng đón nhận và tiềm năng từ ETH 2.0 cũng như các giải pháp mở rộng trên Layer - 2 để giảm áp lực cho mạng lưới, các bạn có nghĩ rằng UNI và SUSHI sẽ là những kẻ chiến thắng trong dài hạn?

advertising

PancakeSwap trên Binance Smart Chain

Thời gian gần đây, phí Gas trên mạng lưới Ethereum tăng vọt đi kèm với việc nghẽn mạng khiến cho việc giao dịch với số vốn nhỏ là gần như không thể chấp nhận được.

Trong bối cảnh đó, Binance Smart Chain đã được cộng đồng lựa chọn và trở thành cái tên hot trong thời gian gần đây, native-token trên mạng BEP-20 đã tăng giá gấp 7 - 8 lần kể từ mức giá $30 và dự án AMM nổi bật trên Binance Smart Chain là PancakeSwap với token CAKE đã tăng gần 100 lần kể từ mức đáy.

pancakeswap trên bsc

So sánh một số thông số cơ bản có thể nhận ra tại sao PancakeSwap gần đây lại hot đến thế, hiện tại Total Value locked của PancakeSwap đạt 4.1 tỷ USD gần bằng so với mức 4.2 tỷ USD ở Uniswap.

Ngoài ra định giá của CAKE vẫn được cho là hấp dẫn khi chỉ số Market Cap / TVL Ratio chỉ đạt ở 0.39 còn với Uniswap chỉ số này đạt 1.85 với circulating supply và xấp xỉ 6 với fully diluted valuation.

Ngoài ra, Binance hiện tại đang là sàn giao dịch có volume giao dịch lớn nhất trên thị trường cùng với sự support mạnh mẽ cho Binance Smart Chain do đó PancakeSwap - AMM lớn nhất trên Binance Smart Chain sẽ có lượng người dùng vô cùng đông đảo từ Binance Exchange.

đối thủ của pancakeswap

PancakeSwap và Binance Smart Chain là cái tên gây bão trong thời gian gần đây, hứa hẹn sẽ là một đối thủ nặng ký với Uniswap, SushiSwap và các AMM trên các Blockchain trong thời gian Ethereum hoàn thiện phát triển ETH 2.0 cũng như các giải pháp Layer 2 được ứng dụng rộng rãi.

MDEX trên Hecochain

MDEX của Huobi Eco Chain là một cái tên rất mới trên thị trường, tuy mới ra mắt được hơn 1 tháng nhưng MDEX đã đạt được một số thành tích khá ấn tượng trở thành mối đe dọa tiềm tàng với 2 ông lớn Uniswap và PancakeSwap:

mdex trên hecochain

Dù mới chỉ ra mắt được hơn 1 tháng nhưng hiện tại khối lượng giao dịch 24h của Mdex đang đạt con số 5.5 tỷ USD gấp 5.5 lần so với Uniswap, TVL hiện tại đạt hơn 2.1 tỷ USD.

tvl của mdex

Mức APY khi tham gia Liquidity Mining lên tới hơn 300% và chương trình Trading Mining, thưởng token $MDX đã thu hút lượng người sử dụng rất lớn, có thể nói bước đầu phát triển nền tảng của Mdex khá thành công khi có độ nhận diện thương hiệu tốt và những con số ấn tượng.

Raydium trên Solana

Solana nổi tiếng với tốc độ giao dịch nhanh tiệm cận với tốc độ xử lý giao dịch tiệm cận hệ thống của PayPal, đi kèm theo đó là mức phí giao dịch gần như bằng $0, Raydium là AMM nổi bật trên Solana.

Tuy nhiên dự án mới chỉ ra mắt được chưa đầy 2 tuần, các con số đạt được cũng chưa mấy ấn tượng với TVL mới chỉ đạt hơn 30 triệu USD.

Tiềm năng của RAY và Solana trong tương lai rất lớn nhờ lợi thế về công nghệ.

Phí giao dịch của Binance Smart Chain khá rẻ ở khoảng $0.1 khi PancakeSwap và BSC chưa phải là cái tên hot, tuy nhiên khi khối lượng giao dịch tăng lên thì phí giao dịch trên Binance Smart chain đã có thời điểm tăng đến mức $1 - $2 và tốc độ giao dịch cũng chậm dần.

Huobi Eco chain khả năng cũng sẽ gặp tình trạng tương tự khi dòng tiền đổ sang do cùng xây dựng trên máy chủ EVM của Ethereum, do đó Solana và Raydium sẽ có lợi thế trong dài hạn về yếu tố công nghệ.

Tuy nhiên Raydium và Solana vẫn còn những hạn chế như:

  • Hiện tại cộng đồng vẫn chưa đón nhận: Minh chứng lớn nhất là ở việc TVL ở trên Raydium vẫn đang khá nhỏ. Ngoài ra vấn đề thao tác rút, gửi token và giao dịch trên Solana hiện tại mình đánh giá là khá phức tạp và không thân thiện với người sử dụng.
  • Lỗi hệ thống: Gần đây Solana đã gặp vấn đề Notable Performance degradation trên Mainet khiến nhiều giao dịch không thực hiện được.
notable performance solana

Raydium và Solana hiện tại vẫn còn rất nhiều công việc để làm để có thể phát triển và chiếm được thị phần trên thị trường DeFi.

Nền tảng khác 

Ngoài 4 nền tảng trên thì hiện tại các Blockchain khác vẫn còn rất nhiều thứ để khai phá trong tương lai như NEAR, TomoChain, hay Fantom gần đây với việc Curve Finance - AMM đạt top 1 TVL trên Ethereum đã có bước chân đầu tiên trên Fantom.

nền tảng fantom

Ngoài 5 cái tên trên thì theo mình đây là những nền tảng các bạn nên theo dõi sát sao để bắt trend sớm nhất có thể.

So sánh các AMM nổi bật

Hiệu quả sử dụng vốn (Capital Utilization Ratio)

Hiệu quả sử dụng vốn là một yếu tố quan trọng trong thị trường tài chính nói chung và crypto nói riêng, nơi nào có hiệu quả sử dụng vốn thấp có nghĩa là cơ cấu danh mục tài sản chưa được tối ưu để thu được lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn được quy định bởi mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và thanh khoản thị trường.

Hiệu quả sử dụng vốn trên AMM được tính bởi công thức:

hiệu quả dử dụng vốn

Bảng tổng hợp Capital Utilization Ratio của các AMM:

capital utilization ratio amm

Số liệu cho thấy MDEX có hiệu quả sử dụng vốn ở mức cao nhất, PancakeSwap, Uniswap và SushiSwap cho hiệu quả sử dụng vốn ở mức gần tương đương với nhau.

Việc MDEX có hiệu quả sử dụng vốn cao như vậy là do chương trình Trading Mining của MDEX đã thu hút lượng giao dịch tăng đột biến, việc này có thể đẩy chỉ số tăng mạnh trong ngắn hạn nhưng về trung hạn còn phải xem xét đến yếu tố các Dapp được phát triển trên Hecochain có thu hút được người dùng hay không.

PancakeSwap có chỉ số Capital Utilization Ratio tiệm cận với 2 top AMM trên ERC-20, đồng thời với việc chỉ số Market cap/TVL chỉ bằng một nửa so với SUSHI và bằng ⅕ so với UNI thì dư địa tăng trưởng của CAKE vẫn còn rất lớn.

Việc Uniswap, SushiSwap và PancakeSwap cho chỉ số hiệu quả sử dụng vốn tương đương nhau đã cho các bạn thấy một trong những lý do tại sao gần đây Trend BSC lại hot đến mức như vậy.

Hiệu quả sử dụng vốn còn bị ảnh hưởng bởi số lượng Token phát hành trên các AMM.

số token phát hành trên amm

Uniswap vẫn là chứng minh mình là AMM có ảnh hưởng nhất tới cộng đồng DeFi, với No. of Pairs và No. of Tokens cao nhất trong số 5 AMM nổi bật.

Đứng vị trí thứ 2 thuộc về PancakeSwap với No. of Pairs khá lớn đã chứng minh độ hot của mình trong thời gian gần đây.

Đứng vị trí thứ 3 là MDEX, tuy có No. of Tokens nhỏ nhưng rất có thể sẽ là trend tiếp theo sau BSC nếu No. of Tokens gia tăng khi khối lượng giao dịch trên MDEX đang đạt top 1 trong các DEX trên thị trường.

Hiện tại Raydium mới ra mắt nên mới chỉ có Pool thanh khoản cho 3 cặp token tuy nhiên Raydium tuy nhiên Raydium có cả tính năng Swap và Order Book đồng thời kết nối trực tiếp tới Order Book của Serum DEX do đó tuy có TVL ở mức thấp nhưng nhờ có tính năng Order Book nên tiềm năng phát triển của Raydium không hoàn toàn phụ thuộc vào TVL.

Đọc thêm: Đánh giá & hướng dẫn cách tăng tốc giao dịch MDEX

image

Liquidity Providers Returns

Liquidity Providers’ Returns (Lợi tức đối với các nhà cung cấp thanh khoản) là một yếu tố quan trọng trong thị trường tài chính nói chung và DEX nói riêng. Các bạn hình dung đơn giản Liquidity Providers là người tạo ra cuộc chơi thì lợi ích họ nhận được là lý do quan trọng nhất để họ tiếp tục ở lại và duy trì cuộc chơi cho các bạn.

Trong thị trường tài chính truyền thống dòng vốn sẽ đi từ nơi có tỷ suất sinh lời thấp đến nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn, điều này có vẻ cũng diễn ra tương tự với DeFi.

Uniswap hiện tại có mức Average Weighted APR ở mức 2.991% (tính theo số liệu thu thập được ở Liquidityfolio.com), mức Average Weighted APR của top 10 pool có thanh khoản cao nhất trên Uniswap đạt 12.97% và trong top 10 pool thanh khoản có thanh khoản cao nhất trên Uniswap thì pool ETH-USDC cho mức APR ở khoảng 52%.

liquidity providers returns amm

Ở trên Pancakeswap, mức average weighted APR của top 10 pool thanh khoản cao nhất đạt 86% cao mức trung bình đã cao hơn rất nhiều so với mức 52% của pool ETH-USDC trên Uniswap, hơn nữa PancakeSwap còn cho phép farm đòn bẩy nên mức APR nhận được có thể hơn thế rất nhiều.

average weighted apr

Còn ở trên MDEX và Raydium con số APR cho ra còn cao hơn thế nhiều khi mà các nhà cung cấp thanh khoản của các top liquidity pool trên nền tảng luôn duy trì ở con số 200% thậm chí lên tới hơn 300%

Top Liquidity pool ở trên MDEX luôn đạt con số APR trên 200%.

liquidity pool amm

Các con số ở trên Raydium cũng diễn biến tương tự:

liquidity pool raydium

Như vậy thông qua phân tích Liquidity Providers’ Returns và Hiệu quả sử dụng vốn có thể thấy rõ lý do tại sao dòng tiền có xu hướng dịch chuyển từ Uniswap sang các nền tảng khác mà nổi bật là PancakeSwap.

Phân tích cho thấy tuy mức Liquidity Providers’ Returns trên Raydium và MDEX cao hơn nhưng PancakeSwap có lợi thế cạnh tranh ở việc các Dapp phát triển rất nhiều trên BSC đi kèm với việc Leveraged Farming đã khiến cho PancakeSwap là cái tên hot trong thời gian gần đây thậm chí nếu thị trường Crypto tăng trưởng ổn định thì Trend BSC có thể sẽ còn tiếp tục một thời gian.

Với MDEX và Raydium thì giải pháp để cạnh tranh với PancakeSwap là phải tăng cường hợp tác với các dự án để hoàn thiện hệ sinh thái DeFi, hiện tại dự án Oxygen về Yield Farming, Lending & Borrowing hứa hẹn sẽ mang đến cho Solana và Raydium nhưng cơ hội mới để phát triển.

Tổng kết

Trong bối cảnh phí giao dịch trên Ethereum rất cao và tốc độ giao dịch chậm thì các AMM trên các Blockchain khác đã nổi lên như những đối thủ nặng ký của ETH trong ngắn hạn.

Theo quan điểm cá nhân của mình, trong thời gian Ethereum hoàn thành ETH 2.0 cùng với các giải pháp Layer 2 vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi sẽ là thời gian vàng để các AMM trên Blockchain khác vươn lên.

Tuy nhiên, với việc chưa có dự án “Ethereum Killer” nào thành công trong việc thực hiện mục đích của mình thì mình tin rằng chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về các AMM trên Ethereum.

Mình hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích về các AMM, các bạn nghĩ sau Binance Smart Chain thì Blockchain cũng như AMM nào sẽ là cái tên tạo trend kế tiếp, hãy comment xuống phía dưới để cùng trao đổi và thảo luận

Lưu ý: Số liệu để tính toán hoặc thống kê đều lấy từ thời điểm viết bài là ngày 04/03/2021, do đó số liệu thực tế đọc và số liệu có trong bài có thể khác nhau.

RELEVANT SERIES