Liquidity Mining là gì? Tổng quan chiến lược Liquidity Mining
Liquidity Mining là gì?
Liquidity Mining là chiến lược tham gia một mạng lưới mà trong đó người dùng cung cấp vốn cho một giao thức để đổi lại native token của giao thức đó.
Thuật ngữ này được ám chỉ từ một vài năm trước bởi Jake Brukhaman của CoinFund, người đã thảo luận “tổng quát về mining” trong bối cảnh có sự tham gia của các mạng lưới bên cung cấp.
Cái hay của liquidity mining là mạng lưới có một nhu cầu cụ thể đó là cung cấp thanh khoản. Người dùng không cần phải mua token mà được thưởng token, thường là token quản trị cho phép người nắm giữ có quyền bỏ phiếu cho những thông số của protocol, bao gồm các cơ chế thu giữ giá trị.
Nhiều người ưa thích gọi việc này là “yield farming”, trong khi các thuật ngữ này thường dùng lẫn lộn với nhau. Yield farming không nhất thiết cần phải nhận về một token (vd: Những người cung cấp thanh khoản cho Uniswap chỉ nhận đơn thuần phí giao dịch)
Không phải mọi dự án liquidity mining đều được tạo ra giống nhau. Nhìn vào những ví dụ dưới đây sau vài tháng ra mắt, có 3 hạng mục đã xuất hiện:
Fair launches: Mục đích chính là phân phối phần lớn token thông qua một vài tiêu chuẩn nhất định chứ không phải bán trực tiếp (Ví dụ: Là một người dùng tích cực của protocol) và đảm bảo rằng mọi người đều có quyền lợi bình đẳng trong việc phân phối. Hãy nghĩ điều này như Uber được sở hữu bởi các tài xế từ ngày đầu tiên.
Programmatic decentralization: Mục đích chính là dần trao quyền lợi đến cộng đồng và hạn chế tối thiểu sự quản lý của các quỹ, tổ chức. Nghĩ việc này như việc Uber ký một thỏa thuận để phân phối phần lớn cổ phiếu của mình cho tài xế trong những năm tiếp theo.
Growth marketing: Mục tiêu là khuyến khích hành vi người dùng trong một khoảng thời gian xác định. Điều này giống như Uber giảm giá một phần cho những chuyến xe của khách hàng.
Liquidity mining quan trọng vì NHỮNG LÝ DO SAU:
Phân phối với quy mô lớn hơn: Các thương vụ ICO 2017 đã gây bức xúc cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Một tỉ lệ lớn nguồn cung token đã được bán cho các nhà đầu tư ở private round. Kết quả là các nhà đầu tư nhỏ lẻ phải chịu thiệt và mất tiền khi các nhà đầu tư đó thoái vốn.
Mục tiêu của liquidity mining là cân bằng sân chơi, tạo cơ hội công bằng cho cả các tổ chức tài chính và nhà đầu tư nhỏ lẻ sở hữu native token của protocol.
Một sự liên kết chặt chẽ hơn: Lợi ích của liquidity mining là những người nắm giữ token sẽ dễ trở thành người dùng protocol hơn.
0x có kết quả dưới đây vào cuối năm 2019 sau khi phân tích dữ liệu những người nắm giữ token của họ và LM hiệu quả trong việc đưa biểu đồ móc nối với nhau.
Sự quản trị bao quát hơn: Người dùng nắm giữ quyền quản lý trong protocol được khuyến khích để giúp dự án thành công. Bằng cách chia sẻ tiềm năng tăng trưởng tài chính nhanh nhất có thể.
LM củng cố sự tương tác từ cộng đồng và giúp protocol ra mắt hoặc trở thành DAOs (Decentralized Autonomous Organization).
Thử nghiệm nhanh hơn: Trong DeFi, thanh khoản = khả năng sử dụng. Bản chất của các dự án liquidity mining thu hút nhiều dòng vốn vào khi token nhận được sự chú ý, tạo bàn đạp làm giảm đi những rào cản gây khó khăn cho đội phát triển khi muốn bootstrap dự án mới và tăng lượng giao dịch trên thị trường.
Điều này cũng gây thiệt hại nhanh hơn theo chiều hướng ngược lại - tương tự như việc thợ đào sẽ ngừng việc khai thác bitcoin nếu giá BTC giảm xuống dưới một ngưỡng nào đó. Điều này cũng tương tự với những thợ đào liquidity rút vốn của mình từ AMM hoặc lending pool nếu như nền kinh tế không thể lường trước được.
Vòng lặp này sẽ tăng tốc độ phát triển và cuối cùng đem lại lợi ích cho cả hệ thống.
Những thành quả đạt được
Bốn tháng vừa qua đã chứng kiến rất nhiều thử nghiệm và khi chúng ta có thể dễ dàng thấy được nhiều trường hợp thất bại. Rất nhiều thiết kế đã thành công và nên được ứng dụng vào những bài học tương lai.
Phần thưởng cho thanh khoản lâu dài
Hầu hết thanh khoản trong các dự án LM hiện tại đến từ “nguồn vốn du kích”. Có nghĩa là không có sự trung thành và tận tâm dành cho protocol mà thay vào đó là theo đuổi những cơ hội tối đa lợi nhuận trong thời gian ngắn.
Giống như việc bạn của anh em đăng ký cho dự án của các startup về giao đồ ăn chỉ để nhận những bữa miễn phí vậy. Vấn đề ở đây là thanh khoản ngắn hạn không giá trị bằng thanh khoản dài hạn và các dự án LM nên được điều chỉnh để thích ứng với điều này.
Ampleforth đã làm tốt việc nhấn mạnh vấn đề này với cơ chế “time multiplier” trong dự án Geyser của họ, cơ chế sẽ trao thưởng dựa trên thời gian gửi. Phần thưởng sẽ tăng từ 1x ở ngày đầu tiên cho đến 2x ở ngày 30 và 3x ở ngày 60. Bởi vì điều này, rất nhiều người sẵn sàng chờ 2 tháng cho đến khi họ rút vốn.
Số liệu tuy khá lẫn lộn nhưng vẫn rất hứa hẹn. Dựa theo cập nhật của đội vào ngày 4 tháng tám (43 ngày sau khi dự án khởi động), khoảng 6,036 người dùng đã thử Geyser, với 4,242 người dùng vẫn hoạt động cho đến ngày đó (tỉ lệ ~70%).
Dựa theo một nguồn tin nội bộ vẫn chưa được xác nhận vào ngày 8 tháng chín (78 ngày sau), Geyser (đặc biệt là pool AMPL-WETH của Uniswap) có 7,318 người dùng và 3,193 người dùng vẫn hoạt động (tỉ lệ ~44%).
Việc giảm người dùng được cho là sự ra mắt của nhiều dự án LM khác. Nhưng việc giảm thanh khoản còn đáng lo ngại hơn khi pool AMPL-WETH chỉ còn khoảng 9.5 triệu $ trên tổng 83 triệu $ tổng tiền gửi ( ~11% ).
Điều chỉnh thông số
Các dự án liquidity mining không nên “làm rồi bỏ đấy” khi cả đội trong protocol làm hết sức để dự đoán hành vi của các dự án này thì họ cũng cần phải chuẩn bị để điều chỉnh cho mọi trường hợp xảy ra, mọi lúc mọi nơi.
Balancer làm rất tốt trong việc điều chỉnh dự án LM của họ trong những tuần đầu tiên bằng cách thêm vào 5 thông số bổ sung nhằm trao thưởng cho những loại thanh khoản cụ thể, chẳng hạn:
- ratioFactor: Xử phạt những pool không đồng đều vì cung cấp ít thanh khoản hữu dụng hơn cho các trader.
- feeFactor: Xử phạt những pool có phí giao dịch cao vì điều này khiến pool của họ ít hấp dẫn hơn để thực hiện giao dịch.
- wrapFactor: Xử phạt những căp token có sự tương quan cao vì điều này khiến thu hút ít thanh khoản hơn cho Balancer.
Sự điều chỉnh nhanh và liên tục của Balancer như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà cung cấp thanh khoản.
Trước khi dự án khởi động vào ngày 1 tháng 6, các nhà cung cấp thanh khoản đặc biệt chỉ từ 1-15. Nhưng con số đó đã nhảy lên 71 vào ngày 1 tháng 6 và chưa bao giờ thấp hơn con số đó.
Tháng chín đánh dấu sự bùng nổ của các nhà cung cấp thanh khoản khi con số lên tới khoảng từ 861-1,517.
Kết nối cộng đồng từ các Cross-protocol
Các dự án liquidity mining không chỉ hoạt động trong một vùng nhất định - các nhà cung cấp thanh khoản chủ động đánh giá chi phí cơ hội tham gia vào một dự án và một cách hiệu quả để khiến họ tham gia là liên kết với cộng đồng mà họ đang là một phần trong đó.
YAM đã làm rất tốt việc này bằng cách ra mắt 8 liquidity pool nhắm đến những cộng đồng lớn và năng động nhất của DeFi:
Sự tăng trưởng của YAM trước khi tìm ra lỗi trong hợp đồng là rất ấn tượng, dự án đạt hơn 500 triệu đô của tổng tài sản khóa (total value locked) trong 24 giờ.
Tiếp tục cải tiến sản phẩm
Dự án liquidity mining không khiến một protocol dưới chuẩn trở thành một protocol tốt hơn.
Compound, Curve và Uniswap đã làm rất tốt bởi những dự án đó có sẵn một protocol tiện ích và hữu dụng trước khi ra mắt dự án LM của mình, thứ khiến mọi người dễ dàng hơn trong việc tham gia dự án liquidity mining ngày từ lúc đầu.
Hơn thế nữa, protocol không nên chỉ rập trung hướng mũi nhọn vào việc loại bỏ founder và phân bổ nhà đầu tư, mà hãy thêm những tiện ích cho protocol theo cách làm nổi bật bản thân trước những đối thủ cạnh tranh.
Cho đến hiện tại Pickle Finance đang làm tốt với một roadmap cùng sản phẩm có những điểm nhấn như chiến lược tạo ra yield từ các khoản đầu tư và hơn cả là chiến lược chênh lệch giá stablecoin với mục đích mang stablecoin quay lại định mức.
Based cũng đang tích cực phát triển roadmap của họ, bao gồm DEX và platform fair-launch.
Thời lượng dự án ngắn hơn
Các chương trình Liquidity mining kéo dài quá lâu sẽ làm mất đi tính linh hoạt khi thị trường thay đổi, đồng thời ảnh hưởng tới chiến lược của các dự án.
Trong khi một số ý kiến tranh cãi về các chương trình đó diễn ra quá dài, thực tế việc phân phối token diễn ra ở các thị trường mở và được quyết định bởi bên bán bên mua.
Một lợi ích khác đó là việc nếu số lượng token được đưa vào thị trường lưu thông thả nổi đủ, thì sẽ tác động tốt tới giá. Còn nếu mức thả nổi thấp, chương trình liquidity kéo dài nhiều năm thì có thể tác động xấu tới cộng đồng khi market cap tăng lên quá cao. Các early holder sẽ là những người chịu thiệt, bị mất tiền.
Yearn Finance (YFI) là một vị dụ điển hình, với 100% tổng cung bị phân bổ trong vòng 9 ngày. Từ góc nhìn thị trường, có rất ít áp lực từ phía bán vì không có người nắm giữ trước đó, tạo ra một vòng tuần hoàn mà người nắm giữ từ sớm sẽ được lợi nhiều nhất từ mặt lợi ích về tài chính. Token hiện tại đang được nắm giữ bởi 13,507 địa chỉ và có một cộng đồng tâm huyết và tương tác tốt nhất trong ngành.
Dành cho những đội lựa chọn về thời lượng dự án dài hơn, một cách để cân bằng là front-load emissions (tăng lượng phần thưởng từ đầu), vì thanh khoản từ sớm giá trị hơn thanh khoản tham gia sau.
Tương tự như phần thưởng khối của bitcoin halving, anh em có thể có một tính năng mà phần thưởng lớn hơn ở những ngày/tuần đầu tiên và giảm dần. SushiSwap làm rất tốt việc này bằng cách tăng lượng phần thưởng lên 10x trong 2 tuần đầu tiên, và lúc đỉnh cho phép họ tích lũy 1.5 tỷ $ tài sản, khoảng 73% thanh khoản của Uniswap lúc bấy giờ.
Quyền được hưởng lâu hơn
Dành cho những dự án LM có thời lượng dài, tồn tại một phương thức tấn công kinh tế khi các protocol tạo ra yield khác (ví dụ: Yearn yVaults, Harvest Finance) có thể tham gia dự án mà không có ý định nắm giữ token lâu dài.
Điều này làm giảm phần thưởng dành cho những người tham gia vì tầm nhìn dài hạn của protocol. Một lịch trình mà phần thưởng sẽ được trả (vesting schedule) sẽ làm giảm nguy cơ của cuộc tấn công này, khi các “quỹ vốn du kích” sẽ phải suy nghĩ kĩ trước khi tham gia.
Quyền được hưởng cũng cho nhiều thời gian hơn để thông tin có thể được truyền tải khắp thị trường, giúp hình thành giá bằng cách để các người nắm giữ token quyết định đây có phải là một dự án đường dài khả thi hay không (vd: Làm rõ giá trị tích lũy của token, hệ thống quản trị hiệu quả, cộng đồng năng động).
DODO đưa ra một quyết định táo bạo trong dự án LM của họ bằng cách khóa token cho đến một tuần sau khi họ cung cấp thanh khoản ban đầu trên AMM và để chúng phân bổ sau 6 tháng sau đó. Ngay cả với những hạn chế này, DODO vẫn có thể thu hút 90 triệu $ thanh khoản từ 3,105 địa chỉ.
Nhiều số liệu về hiệu suất hơn.
Rất nhiều protocol bắt đầu dự án liquidity mining mà không có một mục tiêu rõ ràng về kết quả cụ thể mà họ muốn khuyến khích, hay những số liệu xung quanh việc dự án đó hiệu quả thế nào.
Lý tưởng nhất, đội phát triển nên hiểu rằng “việc phân phối X% của nguồn cung token trong thời gian Y tuần sẽ cho kết quả Z$ thanh khoản tăng thêm cho protocol”. Và lý tưởng hơn nữa, anh em có những số liệu xung quanh việc số tiền cần trên một đơn vị thanh khoản và thời gian thanh khoản trong protocol, một phiên bản gốc-crypto của CAC và LTV.
UMA đã làm rất tốt việc này với dự án LM của họ, nhắm đến một pool cụ thể trong một thời gian cố định và hỏi:
- % farmer bán phần thưởng ngay lập tức?
- % farmer bỏ phiếu với phần thưởng của họ?
- Việc phân bổ lớn đến đâu?
Dự án tương đối thành công, có thời điểm thu hút về 20 triệu$ ETH locked và cung cấp các điểm dữ liệu quan trọng cho đội, như “chi phí thanh khoản hàng ngày” dao động từ $1,000 đến $4,500 cho một triệu đô.
Công bằng hơn cho các bên tham gia
Hầu hết các dự án LM ngày nay các bên có vốn lớn đều được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Điều này tổn hại đến sự tham gia của cộng đồng và phân phối token.
Based đã cố gắng chú tâm vào điều này bằng cách tạo ra một ngưỡng có thể stake trong liquidity pool lúc ban đầu là 12.000$/địa chỉ.
Pickle cũng tương tự khi triển khai thực hiện quadratic voting để ngăn các whale khỏi việc tăng quyền ảnh hưởng một cách bất cân đối về những quyết định quản trị của hệ thống.
Tuy chúng ta không biết liệu các whale có tạo nhiều địa chỉ để vượt mặt các hạn chế về việc staking và voting hay không, đây vẫn là bước đi đúng đắn.
Về giới hạn cung
Mình tin các dự án có định hướng dài lâu không nên có nguồn cung giới hạn. Các protocol này như các công ty hơn là tiền tệ và không công ty nào hạn chế khả năng phát hành cổ phiếu. Thêm vào đó, không có khả năng tạo ra những dự án liquidity mining mới sẽ khiến các protocol nhạy cảm hơn với các trường hợp vampire attacks.
Cùng lúc đó, một tỉ lệ lạm phát cao sẽ gây hại đến giá trị cho các người nắm giữ token. Thêm vào đó, tỉ lệ lạm phát cao cũng làm trầm trọng thêm các cuộc tấn công về việc liên quan đến quản trị, điều có thể làm tổn hại đến hệ sinh thái DeFi.
Ví dụ, nếu token X với một nguồn cung không giới hạn và có tỉ lệ lạm phát có thể điều chỉnh được chấp nhận làm tài sản thế chấp trong Compound, các thành phần nguy hại có thể bỏ phiếu để đào một lượng token X không giới hạn và đánh cắp mọi tài sản thế chấp trong Compound.
Một giải pháp là hard-code một tỉ lệ lạm phát thấp mà sẽ được đưa vào quỹ quản trị cộng đồng hoặc hard-code các lựa chọn để thêm vào lạm phát cuối kỳ trong khi điều chỉnh ban đầu về 0% cùng với giới hạn lạm phát.
Tổng quát các vấn đề
Để bổ sung cho những gợi ý trên, vẫn vòn tồn tại một số vấn đề mà các dự án cần chú ý:
Loopholes: Dù không phải chủ đích, các dự án LM vẫn có khả năng bị người dùng “lợi dụng” incentive.
Trên Compound, ví dụ việc borrowing và lending lặp đi lặp lại dễ tạo ra một lượng volume giả và gây cản trở người dùng thật sự.
Một vài đánh giá chưa được xác thực, khối lượng này có thể chiếm hơn 30% lượng cung mà Compound thông báo (Nếu có 1 tỷ $ được cung cấp, ~700 triệu $ trong là giá trị không lặp lại).
Hành vi người dùng này không cung cấp nhiều giá trị cho Compound vì một lượng lớn thanh khoản trong protocol không được tiếp cận bởi người dùng khác.
Rủi ro kĩ thuật: Audit bảo mật rất tốn kém và thông thường các đội muốn ra mắt sản phẩm thường không đủ chi phí để thực hiện điều này từ trước. Việc này gây nên hậu quả các bug được tìm thấy trong martinet contract, dẫn đến việc mất quỹ người dùng.
Điều này cũng tạo lợi thế cho những người có hiểu biết kỹ thuật hoặc tài nguyên để kiểm tra độ bảo mật và tính an toàn của contract. Fair Launch Capital đang cố gắng nhấn mạnh vấn đề này bằng cung cấp gói trợ cấp không ràng buộc để trang trải chi phí audit và ra mắt.
“Rug-pulling”: Dù các bug không mong muốn không tồn tại, sự thật rằng hầu hết các dự án liquidity mining ngày nay đều đứng tên bởi các bút danh của founder. Điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho những kẻ lừa đảo.
Những kẻ mạo danh có thể tạo ra các contract (ví dụ như gọi các hàm "mint()" giống dự án Hotdog, hoặc đơn giản hơn là bán token dự án Yuno) mà không phải chịu bất kỳ hậu quả nào.
Nhiều người dùng biết về kỹ thuật có thể hiểu các cách lừa đảo này bằng các công cụ kiểm tra như Diffchecker nhưng LM vẫn là một trò chơi mạo hiểm với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Thông tin không tương ứng: Dù mục tiêu là phân phối công bằng, các tay trong vẫn dễ dàng có khởi đầu trước vài phút thậm chí vài giờ của các dự án LM. Điều này gây nên sự bất công với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Một cách để giải quyết vấn đề này là đưa ra các thông báo về việc lúc nào dự án LM sẽ diễn ra.
Phí Gas: Phí gas cao của Ethereum dễ “đánh bật” cá nhỏ để lại các dự án LM cho những người có khả năng chi trả phí gas cao. Điều này gây hại đến sự phân phối token và những dự án giá trị thấp như những người tập trung và NFTs và gaming.
Tổng kết
Khi đã có hàng tá thử nghiệm diễn ra và khả năng cao chúng ta vẫn chưa đến được model phân phối tối ưu. Hơn thế nữa, mặc dù nhiều dự án liquidity mining rất thành công ở thời điểm bài viết, anh em vẫn nên cẩn thận vì chúng ta không thể nói trước được liệu dài hạn sẽ như thế nào.
*Bài viết được dựa vào bài viết gốc trên medium của tác giả Dmitriy Benrenzon.