Band Protocol là gì? Phỏng vấn Sorawit Suriyakarn cùng Grace Phạm
Sau IEO Perlin (PERL) trên Binance Launchpad, mọi con mắt đều đổ dồn vào dự án Band Protocol (BAND).
Band Protocol là dự án đang được kỳ vọng trở thành Chainlink phiên bản Châu Á. Và dưới đây là những thông tin đáng chú ý, được đúc kết lại từ buổi AMA với Sorawit Suriyakarn - Giám đốc Công nghệ kiêm Đồng sáng lập Band Protocol.
Mời anh em cùng theo dõi bài viết!
Thông tin về Sorawit Swit Suriyakarn
Sorawit Swit Suriyakarn là CTO Band Protocol. Sorawit tốt nghiệp MIT. Sau đó anh dành vài năm làm việc ở cả hai công ty start-up ở Thung lũng Silicon (Dropbox, Quora) và các công ty tài chính của Wall Street.
Bản thân ông đã tự mày mò tìm hiểu về các dApp từ những ngày đầu ETH đang phát triển và nhận thấy, dữ liệu là thứ ngăn cản các dApp đi theo xu hướng. Do đó, Sorawit tập trung vào xây dựng Band Protocol.
Band Protocol là gì?
Band Protocol là nhà cung cấp dịch vụ giao thức lớp hai bảo mật, phân quyền và có khả năng mở rộng trên Public Blockchain. Dự án hỗ trợ những nhà phát triển, công ty, người nổi tiếng… phát hành các token riêng được cá nhân hóa.
Tính năng chính của Band Protocol là thu hẹp khoảng cách giữa các ứng dụng phi tập trung và dữ liệu trong thế giới thực.
Dự án này cho phép các dApp tận dụng dữ liệu có sẵn trên Internet mà không cần bên thứ ba, bắc cầu cho các trường hợp sử dụng giữa Web 2.0 và 3.0.
Bằng cách cung cấp dữ liệu có sẵn và có thể tái sử dụng trên chain, Band Protocol cung cấp giải pháp rẻ và nhanh hơn so với các giải pháp thay thế mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật. Các nhà phát triển sử dụng Band Protocol có thể xây dựng nhiều kiểu dApp hơn, đưa Blockchain đến gần hơn với việc áp dụng đại trà.
Các ứng dụng của token BAND và token dataset là gì?
BAND là token gốc của giao thức và được sử dụng để thực hiện quản trị giao thức cũng như sử dụng làm tài sản thế chấp để in token.
Band Protocol có token dataset cụ thể cho từng tập dữ liệu (trái ngược với việc sử dụng BAND cho mỗi tập dữ liệu) để đảm bảo giá trị. Giá của token dataset được liên kết chặt chẽ với chất lượng của tập dữ liệu đó.
Điều này cũng khiến các hành vi tấn công network trở nên khó khăn hơn vì kẻ tấn công phải có được token dataset, không chỉ các token BAND.
Các nhà phát triển và người dùng làm thế nào để đóng góp cho dự án Band Protocol? Lợi ích chính của BAND token cho hệ sinh thái là gì?
Anh em có thể bắt đầu đóng góp cho Band Protocol bằng cách gửi yêu cầu trên Github.
Band Protocol là dự án mã nguồn mở 100%. BAND được phát hành dưới dạng token chuẩn ERC-20 và được sử dụng cho hoạt động quản trị và quản lý dữ liệu bên trong Band Protocol.
Ngoài ra, với bản chất là ERC-20, BAND có thể được sử dụng để tương tác với các dự án DeFi khác trên Ethereum. Chẳng hạn như Uniswap, Compound...
Làm thế nào để Band Protocol hỗ trợ gia tăng giá trị của token dataset?
Khi việc sử dụng tập dữ liệu tăng lên, holder token dataset sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Với thu nhập tiềm năng nhiều hơn, giá trị của token sẽ tăng theo tỷ lệ thuận. Khi giá trị của token dataset tăng, dẫn đến việc tăng giá trị cho token BAND.
Các token được tạo trên nền tảng ETH thì TPS có giống như các token khác hay không?
Band là giao thức layer 2 trên các Public Blockchain. Dự án chọn ETH làm nền tảng đầu tiên do hệ sinh thái nhà phát triển phong phú, đặc biệt là trên DeFi.
Về TPS, đây là chỉ số không thực sự có ý nghĩa, vì điều đó sẽ phụ thuộc vào nền tảng mà Band hoạt động.
Band có điểm gì khác biệt so với Wikipedia?
Band Protocol phục vụ dữ liệu cho Web 3.0 và Smart Contract. Smart Contract không có quyền truy cập vào Wikipedia hoặc Google.
Việc thay đổi giá của BAND có ảnh hưởng đến giá trị của token Dataset của người dùng không?
Theo cấu trúc của Bonding Curve, để mua Dataset Token, người mua cần sử dụng Band làm tài sản thế chấp, song giá BAND không ổn định. Vậy, việc thay đổi giá của BAND có ảnh hưởng đến giá trị của token Dataset của người dùng không?
Holder dataset token được định giá theo token BAND. Và nếu giá của BAND tăng hoặc giảm, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến giá token Dataset.
Dự án hy vọng giá Band sẽ phản ánh việc sử dụng Band Protocol trên tất cả các nhóm quản trị dữ liệu trong hệ thống. Do đó, miễn là mức sử dụng tăng lên, giá BAND và giá token dataset sẽ cùng phát triển.
Làm thế nào để Band Protocol ngăn chặn các cuộc tấn công vào chain và giảm thiểu rủi ro của bên thứ 3?
Đây luôn là vấn đề cấp thiết khi network còn chưa trưởng thành.
Band Protocol dự định sẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách chỉ hợp tác với các nhà cung cấp dữ liệu có uy tín. Điều đó sẽ giảm thiểu rủi ro lỗi network. Vì hầu hết các đối tác đều chuyên nghiệp và có kinh nghiệm chạy các hệ thống mạng linh hoạt.
Vì sao Band Protocol lại hoạt động ở thời điểm hiện tại mà không ra mắt hồi thị trường giá tăng 2017?
Band Protocol bắt đầu dự án từ năm 2017. Song, họ lựa chọn không gây quỹ và phát hành sản phẩm ra công chúng cho đến khi cảm thấy sản phẩm đã sẵn sàng.
Band Protocol có kế hoạch gì để thu hút các Dapp và nhà phát triển sử dụng giải pháp của mình?
Band dự định mua thêm nhà phát triển thông qua nhiều kênh. Hiện Band Protocol đang tiếp cận nhiều dự án sử dụng Band cho giải pháp dữ liệu.
Ngoài ra, dự án cũng đang lên kế hoạch tổ chức các sự kiện hackathon nhằm nâng cao nhận thức về Band Protocol. Đồng thời cũng để các nhà phát triển thử nghiệm và bắt đầu xây dựng các ứng dụng trên Band Protocol.
Vì sao vẫn có nhiều người có thể hoạt động trên BitSwing mà không cần bất kỳ token BAND hoặc database nào?
Theo whitepaper của Band, token dữ liệu là các yếu tố rất quan trọng trên mô hình của mình. Mọi người muốn truy cập dữ liệu (từ các nhóm) phải sử dụng BAND để mua token dữ liệu lấy quyền truy cập.
Tuy nhiên, khi là người dùng dApp hoặc nhà phát triển dApp, anh em không cần đến token BAND hoặc dữ liệu. Khi đó, anh em phải trả tiền gốc bằng token gốc của giao thức (là ETH) để lấy quyền truy cập dữ liệu. BAND và token dữ liệu được các holder BAND và nhà cung cấp dữ liệu sử dụng để cung cấp dữ liệu cho hệ thống.
Khi người dùng mua data, họ có thể bán nó cho người khác không? Các nguồn dữ liệu của Band Protocol được phân loại và định giá như thế nào?
User của Band Protocol là các ứng dụng phi tập trung trên chain đang tìm cách sử dụng dữ liệu của Band để xử lý data. Họ không được phép bán lại dữ liệu.
Các điểm dữ liệu bên trong Band Protocol được định giá dựa trên các tham số quản trị, được bình chọn bởi holder token dataset.
Thông tin về dApp BitSwing đầu tiên trên nền tảng Band Protocol
BitSwing là một ứng dụng mà Band đã hợp tác phát triển với nhà phát triển bên thứ ba, tăng thêm tính năng sử dụng BAND. Ứng dụng này hiện có sẵn trên Testnet của Kovan.
Song, dự án dự định sẽ chuyển BitSwing sang các network khác (bao gồm cả Mainnet) và các Blockchain khác trong tương lai.
Vì sao Band Protocol lại được gọi là LINK Châu Á?
Lý do là vì cả hai dự án đều có mục đích hoạt động tương tự nhau. Và Band Protocol lại có trụ sở tại Thái Lan (châu Á).
Điểm nổi bật của BAND so với LINK?
ChainLink chắc chắn có lợi thế hơn Band Protocol. Song, dự án vẫn còn một chặng đường dài để chứng minh bản thân nhận được sự chấp nhận thực sự.
Trong khi đó, Band Protocol tập trung vào tính bảo mật, tính đơn giản dễ sử dụng (nhận dữ liệu từ Band đơn giản hơn so với ChainLink) và tốc độ (dữ liệu có sẵn trên newtowk Band).
Các dApp sẽ phát triển như thế nào so với các ứng dụng truyền thống?
Tiềm năng của dapps là cho phép người dùng tương tác với hệ thống mà không cần đặt niềm tin vào nhà phát triển từ bất cứ đâu trên thế giới. Không có sự phân biệt đối xử - đây là điều quan trọng đối với khả năng phát triển lâu dài của dApp.
Sau IEO, Band Protocol có kế hoạch hay chương trình gì để thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến BAND không?
Dự án đang phát triển các sản phẩm thực tế và tạo nên nhiều trường hợp sử dụng thực sự, giải quyết các vấn đề thực sự trong lĩnh vực Blockchain.
Ngay sau khi IEO, holder token Band sẽ có thể sử dụng token để stake và kiếm được một phần phí tiêu thụ dữ liệu. Với nhiều trường hợp sử dụng như thế, token BAND sẽ có giá trị vượt xa, không phải chỉ mua và bán đầu cơ.
Theo roadmap, Band Protocol sẽ tích hợp với các Blockchain khác. Vì sao Band lại ra quyết định như vậy? Các chuỗi khối tích hợp này có thể hoạt động song song với mạng ETH trên Giao thức băng tần và giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng có thể xảy ra trên mạng không?
Việc tích hợp có thể hoạt động song song và Band Protocol dự định sẽ thiết lập sẵn dataset Band trên nhiều Blockchain.
Về lâu dài, dự án cũng dự định xây dựng BandChain của riêng mình, đảm bảo Band Protocol chia sẻ cùng một nguồn dữ liệu và sử dụng cùng một nhóm bảo mật với các Blockchain khác.
Khác biệt chính giữa Web 2.0 và Web 3.0 là gì? Vì sao dự án quyết định xây dựng Band Protocol làm khung quản trị dữ liệu cho ứng dụng Web 3.0 mà không phải là Web 2.0?
Web 2.0 là web truyền thống mà chúng ta sử dụng ngày nay (Google, Facebook). Trong mô hình đó, người dùng cần hoạt động theo phương thức đặt niềm tin vào nền tảng.
Còn với Web 3.0, mọi thứ đều được phân cấp và người dùng không cần phải tin tưởng vào các cơ quan tập trung đó.
Hướng phát triển sắp tới của Band Protocol
Về lâu dài, Band Protocol có thể phát triển thành một Public Blockchain cho bất kỳ ngành nào. Bao gồm tài chính, chuỗi cung ứng, giải trí...
Về mặt cải tiến, dự án đang phát triển rất nhanh và tích cực nghiên cứu về giao thức của mình.