SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Beam là gì? Phỏng vấn Alex Romanov cùng Grace Phạm

Beam là gì? Những thông tin quan trọng của buổi AMA về Beam (BEAM) cùng với Alex Romanov được tóm tắt trong bài viết này để anh em tiện theo dõi.
Avatar
jane
Published Jun 23 2019
Updated Sep 24 2023
8 min read
thumbnail

Tiếp nối chuỗi AMA với các dự án Blockchain tiềm năng trong thị trường, ngày 18/06 vừa rồi, Coin98 đã có một buổi thảo luận với Alex Romanov - Giám đốc Công nghệ cùng cộng sự Beni Issembert đến từ dự án Beam.

Dưới đây là những nội dung quan trọng, bao gồm các thông tin mới nhất về dự án cũng như các chiến lược phát triển của Beam trong thời gian tới.

Beam là gì?

Beam (BEAM) là đồng tiền điện tử ẩn danh có khả năng mở rộng cao, hoạt động dựa trên giao thức Mimblewimble. Đây là một giao thức có tính ẩn danh và khả năng mở rộng cao được một developer ẩn danh sáng lập vào ngày 19/06/2016.

Beam (BEAM) được phát hành vào ngày 03/01/2019 bởi công ty Beam Development Ltd. Giống Ravencoin, BEAM không thực hiện ICO cũng như Pre-mine và chi phí hoạt động của dự án sẽ được chi trả bởi quỹ Treasury.

Ý tưởng phát triển Beam đến sau khi team dev nghiên cứu sự phát triển của MW kể từ lần phát hành đầu tiên vào tháng 06/2016.

Grin là dự án đầu tiên bắt đầu triển khai thực tế giao thức vào tháng 11/2016, nhưng vào tháng 03/2018, họ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên. Nhận thấy tiến độ dự án quá chậm. Do đó, với MW, dự án đã quyết định xây dựng đồng tiền của riêng mình với mục đích khác.

Điều gì khiến Beam khác biệt so với những dự án khác?

Mục tiêu của dự án rất thực tế: Người dùng có thể sử dụng Beam hằng ngày và đồng token của Network, BEAM, có thể trở thành một loại tiền điện tử thực tế có thể được sử dụng trong thế giới thực.

Giao thức Mimblewimble cung cấp tính bảo mật tuyệt vời mà không ảnh hưởng đến khả năng mở rộng. Vì vậy team dev đã sử dụng tính năng này để bổ sung thêm nhiều tính năng quan trọng, nhằm cải thiện hơn nữa quyền riêng tư cho Network.

Điểm khác biệt chính của dự án là tốc độ cao và chất lượng thực sự. Và có thể dùng ba cụm từ để miêu tả Beam như sau:

  1. Giao dịch ẩn danh hoàn hảo.
  2. Kích thước Blockchain nhỏ.
  3. Có nhiều trường hợp sử dụng thiết thực.

Có vấn đề gì đối với Smart Contract trên Blockchain Beam không?

Trong giao thức Mimblewimble, thay vì sử dụng Smart Contract, thuật ngữ này được thay đổi thành Scriptless Scripts. Ý tưởng là thay vì thực hiện các tính toán trên chain, Network Beam sẽ thực hiện những tác vụ này ngoài chain nhưng kết quả có thể được xác minh trên chain.

Do đó, dự án có thể mở rộng các giao dịch cơ bản của mình để hỗ trợ các trường hợp sử dụng phức tạp hơn bao gồm Swaps, Escrow và kể cả STO.

Điều gì khó khăn nhất khi kinh doanh Beam trong trường hợp token BEAM có biến động?

Một trong những mục tiêu của chúng tôi là cho phép phát hành các đồng Stablecoin trên Beam để giải quyết vấn đề biến động.

Ngoài ra, điểm yếu của Beam là Mimblewimble tại thời điểm này không thể đảm bảo tính không liên kết hoàn hảo, theo nghĩa lý thuyết. Do đó, team dev vẫn đang khắc phục những lỗi còn tồn đọng trên Network.

Đối thủ của Beam là ai? Và làm thế nào để Beam ứng phó trước những đối thủ đó?

Hiện có hai dự án đang sử dụng giao thức Mimblewimble là Beam và Grin. Cả hai đều ra mắt vào năm 2019 và cùng sở hữu tính ẩn danh.

Và điều mà dự án có thể làm được để thu hút người dùng đồng thời cạnh tranh với những cái tên khác là tính thân thiện với người dùng.

Anh em có thể truy cập Network trên cả Windows, Mac, Linux, Android và iOS.

Dự án đã tạo ra một hệ thống SBBS được tích hợp vào các node và cho phép tạo giao dịch liền mạch bằng cả ví của người gửi và người nhận. Đây là một trong những khác biệt chính trong giao thức Mimblewimble.

Beam có gì khác với Monero, Zcash?

Điểm khác biệt lớn nhất giữa ba Network này nằm ở công nghệ.

Cụ thể, ZCash sử dụng thuật toán Zero Knowledge Proof và hầu hết các giao dịch của ZCash vẫn là tx, không có tính bảo mật. Monero lại có ba cơ chế khác nhau, Ring Signatures, Stealth Addresses và Confidential Transactions. Và cả hai Network này đều có vấn đề với kích thước Blockchain. 

Trong khi đó, Mimblewimble lại cung cấp một giải pháp tối ưu hơn cho tất cả những vấn đề còn tồn đọng.

Quỹ Treasury (Kho bạc) của Beam được dùng để làm gì?

Kho bạc được phân bổ cho các nhà đầu tư dự án và đội ngũ phát triển nòng cốt cùng Foundation.

Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận mà dự án đang thiết lập. Foundation là nơi nhận hỗ trợ lớn nhất từ Treasury và sẽ chi phối giao thức trong tương lai.

Beam Foundation không tạo ra lợi nhuận. Như đã nói, Beam Foundation sử dụng một phần quỹ từ Treasure (Kho bạc) để tài trợ và hỗ trợ phát triển cho Blockchain Beam.

Vì sao Beam không làm ICO?

Theo team dev, ICO không phải là mô hình tốt nhất để gọi vốn. Hiện tại, với mô hình Treasury đang hoạt động, các đối tác tham gia sẽ nhận được coin trong suốt 5 năm. Và điều này sẽ tạo ra tiền đề tốt hơn để dự án phát triển.

Beam sẽ làm gì để ứng phó trước hiện trạng tấn công 51%?

Beam là một đồng tiền chạy theo thuật toán PoW cổ điển. Vì vậy, câu trả lời cũng giống như đối với bất kỳ loại tiền tệ nào khác là sử dụng sự đồng thuận của PoW. Nhiều người khai thác hơn, phân cấp tốt hơn và trong trường hợp bị tấn công, Network sẽ cần thời gian chờ xác nhận từ các node.

Làm thế nào để tránh tình trạng lạm phát, giảm phát?

Team dev đã giới hạn mức phát thải. Và cứ sau một năm, halving sẽ xảy ra và sau đó. Sự kiện sẽ diễn ra sau bốn năm một lần, tương tự như Bitcoin.

Người dùng có thể lưu trữ BEAM trên những loại ví nào?

Anh em có thể tải ví Beam từ bất kỳ nền tảng nào trên website hay github của dự án.

Làm thế nào để khai thác BEAM?

Bất kỳ GPU tầm trung và phần mềm khai thác nào cũng có thể mine BEAM.

Tuy nhiên, để xử lý tốt nhất, các miner nên hoạt động theo nhóm thay vì khai thác solo vì điều này không thực tế với độ khó hiện tại.

Hướng phát triển sắp tới của Beam?

Dự án có lộ trình phát triển mạnh cho năm 2019. Bao gồm Atmic Swaps, thanh toán một bên, ví HW...  Ngoài ra, bản hard fork của Beam dự kiến sẽ được phát hành vào tháng tới.

Trong tương lai, team dev đang nghiên cứu xây dựng một nền tảng mới trên Beam. Cho phép phát hành các loại tài sản ẩn danh mới cũng như bắc cầu cho các tài sản hiện có giao dịch trên Beam theo cách riêng tư nhất.

Hiện, dự án đã cho xây dựng và triển khai các kênh thanh toán trực tiếp mang tên Laser Beam. Đây không phải là Lightning Network và cũng không tương thích với LN nhưng cùng sử dụng chung ý tưởng tương tự.

Team dev đã triển khai ví trực tiếp để giao dịch ví với xác nhận ngay lập tức. Song, Laser Beam vẫn còn cần nhiều cải tiến hơn.

Ở thời điểm hiện tại, theo team dev, giao thức Mimblewimble là một trong những công nghệ được mong đợi nhất năm 2019. Do đó, Beam là một trong những dự án đầu tiên được phát hành và vẫn đang hoàn thiện Network.

Đọc thêm:  Phantasma Chain (SOUL) là gì? Phỏng vấn Lee Kai cùng Grace Phạm

RELEVANT SERIES