SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Bullish là gì? Yếu tố nào thúc đẩy thị trường bullish?

Trong lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là thị trường crypto, "bullish” rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Bài viết này sẽ tìm hiểu về khái niệm bullish, cách nhận biết thị trường bullish và những yếu tố tác động đến bullish trong crypto.
Avatar
trangtran.c98
Published Sep 09 2024
14 min read
bullish

Bullish Là Gì?

Bullish, hay "thị trường tăng giá," là thuật ngữ dùng để mô tả một thị trường mà giá trị của các tài sản có xu hướng tăng lên trong một khoảng thời gian dài.

Bullish không chỉ đơn thuần là thuật ngữ kỹ thuật mà còn đại diện cho tâm lý thị trường, xu hướng giá cả và những kỳ vọng của nhà đầu tư.

Thuật ngữ "bullish" bắt nguồn từ hành vi của bò đực (bull) khi tấn công bằng cách húc lên phía trên. Đây là lý do tại sao "bullish" được dùng để mô tả sự tăng giá, ngược lại với "bearish," khi giá giảm, giống như gấu (bear) tấn công bằng cách vồ xuống.

bullish là gì
Khái niệm bullish trong crypto

Khi thị trường ở trạng thái bullish, các nhà đầu tư lạc quan về tương lai của tài sản, thường dẫn đến sự gia tăng trong việc mua vào, từ đó đẩy giá cả lên cao hơn.

Một chu kỳ bullish thường được đặc trưng bởi sự tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin và các altcoin, cùng với sự gia tăng về khối lượng giao dịch và sự quan tâm của công chúng. Hoặc khi nói rằng một đồng coin "bullish," nghĩa là cộng đồng nhà đầu tư đang kỳ vọng rằng giá của đồng coin đó sẽ tăng trong tương lai gần.

Ví dụ, khi Bitcoin tăng từ 20,000 USD lên 60,000 USD trong năm 2021, nhiều nhà phân tích đã gọi đó là một "thị trường bullish" hay “bull market".

chu kỳ bullish crypto
Biểu đồ giá thể hiện các chu kỳ bullish của crypto trong lịch sử
advertising

Yếu tố nào thúc đẩy thị trường bullish?

Khi nói về một thị trường bullish trong lĩnh vực crypto, điều quan trọng cần hiểu rằng, không chỉ các yếu tố nội tại của thị trường crypto mà còn cả các yếu tố từ thị trường tài chính truyền thống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng tăng giá này.

Ảnh hưởng từ thị trường tài chính truyền thống

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định

Khi nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ, được thể hiện qua các chỉ số như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp, mọi người có xu hướng chi tiêu và đầu tư nhiều hơn. Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho các khoản đầu tư rủi ro, bao gồm cả tiền mã hóa.

Giai đoạn 2010-2015, nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong thời gian này, GDP toàn cầu tăng trưởng trung bình khoảng 3-4% mỗi năm. Sự phục hồi này đã giúp các nhà đầu tư tự tin hơn, và nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, bao gồm cả Bitcoin, góp phần thúc đẩy giá Bitcoin tăng từ vài đô la lên đến hơn 400 USD vào cuối năm 2015.

Chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi suất thấp

Các ngân hàng trung ương thường áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng như giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Khi lãi suất thấp, việc vay mượn trở nên dễ dàng hơn, và các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm các cơ hội sinh lời cao hơn, điều này thường dẫn đến việc đầu tư vào tiền mã hóa.

Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạ lãi suất xuống gần bằng 0% và thực hiện các gói kích thích kinh tế lớn. Kết quả là, nhiều nhà đầu tư đã chuyển tiền vào các tài sản như Bitcoin, khiến giá Bitcoin tăng từ khoảng 9,000 USD vào đầu năm 2020 lên hơn 29,000 USD vào cuối năm, một sự tăng trưởng gần 220% chỉ trong vòng một năm.

Các yếu tố của thị trường Crypto

Ngoài các yếu tố từ thị trường tài chính truyền thống, thị trường crypto còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố độc đáo riêng của nó. Những yếu tố này thường tạo ra các đợt tăng giá mạnh mẽ, đặc biệt khi chúng xảy ra đồng thời với các điều kiện kinh tế thuận lợi.

Sự tham gia của các tổ chức lớn

Sự tham gia của các tổ chức tài chính lớn vào thị trường crypto là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy giá tăng. Khi các tổ chức này đầu tư vào tiền mã hóa, điều này không chỉ mang lại một lượng lớn vốn vào thị trường mà còn tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cá nhân.

Tháng 8/2020, công ty MicroStrategy công bố rằng họ đã mua vào 21,454 Bitcoin với trị giá khoảng 250 triệu USD. Sau đó, họ tiếp tục mua thêm, nâng tổng số Bitcoin nắm giữ lên hơn 70,000 BTC, với trị giá hơn 650 triệu USD.

Những động thái này đã làm tăng niềm tin vào Bitcoin, khiến giá của nó tăng từ khoảng 11,000 USD vào tháng 8/2020 lên đến hơn 40,000 USD vào tháng 1/2021.

Sự đổi mới công nghệ

Thị trường crypto liên tục đổi mới với các công nghệ và sản phẩm mới, thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư. Những cải tiến trong blockchain, hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung đều góp phần thúc đẩy giá trị của các đồng tiền mã hóa.

Ethereum 2.0, ra mắt vào cuối năm 2020, đã mang lại những cải tiến đáng kể về khả năng mở rộng và bảo mật cho mạng lưới Ethereum. Điều này đã làm tăng sự quan tâm của nhà đầu tư, đẩy giá Ethereum từ khoảng 600 USD lên đến hơn 4,000 USD vào tháng 5/2021, đánh dấu một chu kỳ bullish mạnh mẽ cho Ethereum.

Ảnh hưởng của văn hóa đại chúng và truyền thông

Thị trường crypto, đặc biệt là Bitcoin và các đồng tiền mã hóa phổ biến khác, thường được thúc đẩy bởi sự quan tâm từ văn hóa đại chúng và truyền thông. Khi các nhân vật nổi tiếng hoặc chương trình truyền hình bắt đầu nói về crypto, nó thu hút sự chú ý của công chúng và dẫn đến việc nhiều người mua vào, đẩy giá lên cao.

Năm 2017, Bitcoin đã trải qua một chu kỳ bullish lớn, với giá tăng từ dưới 1,000 USD lên gần 20,000 USD vào cuối năm. Một phần của đợt tăng giá này được thúc đẩy bởi sự ủng hộ từ các nhân vật nổi tiếng như Paris Hilton và DJ Khaled, cũng như việc Bitcoin xuất hiện trong các chương trình truyền hình như The Big Bang Theory.

Những sự kiện đặc biệt gây ảnh hưởng đến tài chính truyền thống

Thị trường crypto đôi khi cũng được thúc đẩy bởi các sự kiện tiêu cực trong thị trường tài chính truyền thống. Khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào các hệ thống tài chính truyền thống, họ có xu hướng chuyển sang tiền mã hóa như một biện pháp bảo vệ tài sản.

Đại dịch COVID-19 năm 2020 đã gây ra sự bất ổn lớn trong các thị trường tài chính truyền thống, với nhiều người lo ngại về sự sụp đổ kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã chuyển sang đầu tư vào Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác, giúp thúc đẩy một chu kỳ bullish mạnh mẽ cho thị trường crypto.

8 mô hình nến Bullish phổ biến trong Crypto

Trong phân tích kỹ thuật, việc nhận diện các mô hình nến bullish là vô cùng quan trọng để xác định cơ hội mua vào trong thị trường crypto. Dưới đây là các mô hình nến phổ biến nhất thường được sử dụng để nhận diện xu hướng bullish:

1. Bullish Engulfing (Nến nhấn chìm tăng)

Mô hình Bullish Engulfing xuất hiện khi một nến tăng lớn hoàn toàn bao phủ thân của nến giảm trước đó. Nến tăng này thường có thân dài, cho thấy áp lực mua mạnh mẽ, hoàn toàn áp đảo áp lực bán từ phiên giao dịch trước.

Đây là một tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ, đặc biệt khi xuất hiện sau một xu hướng giảm. Nó cho thấy người mua đã chiếm ưu thế, báo hiệu khả năng thị trường sẽ chuyển từ giảm sang tăng.

2. Hammer & Inverted Hammer (Nến búa & nến búa ngược)

Nến Hammer có thân nến nhỏ với bóng dưới rất dài và bóng trên rất ngắn hoặc không có. Nó cho thấy rằng giá đã giảm mạnh trong phiên giao dịch nhưng sau đó hồi phục và đóng cửa gần mức giá mở cửa.

Hammer là tín hiệu cho thấy áp lực bán đã suy yếu và lực mua đang trở lại, báo hiệu khả năng đảo chiều tăng giá.

nến hammer
Nến hammer thể hiện dấu hiệu của thị trường tăng giá

Nến Inverted Hammer hay còn được biến đến là nến Shooting Star có thân nhỏ và bóng trên dài, ít hoặc không có bóng dưới. Nó cũng xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm.

Inverted Hammer chỉ ra rằng, dù có áp lực bán mạnh trong đầu phiên, người mua đã giành lại quyền kiểm soát và đẩy giá lên. Đây cũng là tín hiệu cho khả năng đảo chiều tăng giá.

nến inverted hammer shooting star
Nến Inverted Hammer còn được biết đến với tên gọi nến Shooting Star

3. Piercing Line (Nến xuyên thấu)

Mô hình Piercing Line bắt đầu với một nến giảm mạnh, sau đó là một nến tăng mở cửa thấp hơn nến trước nhưng đóng cửa ở mức trên 50% thân nến giảm trước đó. Điều này cho thấy lực mua đang mạnh lên.

Piercing Line là tín hiệu cho thấy thị trường có thể đảo chiều từ giảm sang tăng, đặc biệt khi xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm.

4. Morning Star (Nến sao mai)

Mô hình Morning Star bao gồm ba nến: một nến giảm dài, tiếp theo là một nến nhỏ (thường là doji), và cuối cùng là một nến tăng dài. Nến nhỏ ở giữa cho thấy sự do dự của thị trường.

Morning Star là mô hình đảo chiều mạnh mẽ, thường xuất hiện sau một xu hướng giảm, báo hiệu sự chuyển dịch từ giảm sang tăng.

mô hình nến bullish
Các mô hình nến bullish giúp nhà đầu tư nhận biết thị trường bull

5. Three White Soldiers (Ba chú lính trắng)

Mô hình này bao gồm ba nến tăng liên tiếp, với mỗi nến có thân dài và đóng cửa ở mức cao hơn nến trước. Thường, bóng nến ngắn hoặc không có bóng, cho thấy áp lực mua rất mạnh.

Three White Soldiers là tín hiệu cho một xu hướng tăng mạnh mẽ và bền vững, đặc biệt khi xuất hiện sau một giai đoạn giảm giá hoặc đi ngang.

nến three white soldiers
Mô hình nến Three White Soldiers - Ba chú lính trắng

6. Tweezer Bottoms (Nến nhíp đáy)

Tweezer Bottoms bao gồm hai nến liên tiếp có đáy bằng nhau, thường là một nến giảm và một nến tăng. Cả hai nến đều có bóng dài, cho thấy giá đã chạm đáy và hồi phục.

Tweezer Bottoms báo hiệu rằng mức đáy đã được kiểm tra và giữ vững, khả năng cao giá sẽ đảo chiều tăng lên.

7. Bullish Harami (Nến bầu tăng)

Mô hình Bullish Harami xuất hiện khi một nến tăng nhỏ nằm gọn trong thân nến giảm trước đó. Thân nến tăng nhỏ này thường nằm trong phần giữa của thân nến giảm trước.

Bullish Harami là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm đang mất đà và thị trường có thể đảo chiều tăng.

8. Dojis (Nến Doji)

Nến Doji xuất hiện khi giá mở cửa và đóng cửa gần như bằng nhau, tạo ra một thân nến rất mỏng hoặc không có thân. Doji thường có bóng dài cả trên và dưới, cho thấy sự cân bằng giữa lực mua và bán.

Doji là tín hiệu cho sự do dự của thị trường. Nếu Doji xuất hiện sau một xu hướng giảm, nó có thể báo hiệu khả năng đảo chiều tăng giá.

Tìm hiểu những mô hình nến trên thông qua bài mô hình nến Nhật tại đây.

mô hình nến doji
Các mô hình nến Doji phổ biến với nhà đầu tư

Chiến lược đầu tư khi thị trường bullish

Khi đầu tư vào thị trường crypto trong giai đoạn bullish, điều quan trọng là cần nắm bắt xu hướng sớm để có thể mua vào khi giá còn thấp. Việc mua sớm không chỉ giúp tận dụng tối đa đà tăng giá mà còn cho phép chốt lời khi thị trường đạt đỉnh. Thị trường bullish thường kéo dài, vì vậy ngay cả khi có những điều chỉnh nhỏ, chúng thường chỉ là tạm thời và không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận.

Tuy nhiên, cần chuẩn bị sẵn sàng cho những yếu tố bất ngờ trong thị trường crypto. Nếu có dấu hiệu của một thị trường bearish đang hình thành, đặc biệt là do các yếu tố như khủng hoảng kinh tế hay thay đổi trong quy định pháp lý, việc giảm bớt các vị thế đầu tư, đặc biệt là những đồng coin chưa được chứng minh về giá trị, là điều cần thiết.

Trong những tình huống như vậy, việc chuyển một phần vốn sang các tài sản an toàn hơn như vàng hoặc tiền mặt sẽ giúp bảo vệ tài sản.

Sử dụng công cụ stop-loss cũng rất quan trọng để giữ được vốn khi thị trường bất ngờ đảo chiều. Ví dụ, khi mua Bitcoin ở mức 50,000 USD, có thể đặt lệnh stop loss ở mức 45,000 USD để hạn chế tổn thất.

Đọc thêm: Stop Loss là gì? Cách đặt lệnh Stop Loss trên sàn crypto

Khi thị trường đạt đỉnh và giá bắt đầu giảm, đó cũng là lúc có thể tìm kiếm cơ hội mua vào với giá tốt hơn. Quan sát kỹ và tận dụng những đợt giảm giá này để gia tăng đầu tư sẽ giúp tối ưu hóa lợi nhuận khi thị trường bước vào chu kỳ bullish tiếp theo. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỷ luật, nhưng nếu tuân thủ theo chiến lược đã đề ra, sẽ giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận trong hành trình đầu tư vào thị trường crypto.