SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

CEX Token là gì? Những điều cần biết khi đầu tư vào CEX Token

Tìm hiểu thông tin về CEX Token và cách định giá token của các CEX tiêu biểu (Binance) cũng như một số điều cần lưu ý khi đầu tư vào CEX Token trong bài viết sau.
Published Aug 04 2021
Updated Aug 06 2024
8 min read
cex token là gì

CEX Token là gì?

CEX Token (Centralized Exchange Token) là token nền tảng của các sàn CEX, được tạo ra cho mục đích cung cấp một số ích lợi nhất định trong hệ thống cho người sở hữu chúng. Đây cũng là đặc trưng chung của CEX Token.

“CEX Token thường là Utility Token - cung cấp cho Holder một số lợi ích nhất định trong hệ sinh thái của chúng”

Một số lợi ích của CEX Token có thể kế ra là (các lợi ích này có thể khác nhau tùy vào mỗi CEX):

  • Chiết khấu phí giao dịch
  • Nhận Airdrop
  • Miễn phí rút tiền
  • Tham gia IEO/Launchpad/Launchpool

Một số CEX Token nổi bật trong thị trường Crypto:

  • BNB của Binance
  • OKB của OKX
  • BGB của Bitget
  • KCS của Kucoin
  • HT của Houbi
advertising

Phân tích & định giá CEX Token

Có khá nhiều sàn CEX trên thị trường, trong bài viết này, mình sẽ chọn sàn CEX nổi bật nhất là Binance và token của sàn để phân tích.

Thông tin về BNB & sàn Binance

Binance được thành lập vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao (CZ). Ngay từ khi ra đời, Binance đã nhanh chóng trở thành một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, nhờ vào chiến lược phát triển nhanh chóng và sự tập trung vào trải nghiệm người dùng.

Binance Coin (BNB) - native token của sàn giao dịch Binance, BNB được ra mắt vào tháng 7 năm 2017 sau khi huy động được 15 triệu USD từ ICO.

BNB cũng đóng vai trò là utility token cung cấp một số lợi ích nhất định cho người nắm giữ. Trong phạm vi của sàn giao dịch Binance, BNB có một số trường hợp sử dụng nổi bật sau:

phạm vi của bnb

Bên ngoài phạm vi sàn giao dịch Binance, BNB còn được sử dụng để thanh toán phí giao dịch, thanh toán hàng hóa, dịch vụ tham gia DeFi trên hệ sinh thái Binance Smart Chain.

Định giá BNB Token

Nếu chỉ xét riêng trong phạm vi là utility token của một sàn CEX thì giá trị BNB đến từ 2 nguồn chính:

Nguồn thứ nhất, những tiện ích mà việc nắm giữ BNB token mang lại:

  • Giảm phí giao dịch dựa trên số lượng BNB và khối lượng giao dịch của người nắm giữ.
  • Có thể dùng BNB để làm tài sản thế chấp khi giao dịch Margin & Future.
  • Tham gia Launchpad, Launchpool của sàn.
  • Cơ hội nhận airdrop từ việc nắm giữ BNB.
  • Và những trường hợp sử dụng khác.

Nguồn thứ hai, giá trị được tích lũy từ việc đốt BNB dựa trên tổng số phí giao dịch thu được từ sàn giao dịch Binance.

Tóm lại, đối với BNB Token nói riêng và các CEX Token nói chung, giá trị của các CEX Token này sẽ được đo lường bởi:

  • Giá trị của các ích lợi của việc nắm giữ token đó mang lại (chiết khấu phí giao dịch, airdrop trong tương lai, tham gia Launchpad, Launchpool...). Lợi ích mang lại cho mỗi người có thể không đồng nhất, tùy thuộc vào vị thế và nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng.
  • Mô hình & cách phân phối lại một phần doanh thu từ nền tảng cho người nắm giữ token.

Đầu tư vào CEX Token, người dùng cần quan tâm điều gì?

CEX Token trở thành Ecosystem Token

Sàn giao dịch là một trong những mô hình kinh doanh có hiệu ứng mạng mạnh mẽ. Nơi có thanh khoản sẽ thu hút thanh khoản nhiều hơn, không quan trọng thanh khoản đó đến từ CeFi (tài chính tập trung) hay DeFi (tài chính phi tập trung).

Mặc dù DeFi hứa hẹn tiềm năng phát triển to lớn trong tương lai, nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế, phần lớn đến từ cơ sở hạ tầng. Các hạn chế này bao gồm vấn đề về khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch chậm và phí giao dịch cao.

Trong khi đó, CeDeFi (Centralized Decentralized Finance) kết hợp những lợi ích của cả CeFi và DeFi, tạo ra một phiên bản hoạt động nhanh, rẻ và hiệu quả hơn. Các sàn giao dịch tập trung hoàn toàn có thể triển khai các sản phẩm CeDeFi, tận dụng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và sự tiện lợi của tài chính tập trung.

Trong trường hợp của Binance, BNB có xuất phát điểm là utility token sử dụng trong phạm vi của sàn giao dịch Binance với chức năng chính là chiết khấu phí giao dịch.

Tuy nhiên, khi Binance phát triển, phạm vi các sản phẩm đã vượt ra ngoài sàn giao dịch. Các sản phẩm như Binance Chain và Binance Smart Chain (BSC) đã mở rộng ứng dụng của BNB, biến nó thành một Utility Token cho cả hệ sinh thái Binance.

Ví dụ: Ngoài những ích lợi được cung cấp trên sàn Binance, BNB còn được sử dụng để trả phí giao dịch trên Binance Chain và BSC, cũng có thể sử dụng BNB để tham gia DeFi trên BSC...

Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử đang theo đuổi xu hướng mở rộng hệ sinh thái xung quanh CEX Token của mình. Bằng cách này, các token không chỉ phục vụ cho việc giảm phí giao dịch mà còn tích lũy giá trị từ một hệ sinh thái rộng lớn hơn, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Điều này giúp CEX Token trở thành utility token của cả hệ sinh thái, mang lại giá trị lớn hơn và khả năng sử dụng rộng rãi hơn.

Một số sàn khác cũng có hướng phát triển tương tự, họ xây dựng một hệ sinh thái xung quanh token của sàn:

  • OKX Token (OKB): OKB có nhiều ứng dụng trong hệ sinh thái các sản phẩm của sàn OKX. Ngoài các lợi ích trên sàn CEX, OKB cũng được sử dụng để trả phí giao dịch trên OKXChain và các ứng dụng DeFi khác.
  • Bitget Token (BGB): BGB được sử dụng để giảm phí giao dịch, tham gia các ứng dụng DeFi… Ngoài ra, BGB còn được dùng để tham gia Launchpool, Launchpad, PoolX và các sự kiện độc quyền trên sàn Bitget.

Sự phân chia lợi ích trong CEX: Token Holder >< Shareholder

Trong các sàn CEX, một vấn đề nan giải là sự phân chia lợi ích giữa những người nắm giữ token (Token Holder) và cổ đông của sàn (Shareholder).

Tăng giá trị cho CEX Token

Trong các sàn CEX, họ sẽ ứng dụng mô hình buyback & burn token dựa trên doanh thu và lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của CEX. Mô hình này tạo ra mối tương quan giữa nhu cầu sử dụng CEX và nguồn cung CEX Token, gián tiếp tăng cường giá trị cho CEX Token.

Trong ngắn hạn, sự gia tăng giá trị không đồng nghĩa là giá token chắc chắn sẽ tăng, nhưng trong dài hạn, giá cả sẽ di chuyển theo giá trị.

Điển hình như sàn Binance, họ ứng dụng mô hình buyback & burn giúp BNB vừa có sự tăng trưởng bền vững vừa tạo ra giá trị cho token holder. Bên cạnh đó, sàn Bitget mặc dù có dự định nhưng chưa ứng dụng mô hình này cũng có token BGB tăng trưởng ấn tượng hơn 150%, từ khoảng 0.57 USD lên 1.43 USD trong nửa đầu năm 2024.

cex token holders

Quyền hạn và hạn chế

Đầu tư vào CEX Token mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro và hạn chế mà nhà đầu tư cần cân nhắc. Một trong những điểm yếu lớn nhất là sự khác biệt về quyền quản trị giữa token holder và shareholder.

CEX token holder, mặc dù được hưởng nhiều lợi ích, thường không có quyền can thiệp vào quá trình quản trị của sàn giao dịch. Điều này có nghĩa là các quyết định chiến lược quan trọng, như dừng chương trình buyback & burn, có thể được đưa ra mà không cần sự đồng thuận của token holder.

Shareholder, trái lại, có quyền sở hữu hợp pháp. Họ có quyền tham gia vào các cuộc họp cổ đông, bầu chọn ban quản trị và đưa ra các quyết định quản trị để bảo vệ lợi ích của mình. Điều này tạo ra một mức độ bảo vệ và ảnh hưởng lớn hơn đối với hoạt động của sàn giao dịch.

Đương nhiêu điều này không phải tuyệt đối, khi một người vừa là shareholder vừa là token holder, họ sẽ có động lực để đưa ra các quyết định có lợi cho cả hai nhóm, tạo ra sự cân bằng lợi ích.

Đọc thêm: Top 6 sàn giao dịch crypto uy tín dành cho người mới.

RELEVANT SERIES