SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Chỉ số CPI là gì? Vì sao Bitcoin và cryptocurrency phản ứng giá với CPI?

Đối với thị trường tài chính, chỉ số CPI được nhà đầu tư mong chờ không kém vì nó là yếu tố quan trọng để FED căn cứ quyết định mức lãi suất từ đó ảnh hưởng đến dòng tiền. Vậy CPI là gì? CPI ảnh hưởng như thế nào?
Avatar
Jack Vĩ
Published May 12 2023
Updated Jun 05 2024
14 min read
cpi là gì

Chỉ số CPI là gì?

Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là một thước đo cho biết sự thay đổi giá cả của một giỏ hàng các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng trong một khu vực trong khoảng thời gian nhất định.

Chỉ số CPI thường được sử dụng để đánh giá mức độ tăng giảm của giá cả và lạm phát trong nền kinh tế. CPI được tính toán dựa trên giá của các mặt hàng tiêu dùng, bao gồm thực phẩm, vật liệu xây dựng, năng lượng, dịch vụ y tế và giáo dục, và nhiều hơn nữa.

CPI thường được sử dụng bởi các nhà kinh tế, chính phủ và các nhà quản lý tài chính để theo dõi mức độ tăng giảm của giá cả và lạm phát, từ đó đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ và kinh tế.

chỉ số cpi
Top 8 mặt hàng tiêu dùng phổ biến để tính chỉ số CPI. Nguồn: Investopedia.

Ở nhiều quốc gia, chỉ số CPI thường được tính toán và công bố bởi cơ quan chính phủ có trách nhiệm quản lý kinh tế và thống kê, ví dụ như Cục Thống kê Tổng hợp tại Việt Nam, Văn phòng Thống kê Quốc gia tại Anh, Tổng cục Thống kê tại Trung Quốc…

Ở Mỹ, Chỉ số CPI được công bố hàng tháng bởi Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (U.S. Bureau of Labor Statistics) và là một trong những chỉ số kinh tế chính được theo dõi bởi các nhà quản lý tài chính và các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

cục thống kê lao động hoa kỳ
Trụ sở của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ.
advertising

Ý nghĩa của chỉ số CPI

Chỉ số CPI (Consumer Price Index) có nhiều ý nghĩa, bao gồm:

  • Đo lường mức độ tăng giảm giá cả

Chỉ số CPI là một thước đo quan trọng cho biết mức độ tăng giảm của giá cả các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng trong một khu vực nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Nó giúp cho người tiêu dùng, các nhà quản lý tài chính và các chính phủ đánh giá mức độ tác động của lạm phát đến giá cả của các mặt hàng và dịch vụ.

  • Đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ

Chỉ số CPI là một trong những yếu tố quan trọng được sử dụng để đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ bởi các cơ quan quản lý kinh tế. Nếu CPI tăng cao, các cơ quan này có thể quyết định nâng lãi suất hoặc giảm sự tiền tệ trong nền kinh tế để kiềm chế lạm phát.

  • Đánh giá mức độ lạm phát

Chỉ số CPI cũng được sử dụng để đánh giá mức độ lạm phát trong nền kinh tế. Nếu CPI tăng mạnh, điều này có thể cho thấy mức độ lạm phát đang gia tăng, và các chính phủ và nhà quản lý tài chính có thể áp dụng các biện pháp để kiềm chế lạm phát và bảo vệ giá trị của tiền tệ.

  • So sánh mức độ tăng giá cả giữa các quốc gia

Chỉ số CPI cũng cho phép so sánh mức độ tăng giá cả giữa các quốc gia, giúp người ta đánh giá mức độ phát triển kinh tế, tình hình lạm phát và nền kinh tế của các quốc gia.

  • Đưa ra các quyết định đầu tư

Chỉ số CPI cũng có thể được sử dụng để đưa ra các quyết định đầu tư. Nếu CPI tăng mạnh, đầu tư vào các khoản đầu tư vốn không thể tăng giá đủ nhanh để đáp ứng với tình hình lạm phát. Ngược lại, khi CPI giảm, các khoản đầu tư vốn có khả năng tăng giá sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

Cách tính và đọc kết quả chỉ số CPI

Công thức tính chỉ số CPI

công thức chỉ số cpi
Công thức chính chỉ số CPI.

Công thức tính chỉ số CPI là:

Chỉ số CPI = (Giá trung bình trong thời gian hiện tại / Giá trung bình trong thời gian trước đó) x 100

Giả sử chúng ta muốn tính chỉ số CPI cho năm 2022 so với năm 2021. Chúng ta sẽ cần có các bước sau:

  • Xác định rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cố định: Đầu tiên, xác định các mặt hàng và dịch vụ mà bạn muốn tính toán CPI. Ví dụ: thực phẩm, nhà ở, giao thông, y tế, giáo dục,... Điều này phụ thuộc vào phạm vi và mục tiêu của chỉ số CPI.
  • Xác định trọng số: Gán trọng số cho mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ trong rổ tiêu dùng, dựa trên mức độ quan trọng của chúng đối với người tiêu dùng. Ví dụ: nếu thực phẩm chiếm 30% trong tổng chi tiêu hàng tháng, thì nó sẽ có trọng số 0.3.
  • Xác định giá trong năm cơ sở: Chọn một năm cơ sở để so sánh giá. Ví dụ, chọn năm 2021 làm năm cơ sở.
  • Thu thập dữ liệu giá cả: Thu thập thông tin về giá cả của mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ trong rổ tiêu dùng cho cả năm 2021 và năm 2022.

Ví dụ cụ thể về CPI

Sau khi có các giá trị và trọng số, áp dụng công thức để tính toán chỉ số CPI. Bước này bao gồm:

  • A. Nhân giá của mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ trong năm hiện tại với trọng số tương ứng.
  • B. Nhân giá của mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ trong năm cơ sở với trọng số tương ứng.
  • CPI = (Tổng kết quả từ bước A) / (Tổng kết quả từ bước B) x 100

Ví dụ: Giả sử chúng ta có 3 mặt hàng trong rổ tiêu dùng: thực phẩm (trọng số 0.3), nhà ở (trọng số 0.4) và giao thông (trọng số 0.3). Chúng ta thu thập dữ liệu giá của các mặt hàng này cho năm 2021 và năm 2022.

Giá của mặt hàng trong năm 2021:

  • Thực phẩm: 100 USD
  • Nhà ở: 500 USD
  • Giao thông: 200 USD

Giá của mặt hàng trong năm 2022:

  • Thực phẩm: 120 USD
  • Nhà ở: 550 USD
  • Giao thông: 220 USD

Áp dụng công thức, ta có:

  • CPI = ((120 x 0.3) + (550 x 0.4) + (220 x 0.3)) / ((100 x 0.3) + (500 x 0.4) + (200 x 0.3)) x 100
  • CPI = (36 + 220 + 66) / (30 + 200 + 60) x 100
  • CPI = 322 / 290 x 100
  • CPI ≈ 111.03

Vậy chỉ số CPI cho năm 2022 so với năm 2021 là khoảng 111.03.

Đọc kết quả chỉ số CPI

Sau khi tính toán chỉ số CPI, bạn có thể phân tích và diễn giải kết quả để hiểu sự thay đổi trong mức độ lạm phát và tác động của nó đến giá cả tiêu dùng.

Nếu chỉ số CPI lớn hơn 100, có nghĩa là giá cả tiêu dùng đã tăng so với năm cơ sở. Ví dụ, nếu CPI là 111.03, tức là giá cả tiêu dùng đã tăng khoảng 11.03% so với năm 2021.

Nếu chỉ số CPI nhỏ hơn 100, có nghĩa là giá cả tiêu dùng đã giảm so với năm cơ sở.

Chỉ số CPI càng cao, mức độ lạm phát càng cao, và sự ảnh hưởng đến đời sống tiêu dùng càng lớn.

Lưu ý rằng ví dụ trên chỉ là một ví dụ giả định và chỉ để minh họa cách tính toán chỉ số CPI. Trong thực tế, quy trình có thể phức tạp hơn và yêu cầu dữ liệu chi tiết và phân tích chính xác hơn.

chỉ số cpi
Chỉ số CPI của Hà Nội vào tháng 2/2023. Nguồn: Tuổi trẻ.

Tác động của chỉ số CPI đến thị trường

Tác động của chỉ số CPI đến kinh tế truyền thống

CPI có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, đặc biệt là việc điều chỉnh lãi suất. Nếu CPI tăng, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và giữ cho giá cả ổn định. Ngược lại, nếu CPI giảm, ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế.

tác động của chỉ số cpi
Biểu đồ tương quan lãi suất và chỉ số CPI. Nguồn: GZERO.

Điều này đúng với khoảng thời gian vừa qua khi thế giới vừa trải qua dịch Covid-19. Để cứu các doanh nghiệp, chính phủ đã phải hạ lãi suất, tạo động lực cho người dân chi tiêu và khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra giai đoạn tiền rẻ khiến giá cả của tài sản tăng lên đáng kể từ đó dẫn đến lạm phát.

Vì vậy, để kìm hãm lạm phát, FED đã liên tục tăng lãi suất từ mốc 0.25% vào tháng 2/2022 cho đến nay là tháng 5/2023 với mức lãi suất là 5.25%. Theo dự kiến của các chuyên gia, đây có thể đã là vùng đỉnh của lãi suất. Tuy nhiên, FED cho biết sẽ không sớm hạ lãi suất nếu như lạm phát không giảm.

Tác động của chỉ số CPI đến tỷ giá tiền tệ

CPI có thể ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ. Nếu CPI tăng, đồng tiền của một quốc gia có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh nước ngoài, dẫn đến sự tăng giá của đồng tiền đó. Ngược lại, nếu CPI giảm, đồng tiền của một quốc gia có thể trở nên kém hấp dẫn hơn, dẫn đến sự suy giảm giá trị của đồng tiền đó.

Tác động của chỉ cố CPI đến thị trường hàng hóa

CPI có thể ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá. Nếu CPI tăng, chi phí sản xuất và vận chuyển các sản phẩm sẽ tăng, dẫn đến sự tăng giá của hàng hoá. Ngược lại, nếu CPI giảm, chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hoá có thể giảm, dẫn đến sự giảm giá của hàng hoá.

Tác động của chỉ cố CPI đến thị trường Crypto

Hiện tại, thị trường crypto và Bitcoin có phản ứng đáng kể đổi với tin tức công bố chỉ số CPI. Thông thường sẽ có hai trường hợp sau:

  • Chỉ số CPI cao hơn dự đoán => FED có cơ sở tăng lãi suất => Hút dòng tiền ra khỏi thị trường rủi ro => Giá BTC phản ứng giảm.
phản ứng giá của Bitcoin và chỉ số cpi
Phản ứng giá của Bitcoin và chỉ số CPI.
  • Chỉ số CPI thấp hơn dự đoán => FED có cơ sở giữ nguyên hoặc giảm nhẹ lãi suất => Dòng tiền chảy vào thị trường rủi ro như cryptocurrency => Giá BTC phản ứng tăng.

Tuy nhiên trong năm 2022 và 2023 vừa qua, thị trường không có cơ sở để kỳ vọng FED sẽ hạ lãi suất mà chỉ có tăng ít (thường là tăng 0.25%) hoặc tăng nhiều (từ 0.75% trở lên). Vì vậy, trong một số trường hợp khi FED tăng lãi suất thấp hơn kỳ vọng của thị trường thì giá Bitcoin vẫn tăng.

Xem thêm: FED là gì? FED ảnh hưởng thế nào tới thị trường crypto?

chỉ số cpi và bitcoin
Phản ứng giá của Bitcoin và chỉ số CPI.

CPI có phải là chỉ báo cho xu hướng của Bitcoin?

Tin tức thông báo về chỉ số CPI là thông tin quan trọng đối với thị trường tài chính truyền thống và có tác động đến giá của Bitcoin tại thời điểm nhất định. Tuy nhiên, thực tế chỉ số này chỉ được nhắc đến lần đầu tiên bởi các trang báo lớn của crypto vào giữa 2021. Còn trước đó, dù chỉ số CPI có được thông báo thì giá Bitcoin cũng không có phản ứng vì cộng đồng trong thị trường không chú ý đến tin này.

Như vậy, liệu chỉ số CPI có thực sự tác động đến xu hướng của Bitcoin hay không? Hay nó chỉ là một thủ thuật của các trang truyền thông để hợp pháp hoá đường giá của Bitcoin khi có tin tức xuất hiện.

Điều này khá giống với tin tức “Tether in USDT" trong thời điểm năm 2019-2020, khi có tin tức Tether phát hành thêm USDT, giá Bitcoin và thị trường lập tức tăng trưởng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại (2021-2023) thì tin tức này không còn tác động đến giá của Bitcoin nữa.

Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng chỉ số CPI có tác động đến thị trường crypto nhưng chỉ trong thời gian ngắn và ảnh hưởng nhiều đến các nhà giao dịch ngắn hạn. Còn trong xu hướng dài hạn, chỉ số CPI nên được kết hợp với nhiều chỉ số khác để có được góc nhìn khách quan hơn.

Đối với các nhà đầu tư dài hạn, các bạn nên quan tâm nhiều hơn về:

  • Thông tin liên quan đến lãi suất và dòng tiền của FED.
  • Sự phát triển của thị trường Crypto và DeFi nói chung.
  • Xu hướng phát triển của Bitcoin (Ví dụ: Bitcoin Finance).

Đây là một số yếu tố có sự tác động trực tiếp đến giá của Bitcoin nhiều hơn chỉ số CPI.

Hạn chế của chỉ số CPI

Mặc dù chỉ số CPI là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá mức độ lạm phát và sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, nhưng nó cũng có một số hạn chế sau đây:

  • Không phản ánh đầy đủ sự khác biệt giữa các nhóm dân số: CPI tính toán giá trung bình của tất cả các mặt hàng tiêu dùng, không phân biệt giữa những người giàu và người nghèo hoặc giữa các khu vực địa lý.
  • Không phản ánh chất lượng sản phẩm: CPI đo lường sự thay đổi giá cả, nhưng nó không đánh giá chất lượng sản phẩm. Mặc dù giá cả của một sản phẩm có thể giảm xuống, nhưng chất lượng của sản phẩm đó có thể giảm đi, và ngược lại.
  • Không phản ánh sự thay đổi về sở thích tiêu dùng: CPI tính toán giá trung bình của các mặt hàng tiêu dùng, tuy nhiên, sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian.
  • Không phản ánh sự thay đổi của giá cả quốc tế: CPI tính toán giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trên thị trường nội địa, nhưng không phản ánh sự thay đổi của giá cả quốc tế. Khi giá cả quốc tế thay đổi, các mặt hàng nhập khẩu và xuất khẩu cũng sẽ thay đổi theo, điều này có thể ảnh hưởng đến chỉ số CPI.
RELEVANT SERIES