SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Coin mixer là gì? Công cụ tăng tính bảo mật hay máy rửa tiền phi pháp?

Trước đây các giao thức coin mixer luôn được cộng đồng và nhiều quỹ đầu tư chú ý, nhưng hiện tại lại bắt đầu có những ý kiến trái chiều về loại hình này. Vậy coin mixer là gì? Liệu đây có công cụ có ích cho nhà đầu tư?
Avatar
nguyennsh
Published Aug 30 2024
8 min read
coin mixer là gì

Coin mixer là gì?

Coin mixer là dịch vụ xáo trộn giao dịch của người dùng với những giao dịch khác, nhằm mục đích che dấu nguồn gốc tài sản và khó truy tìm on-chain.

Để dễ hình dung, nếu ví A có 1 ETH, sử dụng coin mixer để chuyển 1 ETH vào ví B. Kết quả là ví B vẫn nhận 1 ETH, nhưng ETH này hoàn toàn khác nguồn gốc với ETH đã từng có ở ví A.

Thông thường, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, cá voi sở hữu nguồn vốn lớn thường sử dụng giao thức coin mixer để ẩn danh các giao dịch, tạo dựng “bằng chứng giả" on-chain và khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ khó đoán những hành động tiếp theo.

Tuy nhiên, coin mixer cũng đã gây ra không ít tranh cãi trong cộng đồng, bởi đây là công cụ cho những kẻ khủng bố, tội phạm mạng rửa tiền từ những cuộc tấn công vào các giao thức khác. Theo Chainalysis, 25% số tiền sử dụng trong giao thức coin mixer đều đến từ các địa chỉ ví của tội phạm mạng.

coin mixer là gì
Coin mixer là gì?
advertising

Mô hình hoạt động của coin mixer

Các dự án coin mixer hiện nay đi theo hai loại hình là tập trung (mọi giao dịch đều được quản lý bởi bên thứ ba) hoặc phi tập trung (giao dịch thông qua smart contract). Điểm chung của hai hình thức này là cùng cơ chế hoạt động.

Ví dụ, anh A muốn chuyển tiền cho anh B, anh C chuyển tiền cho anh D và cả 4 người này đều tham gia giao thức coin mixer. Thông thường, kết quả cuối cùng là anh D đã nhận tiền từ anh A và anh B đã nhận tiền từ anh C. Mặc dù kết quả là cả D và B đều nhận tiền, nhưng nguồn gốc đã hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là các bước cụ thể của một dự án coin mixer:

  • Nạp tài sản: Đầu tiên, người dùng phải nạp tài sản vào giao thức coin mixer.
  • Băm nhỏ tài sản: Sau khi nạp tài sản, các giao thức coin mixer sẽ tiến hành chia nhỏ tài sản thành đơn vị nhỏ hơn. Ví dụ, người dùng nạp 1 BTC, thì giao thức sẽ băm nhỏ thành 100,000,000 satoshi.
  • Trộn tài sản: Tiếp theo đó, giao thức đưa tài sản của người dùng “pha” với tài sản của những người dùng khác. Thông thường, tại các giao thức coin mixer phi tập trung, những dự án này sử dụng một pool riêng để trộn tài sản của người dùng với nhau.
  • Che dấu tài sản: Khi đã hoàn tất việc trộn tài sản, giao thức sẽ tiến hành việc che đậy dấu vết on-chain. Tuỳ thuộc vào giao thức coin mixer, các loại hình che dấu cũng khác nhau. Một số hình thức phổ biến gồm trì hoãn giao dịch, sử dụng đơn vị khác khi băm nhỏ, thay đổi tỷ lệ băm nhỏ…
  • Hoàn tất giao dịch: Cuối cùng, các dự án coin mixer sẽ phân bổ tài sản về ví mà người dùng yêu cầu. Khi hoàn tất những bước trên, việc tra dấu on-chain hay truy tìm nguồn gốc của tài sản gần như bất khả thi.
mô hình hoạt động của coin mixer
Mô hình hoạt động của coin mixer.

Tác hại của coin mixer

Vào thời điểm mới ra mắt, coin mixer đã nhận nhiều sự ủng hộ trong cộng đồng, đặc biệt là những quỹ đầu tư và cá voi. Họ không chỉ sử dụng coin mixer để che dấu on-chain, mà còn sử dụng để “bí mật" tham gia private sale, ICO…

Vitalik Buterin - Co Founder của Ethereum, từng công khai ủng hộ các giao thức coin mixer, đặc biệt là nền tảng Railgun và Tornado Cash. Thậm chí trong giai đoạn Tornado Cash đối diện với các vụ kiện rửa tiền, Vitalik còn chuyển 30 ETH cho đội ngũ của giao thức, nhằm bảo vệ họ khỏi các vụ kiện pháp lý.

Mặc dù coin mixer nhận được nhiều sự ủng hộ, nhưng tác hại của loại hình này vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng. Dưới đây là một số tác hại của coin mixer trong thị trường crypto:

Vi phạm pháp luật

Trong bối cảnh thị trường crypto dần được nhiều quốc gia công nhận, hình thành bộ khung pháp lý riêng, thì coin mixer dần trở thành những giao thức phi pháp vì đi ngược lại những đạo luật chống rửa tiền.

Điển hình như chỉ thị chống rửa tiền 5AMLD của Liên minh Châu Âu, yêu cầu các tổ chức tài chính phi tập trung phải thực hiện các biện pháp thẩm định khách hàng, báo cáo hoạt động đáng ngờ và buộc phải chia sẻ thông tin địa chỉ ví khách hàng cho cơ quan tài chính.

Chỉ riêng chỉ thị trên đã khiến đa phần giao thức coin mixer không đạt những tiêu chuẩn và vi phạm pháp lý tại tất cả quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Tornado Cash - giao thức coin mixer lớn nhất và được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng, cũng đã gặp phải vấn đề về pháp lý. Hậu quả là tất cả thành viên của của Tornado Cash bị bắt vào năm 2018 với tội danh “tạo điều kiện cho khủng bố rửa tiền thông qua Tornado Cash".

Xem thêm: Đạo luật chống rửa tiền (AML) trong Crypto.

Nguy cơ bị mất tài sản

Tương tự như những dApp thông thường, lỗ hổng smart contract tại coin mixer vẫn có thể khiến người dùng mất tài sản. Ví dụ về vụ việc tấn công quản trị vào Tornado Cash vào tháng 5/2023, gây thiệt hại lên tới gần 600,000 USD.

Tuy nhiên lỗ hổng smart contract chỉ là lỗi nhỏ, một số người đã cho rằng các giao thức coin mixer luôn là cách gián tiếp để mọi nhà đầu tư đưa tài sản cho kẻ tấn công.

Ví dụ về sự kiện thiên nga đen FTX vào năm 2022, sự sụp đổ của sàn giao dịch top đầu thời bấy giờ xảy ra đến từ một lượng lớn token FTT thanh lý, nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi sàn khiến FTX không trụ vững. Nhưng theo bài báo của Blaze Media vào tháng 9/2022, Sam Bankman còn “bí mật” biển thủ thành công 10 tỷ USD từ khách hàng, thậm chí ở thời điểm bây giờ 1.7 tỷ USD vẫn chưa được tìm thấy. Một số người suy đoán nguyên do đến từ việc Sam đã sử dụng giao thức coin mixer để che dấu số tiền của nhà đầu tư.

Một ví dụ khác kể đến là sàn OKX, người dùng sẽ bị khoá tài khoản nếu người dùng rút về ví đã tương tác với Tornado Cash, hoặc nạp từ ví sử dụng Tornado Cash.

Tìm hiểu: Mô hình Tornado Cash - Giao thức sáng lập bởi hacker.

Một số câu hỏi về coin mixer

Các giao thức coin mixer nổi bật trong thị trường crypto

Hiện tại, khung pháp lý, đạo luật rửa tiền của nhiều quốc gia khiến coin mixer trở thành “vùng đất cấm" và nhà đầu tư thông thường gần như không thể sử dụng.

Trước đây, thị trường crypto đã có nhiều dự án coin mixer nổi tiếng như Wasabi Wallet, Tornado Cash… nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nhóm dự án này đều ngưng hoạt động vì vi phạm luật pháp và gây ảnh hưởng lớn tới tài sản của nhà đầu tư.

Coin mixer và CoinJoin có giống nhau không?

Khi tham gia coin mixer, một số người thường nghe tới thuật ngữ CoinJoin. Thực chất, CoinJoin là từ đồng nghĩa với coin mixer, ám chỉ về việc một cá nhân muốn “trộn” tài sản của mình với tài sản của người khác, để sau đó nhận về số tiền không thể truy dấu vết.

Việt Nam có cấm sử dụng coin mixer không?

Hiện bộ khung pháp lý của Việt Nam dành cho thị trường crypto và coin mixer vẫn chưa hoàn thiện, nhưng nếu sử dụng coin mixer để rửa tiền tại Việt Nam, người dùng vẫn có thể bị điều tra và bắt giữ.

RELEVANT SERIES