SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Consortium Blockchain là gì? Tổng quan blockchain Consortium

Consortium blockchain thường được lựa chọn trong các thiết kế blockchain linh hoạt giữa bảo mật và hiệu suất cao. Vậy consortium blockchain là gì? Ứng dụng của blockchain consortium trong thực tế như thế nào?
Avatar
trangtran.c98
Published Jul 10 2024
7 min read
consortium blockchain

Consortium blockchain là gì?

Consortium blockchain (còn được gọi là blockchain liên hợp) là loại blockchain nhằm mục đích loại bỏ quyền kiểm soát duy nhất được giao cho một thực thể như trong blockchain riêng tư.

Trong consortium blockchain, có nhiều tổ chức tham gia vào mạng lưới. Vì không có cơ quan duy nhất điều hành mạng lưới, nó duy trì tính phi tập trung.

Một nhóm các công ty hoặc các cá nhân đại diện cùng đưa ra quyết định vì lợi ích của toàn bộ mạng lưới. Các nhóm này được gọi là consortium hoặc liên đoàn, do đó blockchain này có tên là consortium hoặc federated blockchain.

Ví dụ, có một consortium gồm 20 tổ chức tài chính trên mạng lưới blockchain. Trong số 20 tổ chức này, các node sẽ được chọn trước để có quyền thực hiện các thay đổi trên mạng lưới.

consortium blockchain là gì
Consortium blockchain có kiến trúc độc đáo
advertising

Cách hoạt động của Consortium Blockchain

Trong một consortium blockchain, một nhóm các tổ chức cùng nhau quản lý mạng lưới, thay vì một tổ chức duy nhất hoặc mở cho tất cả mọi người. Các doanh nghiệp hoặc nhóm làm việc cùng nhau để trao đổi và chỉnh sửa thông tin, giúp duy trì sự linh hoạt, mở rộng và đảm bảo trách nhiệm.

Các thành viên trong consortium blockchain là những tổ chức đã được chọn lựa kỹ lưỡng, như các ngân hàng, chính phủ hoặc tập đoàn lớn. Chỉ các thành viên này mới có quyền truy cập và thực hiện giao dịch trên mạng lưới, giúp đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất cao.

Khi một giao dịch được tạo ra, nó được gửi đến mạng và chỉ các tổ chức thành viên đã được chọn trước mới có thể kiểm tra và xác thực giao dịch đó.

kiến trúc của Consortium blockchain
Các cụm liên kết trong kiến trúc của Consortium blockchain

Dữ liệu hoặc chi tiết giao dịch trong consortium blockchain có thể công khai như trong blockchain công khai. Tuy nhiên, việc xác minh và phê duyệt giao dịch được thực hiện bởi các node, thay vì một cá nhân cụ thể hoặc một công ty duy nhất.

Các tổ chức này có thể thiết lập các cấp độ truy cập khác nhau cho các thành viên khác nhau, nghĩa là một số người dùng có thể xem toàn bộ các giao dịch, trong khi những người khác chỉ có thể xem một phần của chúng. Các tổ chức thành viên cũng có thể có các kênh giao tiếp riêng biệt và dữ liệu riêng tư chỉ dành cho hiệp hội của họ. 

Thuật toán đồng thuận phổ biến trong Consortium Blockchain là Proof of Authority (PoA), trong đó các giao dịch được xác thực bởi các node đã được phê duyệt trước, đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất cao.

Từ cách hoạt động trên, có thể thấy consortium blockchain có một số đặc điểm sau:

  • Kênh giao tiếp riêng: Các tổ chức thành viên có thể có kênh riêng để giao tiếp và lưu trữ dữ liệu riêng biệt, chỉ dành cho các thành viên của họ.
  • Quyền truy cập đặc biệt: Các node trên mạng có quyền hạn đặc biệt để thực hiện và xác thực giao dịch. Chỉ những tổ chức đã được phê duyệt mới có thể tham gia vào mạng lưới này.
  • Giới hạn người tham gia: Consortium Blockchain có thể giới hạn người tham gia dựa trên các cấp độ truy cập khác nhau đối với thông tin trong sổ cái. 
  • Bảo mật và hiệu suất: Giống như blockchain riêng tư, Consortium Blockchain mang lại sự bảo mật cao, hiệu suất tốt và khả năng mở rộng, nhưng hoạt động dưới sự quản lý của một nhóm các tổ chức.

Đọc thêm: Public blockchain là gì? Tổng quan về blockchain công khai.

mô hình hoạt động consortium blockchain
Mô hình hoạt động của Consortium với cụ thể các bên liên quan

Ưu điểm và nhược điểm của Consortium Blockchain

Ưu điểm

Bảo mật cao: Chỉ các thành viên đã được phê duyệt mới có quyền truy cập và xác minh giao dịch, giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm.

Hiệu suất tốt: Với số lượng node xác thực ít hơn so với blockchain công khai, consortium blockchain có thể xử lý giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Quản lý tập trung: Sự quản lý bởi một nhóm các tổ chức giúp dễ dàng điều phối và kiểm soát hoạt động của mạng lưới.

Khả năng mở rộng: Consortium blockchain có thể mở rộng và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của các tổ chức tham gia, mang lại sự linh hoạt cao.

Minh bạch nội bộ: Dữ liệu giao dịch có thể được công khai giữa các thành viên trong liên minh, giúp tăng cường sự minh bạch và tin cậy lẫn nhau.

Hợp tác giữa các tổ chức: Tạo điều kiện cho sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các đối tác, như các ngân hàng, chính phủ và tập đoàn lớn.

Nhược điểm

Chi phí quản lý: Việc duy trì và quản lý một mạng lưới consortium blockchain có thể đòi hỏi chi phí và nguồn lực lớn từ các tổ chức tham gia.

Thiếu tính phi tập trung hoàn toàn: Mặc dù có tính phân quyền một phần, consortium blockchain vẫn không hoàn toàn phi tập trung như blockchain công khai, quyền lực vẫn tập trung vào một nhóm các tổ chức.

Khó khăn trong việc đồng thuận: Đạt được sự đồng thuận giữa các tổ chức tham gia có thể gặp khó khăn, đặc biệt khi có sự không đồng nhất về mục tiêu và lợi ích.

Rào cản gia nhập: Chỉ các tổ chức được phê duyệt mới có thể tham gia, giới hạn số lượng người tham gia và có thể làm giảm tính toàn diện.

Ứng dụng của Consortium Blockchain

Consortium blockchain cung cấp một sự cân bằng tuyệt vời giữa bảo mật, hiệu suất và quản lý tập trung. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các ngành công nghiệp như tài chính, y tế và chuỗi cung ứng, nơi cần sự hợp tác chặt chẽ và bảo mật cao giữa các tổ chức.

ứng dụng consortium blockchain
Thống kê của Analytics Vidhya về ứng dụng của consortium blockchain trong nhiều lĩnh vực

Consortium blockchain được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều tổ chức. Một số ứng dụng tiêu biểu bao gồm:

  • Ngân hàng và tài chính: Các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng consortium blockchain để tạo ra một mạng lưới thanh toán hoặc chia sẻ dữ liệu khách hàng một cách an toàn và minh bạch.
  • Chăm sóc sức khỏe: Consortium blockchain giúp chia sẻ hồ sơ y tế giữa các bệnh viện, phòng khám và các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác nhau, đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu.
  • Chuỗi cung ứng: Consortium blockchain giúp các công ty theo dõi hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng một cách minh bạch và hiệu quả.

Một số consortium blockchain phổ biến có thể kể đến như:

  • R3 Corda: Sử dụng trong ngành tài chính để đảm bảo các giao dịch an toàn và nhanh chóng.
  • Quorum: Một phiên bản sửa đổi của Ethereum, được phát triển bởi J.P. Morgan, phù hợp cho các tổ chức tài chính.